IRR là tỉ lệ khấu trừ được sử dụng trong tính toán nguồn vốn để quy giá trị thuần củadòng tiền hiện tại của một dự án cụ thể về 0. Hiểu một cách chung nhất, tỉ lệ hoàn vốn nội bộ càng cao thì khả năng thực thi dự án là càng cao. IRR còn được sử dụng để đo lường, sắp xếp các dự án có triển vọng theo thứ tự, từ đó khiến cho công ty có thể dễ dàng hơn trong việc cân nhắc nên thực hiện dự án nào. Nếu giả định rằng tất cả các yếu tố khác của các dự án là như nhau thì dự án nào có tỉ suất hoàn vốn nội bộ cao nhất thì dự án đó có thể được ưu tiên thực hiện đầu tiên. IRR đôi khi còn được gọi là tỉ suất hoàn vốn kinh tế ERR (economic rate of return).
Chúng ta cũng có thể coi IRR là tốc độ tăng trưởng mà một dự án có thể tạo ra được. Vì tỉ lệ hoàn vốn nội bộ thực tế của một dự án khi thực hiện xong luôn khác với tỉ lệ ước tính nên một dự án có tỉ lệ IRR tương đối cao so với các dự án khác thì vẫn có khả năng sẽ tạo ra tăng trưởng cao hơn.
IRR cũng có thể được so sánh với tỉ suất hoàn vốn trên thị trường chứng khoán. Nếu một công ty không thấy dự án nào có IRR tốt hơn mức lợi nhuận có khả năng tạo ra trên thị trường tài chính, công ty đó có thể đơn giản là đầu tư tiền của mình vào thị trường này thay vì thực hiện dự án.
Trong việc tính toán phân bổ nguồn vốn có rất nhiều cách khác nhau để đánh giá một dự án. Mỗi cách thức đều có những ưu nhược điểm riêng. IRR là một chỉ số thường xuyên được sử dụng. Nhưng vì chỉ sử dụng một tỉ lệ chiết khấu duy nhất trong việc tính toán IRR nên sẽ có nhiều tình huống ảnh hưởng tới IRR. Nếu một nhà đầu tư tiến hành định giá hai dự án, cả hai đều sử dụng chung một tỉ suất chiết khấu, cùng dòng tiền ước tính, cùng chịu rủi ro như nhau và thời gian thực hiện ngắn, IRR có thể là một chỉ số hiệu quả. Nhưng vấn đề là ở chỗ tỉ suất chiết khấuluôn thay đổi theo thời gian. Ví dụ sử dụng lãi suất trái phiếu kho bạc làm tỉ suất chiết khấu. Mức lãi suất này có thể thay đổi từ 1% đến 20% trong vòng 20 năm, do đó dẫn đến sai lệch trong tính toán.