Việc mua lại hay sáp nhập dựa trên vay nợ xảy ra khi một công ty hay định chế tài chính giành phần lớn quyền kiểm soát công ty mục tiêu thông qua việc đi vay nợ. Hiểu một cách chung nhất đây là chiến lược trong đó công ty tiến hành sáp nhập sẽ đi vay một lượng tiền lớn để trả cho các chi phí sáp nhập. Thông thường, ngoài tài sản của chính mình thì công ty thực hiện sáp nhập cũng sử dụng luôn tài sản của công ty mục tiêu để đảm bảo cho khoản vay của mình. Mục tiêu của chiến lược này là cho phép công ty có thể tiến hành sáp nhậpmà không cần có lượng vốn lớn trong tay. Trong một vụ sáp nhập thế này thì tỉ lệ vay nợ là 70%, vốn tự có là 30%, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp tỉ lệ nợ có thể lên tới 90% -95% tổng giá trị vốn hóa của công ty mục tiêu. Phần vốn tự có của doanh nghiệp dùng để chi trả chi phí sáp nhập thường do các hội hoặc các quỹ đầu tư tư nhân cung cấp.
Chiến lược này được sử dụng lần đầu vào năm 1955, trong vụ sáp nhập giữa công ty McLean Industries và Waterman Steamship Corporation. Trong vụ sáp nhập này, McLean đã vay tới 42 triệu $ và huy động thêm 76 triệu $ nữa thông qua việc phát hành cổ phiếu ưu đãi. Khi vụ sáp nhập kết thúc, lượng tiền và tài sản của Waterman trị giá 20 triệu $ đã được sử dụng để thanh toán các khoản nợ. Ban lãnh đạo mới của Waterman được bầu ngay sau đó đã quyết định trả cổ tức trị giá 25 triệu $ cho McLean Industries.
Trong lịch sử có rất nhiều vụ sáp nhập trong đó việc sử dụng chiến lược LBO chủ yếu dựa trên việc cắt giảm các khoản chi tiêu lãng phí của ban lãnh đạo công ty, những người không có cùng lợi ích với cổ đông. Sau khi tái cơ cấu lại doanh nghiệp _thường là bán một phần công ty và sa thải bớt nhân sự, công ty sẽ có khả năng tạo ra thu nhập cao hơn. Phần lớn các doanh nghiệp tiến hành chiến lược LBO thường tìm kiếm tỉ suất hoàn vốn nội bộ từ 20% trở lên.
Một trường hợp sáp nhập đáng chú ý nữa là "management buyout" (MBO) trong đó các nhà quản lý của một công ty tiến hành mua lại hoặc giành quyền kiểm soát phần lớn công ty mục tiêu. Nâng cao lợi ích và vai trò của công ty thực hiện chiến lược đối với công ty mục tiêu. Chiến lược MBO đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động cơ cấu lại doanh nghiệp, bên cạnh hoạt động sáp nhập và thôn tính.