Ý Nghĩa, Mục Đích, Ưu Điểm Và Hạn Chế Của Việc Phân Tích Hệ Số Tài Chính.

Vũ Quang Huy
19/06/2020 - 07:00 14662     0

Ngay sau khi những báo cáo tài chính của một đơn vị được chuẩn bị, chúng cần phải được phân tích. Một công cụ để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp là Phân tích hệ số. Nó cho phép các cổ đông hiểu rõ hơn về các tài khoản và rõ hơn về tình hình tài chính hiện tại của một đơn vị. Chúng ta hãy xem xét chi tiết về phân tích hệ số.

 

 

Ý nghĩa của phân tích hệ số tài chính

Hiện tại, chúng ta đã biết từ trước rằng những hệ số là gì. Chúng là sự so sánh của hai số đối với nhau. Tương tự, trong tài chính, những hệ số là một mối tương quan giữa hai số, hay đúng hơn là hai tài khoản. Vì vậy, hai con số xuất phát từ báo cáo tài chính được so sánh với nhau để cho chúng ta hiểu rõ hơn về chúng. Đây chính là hệ số kế toán.

Chúng ta hãy lấy một ví dụ. Thu nhập trong năm từ hoạt động sản xuất kinh doanh có nghĩa là nói 1,00,000 / - cho một năm nhất định. Các giao dịch mua và chi phí trực tiếp khác có giá trị khoảng 75.000 / -. Vậy Tổng lợi nhuận gộp trong năm là 25.000 / -. Do đó có thể nói rằng Lợi nhuận gộp bằng 25% của doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng tôi tính toán ví dụ này như sau:

Hệ số lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / (Doanh số / Doanh thu) × 100

Hệ số lợi nhuận gộp = 25.000 / 1.500.000 × 100

Hệ số lợi nhuận gộp = 25%

Một yếu tố cần lưu ý là việc phân tích hệ số chỉ được sử dụng để so sánh các con số có ý nghĩa và cho chúng ta hiểu rõ hơn về báo cáo tài chính. Việc so sánh các tài khoản tài chính ngẫu nhiên nên được tránh.

Mục đích của phân tích hệ số

Việc giải thích báo cáo tài chính và dữ liệu tài chính khác là điều cần thiết cho tất cả các cổ đông của đơn vị. Phân tích hệ số do đó trở thành một công cụ quan trọng để phân tích và quản lý tài chính. Chúng ta hãy xem xét một số mục tiêu mà phân tích hệ số có thể đáp ứng được.

1] Đo lường khả năng sinh lời

Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của mọi tổ chức. Vì vậy, nếu tôi nói rằng một công ty ABC đã kiếm được lợi nhuận cho 5 năm trước, làm thế nào để bạn có thể xác định đó là một con số tốt hay xấu? Một bối cảnh là cần thiết để đo lường lợi nhuận và được cung cấp bởi phép phân tích hệ số. Chỉ số lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận ròng, tỷ lệ chi phí vv cung cấp một thước đo về khả năng sinh lời của một công ty. Ban quản lý có thể sử dụng các hệ số như vậy để tìm ra các phần có vấn đề và cải thiện chúng.

2] Đánh giá hiệu quả hoạt động

Những hệ số nhất định nêu bật mức độ hiệu quả của một công ty trong việc quản lý tài sản và các nguồn lực khác. Điều quan trọng là tài sản và nguồn lực tài chính phải được phân bổ và sử dụng hiệu quả để tránh các chi phí không cần thiết. Những hệ số luân chuyển và tỷ lệ hiệu quả sẽ chỉ ra bất kỳ những tài sản nào đang bị quản lý kém.

3] Đảm bảo tính thanh khoản phù hợp

Mỗi công ty phải đảm bảo rằng một số tài sản của mình là có tính thanh khoản, trong trường hợp cần tiền mặt ngay lập tức. Vì vậy, tính thanh khoản của một công ty được đo lường bằng các chỉ số như Hệ số thanh toán hiện thời và Hệ số thanh toán nhanh. Những chỉ số này giúp một công ty duy trì mức độ khả năng thanh toán ngắn hạn cần thiết.

4] Sức mạnh tài chính tổng thể

Có một vài hệ số giúp xác định khả năng thanh toán dài hạn của công ty. Chúng giúp xác định xem có hay không áp lực đối với tài sản của công ty hay nếu công ty lạm dụng đòn bẩy quá mức. Ban quản lý sẽ cần nhanh chóng khắc phục tình hình để tránh sự giải thể trong tương lai. Một vài ví dụ về các chỉ số này là Hệ số Nợ trên Vốn chủ sở hữu, Tỷ lệ đòn bẩy, v.v.

