Mục đích của đề án kinh doanh
Các nhà quản lý xem xét đề án kinh doanh để có thể:
- Ra quyết định dựa trên chi phí so với lợi nhuận
- Lập kế hoạch tài chính
- Tạo lập các dự án thay thế
- Tối đa hóa lợi nhuận đồng thời giảm thiểu rủi ro
- Theo dõi tiến độ
- Lựa chọn đúng chiến lược phát triển
Các yếu tố thành công
Một đề án kinh doanh tốt là phải đáng tin cậy, thực tiễn, chính xác, và có thể định lượng. Đề án kinh doanh xuất sắc sẽ tạo ra sự tự tin rất lớn khi quyết định một hành động gì đó.
Phân tích chi phí
Luận ra tất cả các chi phí liên quan là sự khởi đầu của công việc phân tích lợi ích-chi phí (cost-benefit analysis/CBA). CBA xác định được giá trị kinh doanh của dự án khi so sánh chi phí phát sinh với lợi ích thu được.
Các loại chi phí
Tổng chi phí của một dự án là tổng của tất cả các chi phí cấu thành, bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định không liên quan đến khối lượng công việc thực tế hoặc thời gian tiêu tốn vào dự án. Mặt khác, các chi phí biến đổi là chi phí gia tăng theo sự thay đổi sản lượng. Vì vậy, chúng ta làm càng nhiều công việc, chi phí biến đổi của dự án càng lớn. Thiết bị hay các khoản đi thuê là những ví dụ về chi phí cố định, trong khi phí giám định là một điển hình của chi phí biến đổi.
Chi phí ngắn hạn so với chi phí dài hạn
Ngoài chi phí cố định và chi phí biến đổi phát sinh trong quá trình xây dựng đề án kinh doanh, khi phân tích CBA cũng phải tính đến chi phí sở hữu. Các nhà phân tích kinh doanh phải xác định chi phí cho toàn bộ vòng đời của đề án. Những chi phí này thường bao gồm:
- Thu mua và (hoặc) phát triển sản phẩm
- Lắp đặt, chuyển đổi sang môi trường vận hành
- Vận hành, bảo trì và nâng cấp
- Phí quản lý
- Chấm dứt và ngừng hoạt động của các hệ thống thay thế
Chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội của một lựa chọn thay thế được định nghĩa như chi phí do đã không lựa chọn cái thay thế tốt nhất tiếp theo.
Hãy xem xét một ví dụ trong đó một công ty lập kế hoạch xây dựng một hệ thống lịch làm việc cho lực lượng lao động. Họ đã xác định được vài phương thức hoạt động cho dự án đó. Một trong những cố vấn của họ có rất nhiều kinh nghiệm mà có thể áp dụng được vào dự án này. Lương của cố vấn là 125,000 đô la một năm. Các hoạt động chuyên môn ước tính mất khoảng 100 giờ trong quỹ thời gian của anh ấy. Vậy chi phí cho dự án là bao nhiêu? Chi phí trực tiếp có thể là tiền lương cho cố vấn trong 100 giờ đồng hồ, xấp xỉ 6.000 đô. Giả sử, nếu cố vấn sẽ tham gia trực tiếp vào dự án thì mức lương tăng lên 150 đô/giờ trong 100 giờ, như vậy anh ta sẽ kiếm được 15000 đô từ nguồn doanh thu phải trả của công ty đúng không?
Trong trường hợp này, chi phí cần được tính cho dự án là gì? Nó sẽ là 6000 cộng với 15000 đô: tiền lương của anh ấy và "doanh thu bị mất", đó chính là chi phí cơ hội. Một số người có thể cho rằng 6.000 đô la là một chi phí chìm và phải được trả dù có xảy ra điều gì đi nữa nên không có chi phí gia tăng nếu cố vấn không trực tiếp làm việc và do đó chi phí dự án cho tiền lương của anh ta nên là 0. Với quan điểm này, chi phí cơ hội chỉ là 15.000 đô la vì mức lương 6.000 đô la đã được tính là chi phí chìm.
