Một cách tổng quan, 5 chữ C trong tín dụng là:
- Tính cách người vay (Character): Nói một cách khái quát, bạn là người như thế nào.
- Dòng tiền (Cash Flow): Dòng tiền của một doanh nghiệp.
- Tài sản thế chấp (Collateral): Tài sản thuộc quyền sở hữu của người vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với người cho vay.
- Vốn (Capital): Số tiền của chính bạn mà bạn đã đầu tư vào doanh nghiệp của mình.
- Điều kiện (Condition): Điều kiện thị trường của ngành của bạn.
Vốn là gì?
Vốn là số tiền của chính bạn mà bạn đã đầu tư vào doanh nghiệp của mình. Nó đồng nghĩa với Vốn chủ sở hữu (Owner’s Equity): Đây là tổng số tiền mà chủ sở hữu đã đầu tư để bắt đầu kinh doanh và lợi nhuận được dùng để tái đầu tư và giữ trong kinh doanh kể từ khi thành lập.
Cấu trúc vốn là gì và tại sao điều này lại có ý nghĩa đối với người cho vay?
Cấu trúc vốn, còn được gọi là Tỷ lệ đòn bẩy, là tỉ lệ giữa nợ doanh nghiệp và vốn chủ sở hữu. Nó được đo bằng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Nó được tính bằng cách chia Tổng nợ phải trả theo Vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ đòn bẩy cho chúng ta biết giá trị của một công ty so với tổng các nghĩa vụ của họ.
Những người cho vay muốn một chủ doanh nghiệp có “skin in the game”. Chủ sở hữu doanh nghiệp càng tích cực vốn hoá doanh nghiệp, họ càng có nhiều cổ phần trong công ty. Nếu một chủ doanh nghiệp giữ một phần giá trị của công ty thì nghĩa vụ điều hành doanh nghiệp của họ cho thật tốt và trả nợ cho tất cả các con nợ của họ sẽ mạnh hơn.
Vốn chủ sở hữu là dấu hiệu của một công ty có khả năng vượt qua suy thoái. Bên cho vay truyền thống muốn thấy tất cả vốn và lợi nhuận bạn tái đầu tư vào doanh nghiệp. Hầu hết các nhà cho vay truyền thống thiên về Tỷ lệ đòn bẩy không quá 3:1. Một số người thậm chí sẽ lập luận rằng tỷ lệ này càng thấp thì càng tốt (2:1 hoặc 1:1 có nghĩa là số nợ và vốn chủ sở hữu bằng nhau). Ví dụ, một doanh nghiệp bắt đầu trải qua sự sụt giảm đột ngột về doanh số dẫn đến thua lỗ. Nếu vốn chủ sở hữu là tổng của các khoản đầu tư ban đầu cũng như lợi nhuận tái đầu tư của doanh nghiệp của họ, thì vốn chủ sở hữu bắt đầu giảm khi thua lỗ. Nếu mọi thứ bắt đầu sa sút, người cho vay cần cảm thấy tự tin rằng bạn vẫn có thể trả hết tất cả các khoản nợ. Nếu một doanh nghiệp đã hoặc đang vay một số tiền lớn hơn giá trị doanh nghiệp, người cho vay có thể cảm thấy lo ngại. Nợ là một công cụ tuyệt vời khi nó được sử dụng một cách thích hợp. Một người cho vay tốt sẽ không bao giờ trả được nhiều nợ hơn lượng mà cơ cấu vốn kinh doanh cho phép. Không có một cấu trúc vốn nào đúng hay sai, điều này phụ thuộc vào vị trí chiến lược của công ty trong ngành của họ
Sự khác biệt giữa Nợ thứ cấp (Subordinate Debt) và Nợ cao cấp (Senior Debt) và điều này ảnh hưởng đến Tỷ lệ đòn bẩy như thế nào?
Nói chung, những bên cho vay dựa trên tài sản (Asset-Based Lender) như VCF sẵn sàng chấp nhận tỷ lệ đòn bẩy cao hơn, bởi họ hiểu sâu hơn về Mô hình 5 C. Họ có được kiến thức chuyên sâu về Tài sản thế chấp kinh doanh, những thách thức mà họ phải đối mặt trong nội bộ hoặc bên ngoài, các điều kiện của ngành kinh doanh và về tính cách của những người điều hành doanh nghiệp. Họ cũng cảm thấy thoải mái hơn khi cho vay các doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy cao hơn vì vị trí của họ là bên cho vay cao cấp (Senior Lender) trong cấu trúc vốn của tất cả các khách hàng.
