Volatility / Mức Biến Động; Độ Bất Ổn Định

Định nghĩa

Volatility có thể được hiểu theo 2 cách:

1. Volatility là một phương pháp thống kê đo độ phân tán của các khoản thu hồi được của các Chứng khoán hoặc chỉ số thị trường. Volatility có thể được đo bằng cách sử dụng độ lệch chuẩn giữa các khoản thu hồi từ các loại chứng khoán tương tự hay chỉ số thị trường. Thông thường, nếu Chứng khoán có volatility (độ biến động) cao, thì sẽ bị rủi ro nhiều hơn.

2. Volatility là một biến số trong công thức định giá giá trị Hợp đồng quyền chọn chỉ ra phạm vi mà tài sản underlying (xem UNDERLYING) sẽ giao động trong khoảng thời gian giữa hiện tại và lúc đáo hạn hợp đồng quyền chọn. Volatility, được miêu tả là một hệ số phần trăm trong các công thức định giá giá trị hợp đồng quyền chọn (option pricing formulas), sinh ra từ các hoạt động giao dịch hàng ngày. Cách mà volatility được đo sẽ ảnh hưởng đến giá trị của hệ số được sử dụng.

Theo cách diễn đạt khác, volatility đặc trưng cho độ bất ổn hoặc là mức rủi ro trong giao động của giá trị Chứng khoán. Độ bất ổn càng cao đồng nghĩa với giá trị của chứng khoáncàng có nguy cơ bị giãn ra theo nhiều bậc giá trị. Điều này có nghĩa là giá cả của chứng khoán có thể bị thay đổi đột ngột chỉ trong một khoảng thời gian ngắn theo cả hai hướng (tăng đột ngột hoặc giảm đột ngột). Và ngược lại, độ Bất ổn thấp có nghĩa là giá trị của Chứng khoán không bị biến động đột ngột, mà chỉ thay đổi từ từ chắc chắn sau một quá trình.

Một phép đo độ bất ổn tương đối của một loại Cổ phần cụ thể đối với thị trường là chỉ số bêta của nó. Chỉ số beta xấp xỉ độ Bất ổn chung của các khoản thu hồi của chứng khoán so với thu hồi của thị trường.

Ví dụ: Một Cổ phần có chỉ số beta giá trị là 1,1 có nghĩa là Chứng khoán sẽ thu hồi lại được 110% so với tổng các khoản thị trường thu hồi được sau một khoảng thời gian xác định. Ngược lại, chỉ số beta là 0,9 sẽ cho khoản thu hồi là 90% của tổng số thu hồi của thị trường.

 




Góp ý