5] Sự So sánh

Các chỉ số của đơn vị phải được so sánh với các số liệu tiêu chuẩn ngành để hiểu rõ hơn về sức khỏe tài và vị thế tài chính của doanh nghiệp. Ban quản lý có thể có hành động khắc phục nếu công ty không thể đáp ứng các số liệu tiêu chuẩn của thị trường. Các hệ số này cũng có thể được so sánh với các năm trước để xem xét tiến độ của công ty.Việc này được gọi là phân tích xu hướng.

Ưu điểm của việc phân tích hệ số

Khi được sử dụng một cách chính xác, phân tích hệ số sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề của công ty và cũng nêu bật một số mặt tích cực. Các hệ số về cơ bản là những “người tố giác”, chúng thu hút sự chú ý của ban quản lý đối với các vấn đề lưu tâm. Chúng ta hãy xem xét một số ưu điểm của phân tích hệ số.

  • Phân tích hệ số sẽ giúp xác nhận hoặc từ chối các quyết định tài chính, đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chúng tóm tắt báo cáo tài chính thành các số liệu so sánh, do đó giúp ban lãnh đạo so sánh và đánh giá tình hình tài chính của công ty và kết quả từ các quyết định của họ.
  • Việc phân tích hệ số đơn giản hóa các báo cáo kế toán và dữ liệu tài chính phức tạp thành các hệ số đơn giản về hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính, khả năng thanh toán, các khoản nợ dài hạn, v.v.
  • Phân tích hệ số giúp xác định các phần có vấn đề và đưa sự chú ý của ban quản lý đến các phần đó. Một số thông tin bị mất trong các báo cáo kế toán phức tạp và các thệ số sẽ giúp xác định chính xác các vấn đề đó.
  • Cho phép công ty tiến hành so sánh với các công ty khác, với tiêu chuẩn ngành, so sánh trong nội bộ doanh nghiệp, v.v ... Điều này sẽ giúp tổ chức hiểu rõ hơn về vị thế tài chính của mình trong nền kinh tế.

Hạn chế của phân tích hệ số

Mặc dù các tỷ lệ là công cụ phân tích tài chính rất quan trọng, nhưng chúng cũng có một số hạn chế, chẳng hạn như

  1. Công ty có thể thực hiện một số thay đổi cuối năm cho báo cáo tài chính, để cải thiện những hệ số của họ. Sau đó, các hệ số kết thúc chẳng mang ý nghĩa gì ngoài lớp vỏ hình thức.
  2. Những chỉ số bỏ qua sự thay đổi mức giá do lạm phát. Nhiều hệ số được tính toán bằng cách sử dụng giá gốc và bỏ qua những thay đổi về mức giá giữa các thời kỳ. Điều này không phản ánh đúng tình hình tài chính.
  3. Chỉ số kế toán hoàn toàn bỏ qua các khía cạnh định tính của công ty.Chúng chỉ xem xét các khía cạnh tiền tệ (định lượng)
  4. Không có định nghĩa chuẩn về các hệ số. Vì vậy, các công ty có thể đang sử dụng các công thức khác nhau cho các hệ số. Một ví dụ như vậy là: Hệ số thanh khoản hiện thời, trong đó một số công ty xem xét tất cả các khoản nợ hiện tại nhưng một số khác lại bỏ qua các khoản thấu chi ngân hàng từ các khoản nợ hiện tại trong khi tính hệ số thanh khoản hiện thời.
  5. Và cuối cùng,hệ số kế toán không giải quyết bất kỳ vấn đề tài chính nào của công ty. Suy cho cùng chúng chỉ là một phương tiện, không phải là giải pháp thực tế.

Một ví dụ cho bạn

H: Khi có nhiều số liệu trong năm được giữ cạnh nhau, chúng giúp ích rất nhiều trong việc khám phá _______ có thể dễ dàng nhận thấy trong doanh nghiệp.

a) Những xu hướng
b) Hệ thống
c) Sự khác biệt
d) Không có điều nào ở trên

Trả lời: Lựa chọn chính xác là A. Phân tích hệ số có thể được sử dụng để so sánh thông tin được lấy từ báo cáo tài chính để có được sự hiểu biết chung về kết quả, tình hình tài chính và dòng tiền của một doanh nghiệp. Phân tích hệ số rất hữu ích trong việc khám phá xu hướng chung của doanh nghiệp.

 
Nguồn : saga.vn
Vũ Quang Huy
Vũ Quang Huy