Một người cho vay cao cấp được cho là có vị trí lien đầu tiên (first lien position), có nghĩa là họ là ưu tiên được trả nợ. Tất cả những người cho vay còn lại đều được coi là thứ cấp và không được trả cho đến khi bên cho vay cao cấp được thanh toán, ngay cả khi khoản nợ thứ cấp được thiết lập trước Nợ cao cấp.
Thông thường, có những trường hợp mà chủ sở hữu, thành viên gia đình hoặc nhà đầu tư bên ngoài đã cho vay một doanh nghiệp mà họ sẵn sàng để bị phụ thuộc vào bên cho vay cao cấp. Những khoản vay này không được thanh toán cho đến khi doanh nghiệp có lãi và tạo ra dòng tiền dư thừa. Trong một số trường hợp, có những người cho vay khác sẵn sàng hạ cấp khoản nợ và đàm phán lại các điều khoản trả nợ của họ.
Khái niệm nợ thứ cấp khiến cho bên cho vay cao cấp đánh giá Tỷ lệ đòn bẩy của bạn theo cách khác. Bên cho vay cao cấp sẽ tính toán Tỷ lệ đòn bẩy của bạn bằng khoản nợ thứ cấp được thêm vào vốn chủ sở hữu.
Ví dụ: Giả sử bạn có một công ty có vốn chủ sở hữu $100.000 và khoản vay $200.000 từ bạn bè và gia đình, một khoản nợ mà họ sẵn sàng phụ thuộc vào bên cho vay cao cấp. Doanh nghiệp cũng có các khoản nợ khác là $800.000.
Thông thường, bạn sẽ tính Tỷ lệ đòn bẩy của mình như sau: $1.000.000 Tổng nợ phải trả / $100.000 Vốn chủ sở hữu = tỷ lệ đòn bẩy 10:1.
Tuy nhiên, phương pháp của họ là lấy khoản nợ $200.000 đó ra khỏi Tổng nợ phải trả và thay vào đó thêm vào vốn chủ sở hữu.
Cách tính toán đòn bẩy mới như sau: $800.000 nợ / $300.000 vốn chủ sở hữu sẽ cho ra Tỷ lệ đòn bẩy mới là 2,5:1. Trong mắt của người cho vay, có một sự khác biệt rất lớn giữa việc có Tỷ lệ đòn bẩy 10:1 và có tỷ lệ đòn bẩy 2,5:1. Lý do đằng sau việc coi nợ thứ cấp là vốn chủ sở hữu là vì doanh nghiệp không phải trả nợ thứ cấp khi có một khoản vay với bên cho vay cao cấp. Trong trường hợp này, vốn chủ sở hữu được xem là bất cứ tài sản nào có thể được dùng để trả nợ cho bên cho vay cao cấp khi một doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Tại sao doanh nghiệp có nhiều vốn đầu tư cần người cho vay vốn lưu động?
Một chủ doanh nghiệp bỏ nhiều vốn đầu tư vào doanh nghiệp của họ có nhiều khả năng có dòng tiền dương và các dấu hiệu phát triển khác. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, một doanh nghiệp có Cấu trúc vốn thích hợp có thể bị choáng ngợp bởi nhiều đơn đặt hàng lớn. Có được doanh nghiệp mới là điều tuyệt vời, nhưng bạn có thể không có đủ tài sản hoặc tài nguyên để thực hiện một đơn đặt hàng sản phẩm hoặc dịch vụ lớn hơn những gì công ty bạn thường thực hiện. Trong thời gian này, hợp tác với bên cho vay dựa trên tài sản là điều hợp lí bởi họ có thể hoạt động với nhiều đòn bẩy hơn và họ sẵn sàng làm việc đó bởi vì họ luôn có một cơ chế để định giá tài sản thế chấp để chống lại dư nợ cho vay. Lượng tiền bên cho vay dựa trên tài sản sẵn sàng cho doanh nghiệp bạn vay sẽ giúp doanh nghiệp của bạn huy động vốn và thúc đẩy giá trị doanh nghiệp khi dòng tiền của bạn tạm thời bị thiếu hụt.
Nếu bạn cảm thấy tự tin về Vốn đầu tư vào doanh nghiệp của mình, hãy xem xét việc cho vay dựa trên tài sản như một lựa chọn khả thi cho bạn. Hãy tận dụng những cơ hội mà bạn có thể bỏ lỡ khi không huy động vốn kịp thời.