Thay vì buộc các công ty phải tham gia vào một trong hai lĩnh vực hoặc cung cấp các nghiên cứu, hoặc cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư, bức tường Trung Quốc cố gắng tạo ra một môi trường trong đó một công ty duy nhất có thể cùng lúc tham gia vào cả hai hoạt động này. Bức tường này không phải là một ranh giới vật lý, mà là một ranh giới đạo đức mà các định chế tài chính cần tuân theo. Nỗ lực này trải qua nhiều thập kỉ không hề bị tranh cãi cho đến khi các vụ bê bối của những năm 90 đã đem vấn đề này trở lại với dư luận. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số ví dụ lịch sử cho thấy tại sao một Vạn Lý Trường Thành thứ 2 là cần thiết và lý do tại sao luật pháp được đề ra để bảo vệ bức tường này.
Xung đột lợi ích
Việc bãi bỏ quy định về tiền môi giới hoa hồng trong năm 1975 trở thành chất xúc tác cho việc gia tăng mối quan tâm về vấn đề xung đột lợi ích. Việc bãi bỏ tỉ lệ cố định tối thiểu đối với tiền hoa hồng đã khiến cho lợi nhuận giảm mạnh trong hoạt động môi giới. Điều này đã trở thành vấn đề lớn đối với các nhà phân tích bên bán, các nhà nghiên cứu chứng khoán đồng thời chịu trách nhiệm công bố thông tin tới công chúng. Các nhà phân tích bên mua, mặt khác, làm việc cho các quỹ tương hỗ và những tổ chức khác. Các công ty thuê họ sẽ dùng những thông tin phân tích này để đưa ra quyết định đầu tư.
Một khi lượng tiền hoa hồng môi giới thay đổi, các nhà phân tích bên bán được khuyến khích "mông má" các báo cáo giúp bán được cổ phiếu, và nhận được hỗ trợ tài chính khi báo cáo của họ thúc đẩy các vụ IPO. Các khoản tiền thưởng lớn cuối năm đều dựa trên những thành công như vậy. Điều này dẫn tới khả năng xuất hiện xung đột lợi ích.
Bong bóng Dotcom
Mô hình "Bức tường Trung Quốc" gây chú ý tới công chúng trong thời kì hoàng kim của thời đại dotcom, khi các nhà phân tích siêu sao như Mark Meeker của Morgan Stanley và Jack Grubman của Salomon Smith Barney đã trở thành những cái tên quen thuộc với sự xúc tiến mạnh mẽ về một số loại chứng khoán cụ thể cũng như về mức tiền lương khổng lồ. Các nhà đầu tư tin theo lời khuyên của những nhà phân tích đó, tin rằng họ đã nhận được những tư vấn khách quan. Tại thời điểm này, chỉ cần nhờ đôi lời từ một nhà phân tích hàng đầu, giá của một cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm mạnh khi nhà đầu tư mua và bán dựa trên "gợi ý" của các nhà phân tích kể trên.
Sự sụp đổ của thời đại dotcom chỉ rõ những lỗ hổng trong hệ thống này. Cơ quan quản lý đã bắt đầu chú ý khi một số nhà phân tích có tên tuổi đã bị phát hiện bí mật bán các cổ phiếu họ đang quảng bá trong danh mục cá nhân và bị áp lực phải đưa ra những đánh giá xếp hạng tốt (mặc dù ý kiến cá nhân và nghiên cứu cho thấy không nên mua các cổ phiếu đó). Cơ quan quản lý cũng phát hiện ra rằng cá nhân những nhà phân tích này đều sở hữu cổ phiếu trước IPO và kiếm được lợi nhuận lớn nếu họ thành công, đồng thời những người này cũng đưa ra nhiều lời khuyên "nóng" tới các khách hàng và kiếm lợi rất lớn từ những cá nhân thiếu cảnh giác.
Những nhà đầu tư mua chứng khoán làm theo lời khuyên từ các nhà phân tích họ tín nhiệm đã bị mất một lượng tiền đáng kể, trong khi các nhà phân tích và bạn bè của họ cũng bán chính các loại chứng khoán này. Điều này rất giống mô hình Pump- and- dump.
Theo sát ngành
Các nghiên cứu về thực trạng các nhà phân tích bên bán và chủ lao động của họ đã hé lộ nhiều vấn đề thú vị. Trong khi nhiều nhà phân tích sở hữu cổ phiếu trước IPO và dựa vào sự thành công của IPO để kiếm lời cá nhân, không có điều luật nào chống lại thực tế này. Yêu cầu báo cáo lỏng lẻo giúp cho hiện tượng này càng phổ biến. Tương tự như vậy, người ta phát hiện ra rằng hầu như không có nhà phân tích nào đặt xếp hạng “bán” đối với công ty họ làm. Khuyến khích các nhà đầu tư bán một loại chứng khoán nào đó không phải là cách làm của các ngân hàng đầu tư vì xếp hạng này cản trở cơ hội các công ty xếp hạng thấp hợp tác kinh doanh với ngân hàng.
Quốc hội Hoa Kỳ (cơ quan thành lập Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái (SEC), cơ quan quản lý tổng thể của thị trường chứng khoán), Hiệp hội quốc gia của đại lý chứng khoán (NASD) và Sàn chứng khoán New York (NYSE) đều cùng nỗ lực xây dựng thêm các quy định mới cho ngành. Ngày nay, đã có thêm nhiều điều luật bảo vệ được đưa ra, ví dụ như luật cấm đền bù cho các nhà phân tích khi một IPO thành công, luật hạn chế cung cấp thông tin cho riêng một số khách hàng, luật ngăn các nhà phân tích thực hiện các giao dịch cá nhân loại chứng khoán họ nghiên cứu, và yêu cầu công bố thêm nhiều thông tin để bảo vệ các nhà đầu tư.
Chặng đường phía trước
Trong khi những quy định pháp lý mới là sự khởi đầu tốt, các nhà đầu tư sáng suốt nên nghiên cứu pháp luật sâu hơn cũng như học tập từ bài học từ quá khứ. Bên cạnh tính pháp lý, những thăng trầm của thời đại dotcom và những bê bối tương tự nói lên một sự thật đáng buồn về đạo đức và lòng tham mà không luật pháp nào có thể khắc phục hoặc xóa bỏ. Các công ty và nhà phân tích đã bị mất uy tín vì quảng bá cho các công ty không có lợi nhuận và triển vọng, họ chắc chắn bị buộc tội, nhưng chính bản thân các nhà đầu tư cũng có lỗi vì đã để bản thân rơi vào bê bối đó.
Thay vì bỏ ra thời gian và công sức của bản thân để nghiên cứu, các nhà đầu tư đã dùng tiền của mình để theo đuổi cổ phiếu "nóng", bị chi phối bởi lòng tham thay vì lối suy nghĩ thông thường. Những Người phản đối, như Warren Buffett, bị gạt qua một bên vì không nắm bắt được xu thế của nền kinh tế “mới”. Các tập quán đầu tư thử - sai chẳng hạn như các nguyên tắc định giá và xác định lợi nhuận đã bị gạt sang một bên để giành chỗ cho những cuộc săn giá cổ phiếu phi lý bị chi phối bởi đồng tiền. Cuối cùng, lý thuyết của những người từng bị coi là ngớ ngẩn mới là đúng đắn. Đó là bài học đắt giá có thể giúp bạn bảo toàn được tài sản của mình vào lần tiếp theo khi thị trường trở nên hỗn loạn.