Tóm lại, có vô vàn chi phí cần xem xét và mọi phép tính phải được giải thích rõ ràng trong đề án kinh doanh.
Phân tích Lợi ích
Lợi ích là lợi tức từ đầu tư. Lợi ích có thể là định tính hoặc định lượng. Lợi ích định tính nói chung không đo được bằng đơn vị tiền tệ hoặc bằng các loại số khách quan khác. Mặt khác, lợi ích định lượng được đo bằng đơn vị tiền tệ hoặc tỷ lệ thay đổi.
Lợi ích phải được định rõ về mặt tài chính để phục vụ cho việc phân tích giữa chi phí và lợi ích.
Các loại Lợi ích
Lợi ích có thể là định lượng, chẳng hạn như cắt giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng thị phần hoặc giảm rủi ro,... Ngoài ra, lợi ích có thể mang tính chất định tính, chẳng hạn như tinh thần nhân viên được cải thiện hoặc thương hiệu công ty được nâng tầm hơn.
Lợi ích chung
Những lợi ích sau đây phải được định lượng để trở nên có giá trị:
- Giảm lỗi xử lý
- Tăng hiệu suất
- Thay đổi quy trình
- Tăng doanh thu
- Cắt giảm chi phí
- Giảm rủi ro kinh doanh
- Tăng thị phần
- Tăng sự hài lòng của khách hàng
Không định lượng được lợi ích thì không thể đo lường và giám sát. Làm thế nào bạn biết rằng những lợi ích đã được thực hiện? Lợi ích, như mục tiêu, phải đi theo mô hình S-M-A-R-T. Chúng phải cụ thể (Specific), có thể đo đếm được (Measurable), có thể đạt được (Achievable), thực tế (Realistic) và có thời hạn đạt mục tiêu (Time-bound) .
Mô hình lợi ích
Lợi ích cần bù đắp chi phí ban đầu của dự án. Vì vậy, lợi ích nói chung sẽ
- Giảm chi phí
- Hoãn khoản chi trả
- Tăng doanh thu
Lợi ích cũng có thể tạo ra giá trị tài chính gián tiếp, nhưng không nên được sử dụng để bù đắp chi phí cho việc:
- Tăng thị phần
- Tăng sự hài lòng của khách hàng
- Tăng lương nhân viên
- Giảm thiểu khiếu nại của khách hàng
Định lượng lợi ích
Đối với mỗi lợi ích, cần xác định:
- Lượng tiền tệ ở mỗi đơn vị tính để sử dụng các kỹ thuật dự báo
- Tính toán thời gian để biết khi nào doanh thu đạt được trong tương lai bằng cách sử dụng kĩ thuật chiết khấu dòng tiền
- Khả năng thu về lợi ích thông qua việc tính toán xác suất các kết quả
- Ước lượng sự khác nhau về lợi ích bằng cách xác định các con số tài chính là tích cực hay tiêu cực. Sẽ là tốt nhất nếu số lượng lợi ích là tích cực và xác suất quá cao.
Giám sát việc thực hiện lợi ích
Giám sát việc thực hiện các lợi ích bằng cách sử dụng các bước sau:
- Xác định các chỉ số phúc lợi và cách mà lợi ích liên kết với kết quả tính toán được
- Xác định những thời điểm sẽ đo lường lợi ích
- Phân công một đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm xác định các lợi ích
- Thực hiện Phân tích chi phí và lợi ích
Tính khả thi kinh tế là sự đánh giá tính thiết thực của một dự án được đề xuất theo một cách tổng thể và giá trị mà đề án bổ sung cho doanh nghiệp. Tính khả thi sẽ đánh giá chi phí so với lợi ích mà đề án mang lại. Một số kỹ thuật phân tích chi phí - lợi ích được sử dụng trong thực tế như:
- Hoàn vốn (Payback) hoặc phân tích điểm hòan vốn (break-even analysis)
- Lợi nhuận trên tổng đồng tư (ROI)
- Lợi ích hiện tại thuần (Net present benefit)
Đương nhiên, tính khả thi kinh tế bắt đầu bằng việc định lượng các chi phí và lợi ích của đề án. Sẽ không có ai chỉ sử dụng một công thức đơn giản để đưa ra quyết định hay đưa ra những kết luận chủ quan sau khi phân tích tài chính đã hoàn tất.
