NPV được tính theo công thức sau
Trong đó:
-
t - thời gian tính dòng tiền
-
n - tổng thời gian thực hiện dự án
-
r - tỉ lệ chiết khấu
-
Ct - dòng tiền thuần tại thời gian t
-
C0 - chi phí ban đầu để thực hiện dự án
Việc tính toán NPV rất hữu ích khi chuẩn bị ngân sách cho một dự án, bằng phép tính này nhà đầu tư có thể đánh giá liệu tổng giá trị hiện tại dòng doanh thu dự kiến trong tương lai có bù đắp nổi chi phí ban đầu hay không. Với một dự án cụ thể, nếu NPV dương thì nhà đầu tư nên tiến hành dự án và ngược lại khi NPV âm. Tuy nhiên trong trường hợp có hai sự lựa chọn đầu tư loại trừ lẫn nhau trở lên thì nhà đấu tư còn phải xét đến chi phí cơ hội nữa, lúc này, dự án nào có NPV cao nhất sẽ được tiến hành.
Ví dụ: một doanh nghiệp dự định đưa ra thị trường một dòng sản phẩm mới. Chi phí ban đầu để sản xuất sản phẩm này (tiền mua sắm máy móc, thiết bị, chi phí đào tạo nhân viên...) là $100,000. Các chi phí quản lý dự kiến là $5,000/năm. Doanh thu từ sản phẩm này dự kiến là $30,000/năm. Tỉ suất hoàn vốn là 10%. Sản phẩm này dự kiến sẽ bán trong vòng 6 năm.
Theo công thức ở trên ta có thể tính toán giá trị hiện tại thuần của dự án là:
NPV = -100000 + (30000-5000)/1.11 + (30000-5000)/1.12 + (30000-5000)/1.13 + (30000-5000)/1.14 + (30000-5000)/1.15 + (30000-5000)/1.16 = $8881.52 > 0
Vậy nên tiến hành sản xuất loại sản phẩm mới này.
Việc tính toán NPV phụ thuộc rất nhiều vào tham số tỉ lệ chiết khấu r, mỗi nhà đầu tư lại có cách đánh giá r riêng của mình. Ngoài ra dòng doanh thu, dòng chi phí không đồng đều, giá trị thanh lý tài sản cố định giữa các năm cũng sẽ làm cho việc tính toán trở nên phức tạp hơn nhiều.