Theo JPMORGAN: Đây Là Những Lí Do Có Thể Gây Ra Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính Tiếp Theo

Linh Chi
18/01/2018 - 13:00 7441     0

JPMorgan (một trong những công ty dịch vụ tài chính lâu đời nhất trên thế giới) đã đặt một cái tên mới cho cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo. Công ty này không chắc chắn chính xác khi nào cái gọi là Cuộc Đại khủng hoảng Thanh khoản (Great Liquidity Crisis) sẽ nổ ra, nhưng, họ chỉ ra rằng tình hình tài chính sẽ trở nên căng thẳng hơn bắt đầu vào năm 2018, một khi Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu lộ trình thu hẹp và giảm bớt giá trị bảng cân đối kế toán khổng lồ của mình. 

Nhưng trớ trêu thay, nếu hành động thắt chặt chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ, trên thực tế nếu xảy ra, có thể sẽ đánh sập toàn bộ thị trường. Điều này sẽ là một sự mỉa mai thật sự, bởi xét cho cùng, chính sự kích thích tương tự như vậy đã giải cứu thị trường toàn cầu từ vực thẳm trong cuộc khủng hoảng tài chính gần đây nhất vào năm 2008.

Nói về cuộc khủng hoảng 2008 lịch sử, JPMorgan nhanh chóng chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân gây ra sự lụi bại của thị trường là do sụt giảm tính thanh khoản. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, thị trường đóng băng bởi tác động mạnh mẽ từ việc các ngân hàng mua chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (mortgage-backed securities) (tài sản thế chấp là bất động sản) gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế .

Mặc dù nguyên nhân khác nhau nhưng hậu quả của cuộc khủng hoảng sắp tới thì chẳng khác là bao nhiêu. Marko Kolanovic, người chịu trách nhiệm về chiến lược định lượng và phái sinh toàn cầu của JPMorgan, đã viết trong một bản bàn giao cho khách hàng rằng: "Thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng sẽ được xác định bởi tốc độ bình thường hóa của ngân hàng trung ương, những biến động của chu kì kinh tế và nhiều sự kiện đặc thù khác, do đó ta không thể biết được chính xác khi nào nó xảy ra". "Điều này tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, từng có người tiên đoán được đúng bản chất của cuộc khủng hoảng này từ năm 2006".
JPMorgan nhấn mạnh có một vài diễn biên thị trường cụ thể đã góp phần tạo ra "sự gián đoạn thanh khoản nghiêm trọng":

1. Sự sụt giảm tài sản đang quản lý (AUM - Asset Under Management) của những chiến lược thu mua tài sản có giá trị

Kolanovic cho biết: "Việc thay đổi chiến lược đầu tư từ chủ động (Nhà đầu tư liên tục thực hiện hoạt động mua bán nhằm tranh thủ khai thác điều kiện có lợi của thị trường) sang thụ động (nhà quản lý quỹ cố gắng đưa ra càng ít quyết định đầu tư càng tốt để giảm thiểu chi phí giao dịch, bao gồm cả thuế thu nhập tài chính), đặc biệt là số lượng các nhà đầu tư giá trị chủ động ít dần, đã làm giảm khả năng tự ngăn chặn và phục hồi từ những đợt drawdown nghiêm trọng (Drawdown- mức sụt giảm một tài khoản đầu tư từ mức vốn định đến mức vốn đáy trong một khoảng thời gian nhất định nào đó) của thị trường”.

2. Giá trị danh mục đầu tư tài sản tư nhân mất giá trầm trọng

"Dòng tiền từ các nhà đầu tư giá trị chủ động có thể liên quan đến sự tăng trưởng tài sản cá nhân ... Các tài sản tư nhân làm giảm sự biến động hàng ngày của một danh mục đầu tư, nhưng tăng thêm rủi ro thanh khoản. Không giống thị trường tài sản công cộng, tính thanh khoản trong tài sản tư nhân có thể bị ảnh hưởng lâu dài hơn trong thời kỳ khủng hoảng”.

3. Tăng cường tài sản đang quản lý của các chiến lược bán "tự động"

"Trong hơn thập kỷ qua, chiến lược đầu tư thụ động và có hệ thống (Passive and Systematic strategies) đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ dựa trên sự biến động tài sản để xác định mức độ rủi ro. Một cú sốc thị trường sẽ thúc đẩy các xu hướng đua nhau bán tháo cổ phiếu khi thị trường rớt giá".

4. Xu hướng cung cấp thanh khoản

"Trong quá trình hình thành thị trường, điều này gây ra sự thay đổi từ các nhà sản xuất sử dụng nguồn nhân lực và thường dựa vào định giá, đến thanh khoản dựa vào VAR (Value At Risk - tạm dịch: giá trị chịu rủi ro) biến động để nhanh chóng điều chỉnh lượng rủi ro. Xu hướng này tăng cường động lực và giảm biến động hàng ngày, nhưng làm tăng nguy cơ bị gián đoạn".

5. Tính toán sai lầm về rủi ro danh mục đầu tư

Trong vòng 2 thập kỷ qua, hầu hết các mô hình rủi ro đều dựa trên trái phiếu để bù đắp rủi ro vốn cổ phần. Ở bước ngoặt của việc thích ứng tiền tệ, giả thiết này chắc chắn sẽ thất bại.

6. Định giá vượt mức

"Với việc gia hạn thời gian thích ứng tiền tệ, hầu hết các tài sản đang đạt mức giá trị cao nhất, điều này đúng trong các lĩnh vực trực tiếp so sánh với trái phiếu (tín dụng, cổ phiếu có mức biến động thấp) và cổ phiếu liên quan đến internet.

Vậy thị trường sẽ diễn biến tiếp theo như thế nào? Xét cho cùng, S&P 500 (Standard & Poor's 500 Stock Index - Chỉ số cổ phiếu 500 của Standard & Poor) mới đạt mức cao kỷ lục và tăng trưởng lợi nhuận - được coi là xương sống của thị trường tăng trưởng 8-1 / 2-năm thị trường theo chiều giá lên - vẫn đang tăng mạnh.

Kolanovic không bàn luận gì về vấn đề này. Ông thừa nhận rằng các điều kiện đều tốt và lạc quan về việc hưởng lợi từ cuộc đại tu hệ thống thuế và sự quay vòng của thị trường chứng khoán ở cấp ngành.

Ông quan tâm nhiều hơn đến những nguy hiểm đang ẩn nấp trong bóng tối của thị trường - những rủi ro tiềm ẩn được nêu ra ở trên, điều này đã tạo ra những gì mà ông coi là một tình huống ngày càng mong manh bên dưới bề mặt. 

Kolanovic cho biết: "Với mùa thu lợi nhuận quý 3 sắp tới, sự tăng trưởng toàn cầu và những hứa hẹn cải cách thuế sẽ giúp cho các quỹ cơ bản được đầu tư, và các chiến lược hệ thống chỉ có biến động nhỏ, những rủi ro trong ngắn hạn của việc bán tháo đã giảm đi. Tuy nhiên, những bước phát triển tích cực này có thể khiến các ngân hàng trung ương tiến hành bình thường hóa, tạo ra giai đoạn cuối của chu kỳ tăng trưởng. "

Nguồn : Theo SAGA.VN
Linh Chi

Saga App

Saga App