Lợi nhuận phần trăm hàng năm của trái phiếu nắm giữ cho đến ngày đáo hạn quy định. Đây là một phương pháp thường được chấp nhận để so sánh lợi suất trên trái phiếu với phiếu lãi suất các chứng khoán khác nhau, bởi vì nó giả định thu nhập tiền lãi sẽ được tái đầu tư với lợi suất hiện tại, và có xét đến bất kỳ điều chỉnh nào về phần bù hay chiết khấu trái phiếu. Vì lý do này mà nó khác với lợi suất hiện tại, có thể cao hơn hoặc thấp hơn.
Niêm yết lợi suất khi đáo hạn cũng có thể khác với lợi suất thực sự của nhà đầu tư khi đáo hạn, bởi chúng giả định luôn tái đầu tư tiền lãi với lợi suất niêm yết hiện tại. Điều này có thể chính xác hoặc không, nếu trái phiếu được bán với mức giá cao hơn hoặc thấp hơn giá danh nghĩa hoặc mệnh giá. Để tiện tham khảo, lợi suất khi đáo hạn của trái phiếu nào đó có thể tìm thấy trong các bảng trái phiếu được phát hành bởi các nhà xuất bản về tài chính. Một số loại máy tính có chức năng lập trình có thể được sử dụng để tính toán lợi suất đáo hạn. Còn được gọi là lợi suất hiệu quả (effective rate of return)
Xem BOND EQUIVALENT YIELD; DURATION; YIELD TO AVERAGE LIFE; YIELD TO CALL.