Có một số ông chủ tin rằng sự vui vẻ và thoải mái sẽ mang lại hiệu quả tốt cho công việc. Đi ngược lại những suy nghĩ đó, giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos không cho là vậy.
Vào năm ngoái tờ New York Times đã lên án gay gắt về văn hóa doanh nghiệp của Amazon. Sẽ rất dễ bắt gặp cảnh các nhân viên của “gã khổng lồ công nghệ” khóc ở bàn làm việc do quá căng thẳng và kiệt sức khi làm việc tại công ty. Nhưng có lẽ sắp có những sự thay đổi ở Amazon.
Theo một báo cáo trong The Washington Post (lưu ý rằng tờ báo thuộc quyền sở hữu của Bezos), công ty đã bắt đầu một cuộc thử nghiệm nhỏ - một tuần làm việc 30 giờ. Một vài nhân viên thuộc nhóm công nghệ sẽ giảm giờ làm và được hưởng mức lương 75% so với làm việc toàn thời gian. Quan trọng là họ sẽ được hưởng những lợi ích như một nhân viên toàn thời gian.
Chuyện gì đang xảy ra ở đây?
Trái với sự phản đối gay gắt của Amazon về bài báo lên án của tờ Times, thì hầu hết các bình luận về động thái này đều cho rằng những bài báo không mang tính tích cực là nhân tố đứng sau thử nghiệm mới - "là một đòn chí mạng, từ một quan điểm đáng chú ý của những ông chủ," giáo sư của trường kinh doanh Columbia - Rita McGrath nói trên Wapo -- cũng tồn tại cả những học thuyết khác nữa.
Viết trên Forbes, Tim Worstall nhấn mạnh rằng những người tham gia lần thử nghiệm này sẽ không nhận ra được những lợi ích bị cắt giảm. Điều này sẽ loại trừ khả năng bắt đầu một tuần làm việc ngắn hơn - một cách để trốn tránh nghĩa vụ của bảo hiểm Obamacare. Nhưng không chỉ vì bước đi ấy không thực sự thuộc phạm trù tài chính theo một cách cụ thể, không có nghĩa là nó không bị chi phối bởi những lo ngại về đô-la và tiền xu.
Ông viết: “Nhà kinh tế học Gary Becker đã chỉ ra rằng những người phân biệt đối xử sẽ phải trả giá đắt. Nếu bạn không thuê một người chỉ vì màu da của họ thì bạn đã bỏ lỡ một tài năng mà đáng lý ra bạn đã có được.” Phong cách làm việc không ngừng nghỉ của Amazon đã lấy đi cơ hội của một số nhóm nhất định (đáng chú ý nhất là các bà mẹ). Worstall tiếp tục cho rằng, điều này khiến công ty nằm ngoài cuộc đua về lực lượng lao động. Làm cho Amazon trở nên hấp dẫn hơn với những người có trách nhiệm ngoài giờ hành chính là một cách thông minh để thu hút nguồn tài nguyên chưa được tận dụng và thật sự có lẽ sẽ giúp giảm bớt chi phí hơn.
"Amazon đã phát hiện ra cơ hội để sở hữu những người tài mà chỉ với sự đánh đổi “rẻ mạt”. Đó là kết quả của việc các nhà tuyển dụng khác không cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em thân thiện và giờ làm việc phù hợp. Và nó hoàn toàn bị chi phối bởi lực lượng thị trường", ông đưa ra kết luận.
Một xu hướng mới?
Nếu nhận định của ông là đúng, nó sẽ để lại một câu hỏi lớn chưa được trả lời: Đây có phải là khởi đầu của một sự thay đổi văn hóa (hay ít nhất là chiến thuật) trong công nghệ? Nếu tạo ra một ngôi nhà nổi tiếng cho những người nghiện làm việc như Amazon, liệu các công ty khác thu hút sự chú ý để bắt chước một cuộc chạy đua vui vẻ hướng tới vị trí dẫn đầu trong sự thân thiện gia đình ?
Amazon là điểm dữ liệu duy nhất, vì vậy rõ ràng là không thể phát hiện xu hướng từ câu chuyện của duy nhất một tổ chức, nhưng Ellen Galinsky - chủ tịch và người sáng lập Viện Gia đình và Công việc, cho rằng, "Hy vọng rằng một công ty lớn như Amazon, nếu có thể thành công tạo ra chương trình ngay từ lần đầu tiên thì điều này sẽ phá vỡ những điều cấm kỵ liên quan đến giảm giờ làm," WaPo đưa tin.
Vậy ý kiến của bạn là gì: Chúng ta có đang bắt đầu nhận thấy những thay đổi mang tính chất quyết định trong cách các công ty công nghệ nghĩ về việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống?