Ví dụ, P/E = 25 có nghĩa nhà đầu tư chịu bỏ ra 25 đồng để thu được 1 đồng lãi từ cổ phiếu này.
Tuy nhiên, ý nghĩa quan trọng của P/E là phản ánh kỳ vọng của thị trường về sự tăng trưởng cổ phiếu trong tương lai hơn là kết quả làm ăn đã qua. Người ta so sánh P/E của các công ty cùng ngành, nếu chỉ số P/E của một công ty nào cao hơn mức bình quân, có nghĩa thị trường kỳ vọng công ty này sẽ ăn nên làm ra trong thời gian tới. Một công ty có chỉ số P/E càng cao thì kỳ vọng của thị trường vào lợi nhuận của công ty càng cao, do đó thu hút được càng nhiều các nhà đầu tư. Còn ngược lại khi họ ít hoặc không kỳ vọng vào khả năng sinh lời lớn của công ty thì mức giá họ sẵn sàng bỏ ra khi mua cổ phiếu thấp, dẫn đến chỉ số P/E thấp, biểu hiện giá cổ phiếu này đang trên xu hướng giảm.
Chỉ số P/E nên dùng để quyết định mua hay không mua một loại cổ phiếu chỉ sau khi đã đối chiếu giữa các công ty cùng ngành và quan trọng là sau khi đã theo dõi xu hướng chỉ số này trong một thời gian tương đối dài.