Lấy Starbucks làm ví dụ: chuỗi các quán cà phê của họ không chỉ là nơi bán cà phê mà còn là một nhà cung cấp trải nghiệm, tạo ra một “ngôi nhà thứ ba” cho sự vui vẻ bên cạnh nhà và nơi làm việc của họ. Bước vào một quán Starbucks ở bất cứ đâu trên thế giới, bạn sẽ luôn tìm thấy một bầu không khí thoải mái và dễ chịu. Nhưng bạn sẽ không thể có được bầu không khí đó chỉ bằng cách bảo nhân nhân viên của mình tỏ ra ấm áp và thân thiện.
Văn hóa của Starbucks rất mạnh vì nó có liên kết chặt chẽ với những năng lực nổi trội của công ty. Bầu không khí của Starbucks không chỉ được tạo nên bởi cách bài trí và trưng bày, mà còn bởi những người đứng sau quầy thu ngân hiểu công việc họ đang làm đóng góp vào một mục tiêu. Họ cũng biết cách phối hợp làm việc ăn ý mà không cần phải theo một khuôn mẫu nào.
Qua nhiều năm, Starbucks đã xây dựng một nền tảng thúc đẩy các mối quan hệ, luôn đặt nhân viên lên hàng đầu, khuyến khích nhân viên hình thành mối quan hệ thân thiết. Được xem là "đối tác" chứ không phải là nhân viên, ngay cả nhân viên bán thời gian (ở Hoa Kỳ) nhận được quyền chọn cổ phiếu và bảo hiểm y tế. Thời kì đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi nhiều công ty cắt giảm chi phí nhân sự ở bất cứ bộ phận nào mà họ có thể, Starbucks lại đầu tư vào đào tạo nhân viên, bao gồm cả nếm cà phê và các khóa học giúp họ đủ điều kiện vay tín dụng khi học những bậc học cao hơn sau này. Cựu chủ tịch công ty Howard Behar tin rằng những nhân viên cảm thấy được chăm sóc sẽ quan tâm đến khách hàng của họ. Một cựu nhân viên của Starbucks nhấn mạnh rằng “không ai ở Starbucks từng yêu cầu bất cứ ai làm bất cứ điều gì. Mọi thứ luôn luôn là: "Bạn có thể dành cho tôi một chút thời gian được không?" Hoặc câu gì đó tương tự thế. "
Trong khi hầu hết các tổ chức tập trung vào sự đa dạng và bình đẳng, Starbucks không chỉ hiểu tầm quan trọng của việc có nhân viên với những lý lịch đa dạng để tạo ra một môi trường thân thiện cho khách hàng từ nhiều tầng lớp; họ cũng đã truyền tải thông điệp đó xuyên suốt quá trình tuyển dụng của mình. Những điều này đã giúp Starbucks truyền tải mục tiêu chiến lược là trở thành “ngôi nhà thứ ba” của khách hàng.
Các công ty có văn hóa và chiến lược không theo cách này thường phải vật lộn để tìm ra cách hình thành sự gắn kết. Mỗi công ty đều có văn hóa đặc trưng riêng - thứ mà hành vi, đặc điểm, giá trị và bộ óc của mọi người trong một doanh nghiệp cùng chia sẻ. Nhưng văn hóa thì phức tạp, với hàng trăm yếu tố khác nhau. Thông thường, những yếu tố này không tốt hay xấu, nhưng chúng có những những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực.
Khi hầu hết các công ty cố gắng cải thiện văn hóa của họ, họ tập trung vào các khía cạnh tiêu cực và cố gắng khắc phục chúng. Điều này nghe có vẻ hợp lý, nhưng chúng tôi học được rằng hướng tiếp cận ngược lại thành công hơn nhiều. Bạn nên xác định một vài điểm tích cực trong văn hóa doanh nghiệp có sự tương đồng với nét đặc trưng của công ty hoặc với những điểm có thể tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Hãy tập trung vào những điểm này, tìm cách để nhân rộng chúng trong toàn bộ doanh nghiệp. Việc trao quyền cho các nhà quản lý và nhân viên chủ chốt, những người gương mẫu nhất có thể giúp bạn đưa những hành vi tốt đẹp nhất đến với khách hàng. Phổ biến những hành vi phù hợp sẽ giúp bạn thực hiện được chiến lược và cân bằng với những khía cạnh tiêu cực trong văn hóa công ty. Sự liên kết giữa một vài thuộc tính quan trọng của doanh nghiệp mà mọi người thực sự quan tâm có thể giúp phát triển chiến lược của bạn. Những hành vi và đặc điểm tuyệt vời sẽ phá vỡ tất cả các rào cản để xây dựng những năng lực nổi trội, và khi chúng lan rộng trong toàn tổ chức, chúng sẽ đẩy lùi những khía cạnh tiêu cực trong văn hóa của công ty.
Cách tiếp cận tương đối tinh tế này có nhiều tác dụng hơn là một sáng kiến văn hóa không tập trung, bởi vì nó cho phép mọi người mang năng lượng cảm xúc của riêng họ đến một doanh nghiệp mà họ cảm thấy họ phần nào làm chủ - và do đó thúc đẩy văn hóa của công ty đưa chiến lược đặc trưng của nó vào thực tế.