Yếu Tố Quyết Định Sự Thành Bại Của Một Unicorn

Kiều Anh
29/08/2017 - 08:40 4818     0

Thung lũng Silicon được xem là cái nôi của các start-up lớn mạnh nhất trên thế giới. Và Start-up Unicorn là cụm từ nhằm ám chỉ những startup lớn mạnh được định giá trên 1 tỷ USD. Vậy yếu tố nào quyết định sự thành công hay thất bại của một Unicorn? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

 

*Start-up Unicorn: Các công ty khởi nghiệp được định giá hơn 1 tỉ đô.

Unicorn phải làm những gì để giữ vững vị trí số 1 và tiếp tục phát triển?

Nhiều công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon đã từng đáng giá 1 tỉ đô la thì nay đang đổ “nước mắt kỳ lân”. Sau khi lên sàn, thị phần của một số con kỳ lân “bất khả chiến bại” đã sụt giảm mạnh. Bằng chứng là cổ phiếu của một số start-up (bao gồm Square, Fitbit và Box) sau khi lên sàn đã rớt giá thảm hại. Họ không phải là những kẻ duy nhất. “Kỳ lân chết” đã trở thành một chủ đề nóng ở thung lũng Silicon trong vài tháng vừa qua.

Sự gia tăng và sụp đổ của các Unicorn trở nên đặc biệt đáng lưu ý vì rất nhiều trong số những công ty này thậm chí không tồn tại vào thời điểm 5 năm trước. Việc định giá 1 tỷ đô la cho một công ty khởi nghiệp từng là rất hiếm - thế nên họ mới được gọi là Unicorn (những chú Kỳ Lân). Hiện có hơn 130 công ty tư nhân có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên.

Chứng kiến việc Unicorn gặp phải khó khăn sau khi phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), bạn sẽ tự hỏi liệu ngay từ đầu có phải họ đã được đánh giá quá cao? Một phần thôi! Thậm chí, đằng sau câu chuyện đó còn ẩn chứa cả một thảm hoạ!

Một bài báo mới của Harvard Business Review được viết bởi Vijay Govindarajan, Tarunya Govindarajan và Adam Stepinski đã cho rằng, yếu tố lớn nhất góp phần vào cái chết của bất kỳ Unicorn nào là việc không tiếp tục đổi mới. Những công ty này từng rất sáng tạo, nhưng khi chúng phát triển và tiến vào thị trường, việc duy trì nền văn hoá đổi mới và sáng tạo sẽ khó khăn hơn. Thay vào đó, họ bị mắc kẹt trong một chu kỳ bất tận để chống lại sự cạnh tranh. Thật không may, việc trở thành tác nhân gây rối trong bất kì một thị trường nào lại chính là con dao hai lưỡi.. Nếu đó là sản phẩm của bạn, bạn đã hoàn toàn thay đổi cuộc chơi. Khi đó, các công ty khác sẽ để mắt đến bạn, và họ bắt đầu học hỏi, nắm bắt và rồi bắt kịp thành công của bạn.

Không đổi mới : Mầm mống của thảm hoạ

Khởi nghiệp có lợi thế đối với các công ty hàng chục thập kỷ bị kìm nén trong bộ máy hành chính chậm chạp và bị sa lầy bởi quy mô của họ. Dường như chỉ qua một đêm, một Start-up nhỏ với một cái tên kỳ quái được rót hẳn 1 tỷ USD bởi vì họ có thể trau dồi vào ý tưởng lớn của họ và nhận được tất cả sự đồng lòng để xây dựng một sản phẩm hoặc dịch vụ sáng tạo độc nhất.

Đó chính là khởi đầu của một thảm hoạ. Một khi là kẻ sáng tạo, không có nghĩa bạn luôn là kẻ sáng tạo. Một khi đã lên sàn, các doanh nghiệp Unicorn thường  là những kẻ làm náo loạn thị trường truyền thống (như Uber đã làm khuấy động thị trường vận tải và taxi truyền thống) nhưng khi công ty lên sàn thì giai đoạn náo loạn này kết thúc và giai đoạn cạnh tranh bắt đầu. Nếu không tập trung vào sự đổi mới, Unicorn phải đối mặt với số phận tương tự như những “Kỳ lân chết”. Sự cải tiến có thể được thực hiện với sản phẩm đã giúp công ty lên sàn, nhưng họ cũng cần phải đa dạng hóa các dịch vụ của họ để có thể tồn tại được trong cuộc chơi. Các tác giả của bài báo Harvard Business Review cho hay: "Ngày nay chúng ta đang chứng kiến một sự cạnh tranh gay gắt, những con kỳ lân quá giống nhau đang phải vật lộn, không chỉ để bắt kịp, mà còn phải tiếp tục đổi mới để vượt ra ngoài bước đột phá đầu tiên”.

Tăng trưởng nóng là con dao hai lưỡi

Sự nhanh nhạy thường bắt gặp ở những start-up có tiềm năng thành công. Nhóm hoạt động và phát triển đều nhanh. Hãy nhớ rằng thị trường đang thay đổi và phát triển, sự cạnh tranh cũng ngày một gay gắt hơn. Công nghệ mà Unicorn sáng tạo ra có thể đã trở nên lỗi thời vào lúc họ bán ra cổ phiếu.

Harvard Business Review lấy công ty Dropbox làm một ví dụ cảnh báo. Mặc dù công ty vẫn thuộc quyền sở hữu tư nhân, nhưng họ đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Khi Dropbox được thành lập vào năm 2007, lưu trữ đám mây vẫn còn là một ý tưởng mới. Dịch vụ này khoe là họ có tới 500 triệu người sử dụng, được định giá ở mức 10 tỷ USD, một con số ấn tượng. Theo Business Insider, quỹ Tương hỗ T. Rowe Price gần đây giảm cổ phần của họ ở Dropbox xuống 51%. Cụ thể hơn, T. Rowe Price trả 19,10 USD/cổ phiếu Dropbox khi quỹ này đầu tư vào nó năm 2014, nhưng hiện tại thì những cổ phiếu đó chỉ đang được định giá ở mức $ 9.40.

Dropbox đã có siêu tăng trưởng để giành vị trí của mình trong Câu lạc bộ Kỳ lân. Thế còn sự mất giá? Chính là do sự cạnh tranh từ những người chơi khác trong chính thị trường mà công ty này đã phát minh ra. Giờ đây, bạn có thể lưu trữ các tệp và tài liệu của mình trên đám mây bằng các dịch vụ từ Apple, Microsoft, Google hoặc Amazon. Dropbox phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt. Một vài công ty, thậm chí còn chưa có tên tuổi ở vào thời điểm Dropbox gia nhập thị trường, hiện tại đang cung cấp cho người dùng trải nghiệm lưu trữ đám mây điện thoại còn thuận tiện hơn cả Dropbox. "Nếu smartphone của bạn đã có sẵn tùy chọn lưu trữ trên đám mây, tại sao phải dành thời gian và tiền bạc cho một thứ khác? Dropbox cần phải có những đổi mới mới nếu muốn tiếp tục với những người chơi lớn", bài báo Harvard Business Review cho biết. Điều đó không hẳn có nghĩa là Dropbox đang gặp rắc rối. Nếu có, thì đó là họ đang có lợi thế hơn những con Kỳ lân đã lên sàn bởi vì họ vẫn có thể âm thầm đổi mới sau những cánh cửa đóng kín.

Nguồn : Saga.vn
Kiều Anh

Kĩ năng Làm việc

    INFLATION Lạm phát là một hiện tượng kinh tế khi mà...
    Xem thêm >>