Gía trị theo thời gian của đồng tiền
Một khái niệm chính trong phân tích CBA là giá trị theo thời gian của đồng tiền. Khi tính chi phí hoặc lợi ích tiền tệ phát sinh trong tương lai, điều quan trọng là phải tính đến giá trị theo thời gian của tiền. Giá trị thời gian của tiền chính là yếu tố lạm phát và sự giảm giá theo thời gian, ngoại trừ giai đoạn kinh tế ảm đạm (thường ít khi xảy ra). Theo bản năng, tất cả chúng ta đều biết rằng 1.000 đô la tiền của ngày hôm nay sẽ không mua nổi cùng một lượng hàng hoá trong tương lai. Tương tự, 20.000 đô la lợi ích tương lai sẽ bù đắp được 20.000 đô la cho chi phí hôm nay.
Để tính toán chính xác chi phí - lợi ích của một đề án, tất cả các giá trị phải được đưa đến cùng một thời điểm, thông thường là hiện tại. Để tính giá trị hiện tại (pv) của một số tiền trong tương lai (fv), sử dụng công thức:
Trong đó,
n = số năm trong tương lai
d = tỷ suất chiết khấu, thường là tỷ lệ lạm phát hoặc chi phí cơ hội
Ví dụ, giá trị hiện tại của một khoản tiết kiệm 10.000 đô với tỷ lệ chiết khấu 4% sau 2 năm sẽ là bao nhiêu?
Phân tích hoàn vốn (Payback Analysis)
Trong phân tích hoàn vốn, chúng ta tính toán thời điểm mà khi đó việc đầu tư sẽ mang lại lợi ích lớn hơn chi phí. Thời gian cần để bù đắp lại chi phí bỏ ra được gọi là thời kỳ hoàn vốn.
Bảng dưới đây thể hiện các kết quả cho một phân tích CBA của một dự án công nghệ. Chúng ta có thể thấy rằng dự án này có thể hoàn vốn trong năm thứ 4 hoặc sau tổng cộng 5 năm.
Giá trị của phân tích hoàn vốn
Thời gian hoàn vốn là một chỉ số khá phổ biến để so sánh giữa các dự án khác nhau. Nói chung, thời gian hoàn vốn ngắn hơn thì sẽ tốt hơn. Thời gian hoàn vốn dài hơn đồng nghĩa với việc các chỉ số rủi ro cao hơn, khả năng công ty không thể thực hiện được dự án lớn hơn
Lợi ích ròng là sự chênh lệch giá trị giữa chi phí hiện tại và lợi ích hiện tại của một đề án kinh doanh.
Điều này thường được sử dụng khi đem nhiều đề án thay thế so sánh với nhau. Hãy chọn đề án đem lại lợi ích ròng tích cực cao nhất. Một đề án có lợi ích ròng âm rõ ràng sẽ là kết quả không ai mong muốn và những lợi ích vô hình thực sự trở nên có giá trị sẽ là thứ ta khao khát.
Bạn cần chắc chắn rằng: việc tính toán giá trị hiện tại của những lợi ích và chi phí tương lai phải được so sánh với giá trị hiện tại, chứ không phải với giá trị tương lai.
Kết luận
Việc phân tích định lượng một đề án kinh doanh khi có nhiều sự thay thế sẽ rất hữu ích trong việc ra quyết định đầu tư vào dự án nào hay tài trợ cho dự án nào. Một đề án kinh doanh tốt phải xác định được các giá trị hiện tại của tất cả chi phí, lợi ích một cách chính xác. Lợi ích và chi phí cần được đánh giá định lượng bất cứ khi nào có thể để phục vụ cho việc theo dõi các chỉ số một cách thuận tiện nhất và phân tích so sánh các dự án với nhau.
Đọc thêm: Cách Viết Một Đề Án Kinh Doanh (Business Case)