Tại Sao Người Quản Lý Luôn Đối Xử Với Nhân Viên Như Một Đứa Trẻ ? Khoa Học Giải Thích Ra Sao?

06/12/2019 - 07:00 6121     0

Điều này làm cho bộ não của người lãnh đạo trở nên khiếp sợ hơn bất cứ thứ gì - và ngay lập tức đẩy bạn vào chế độ phụ huynh với nhân viên.

Khi những nhà lãnh đạo ăn bữa sáng của họ với Corn Flakes thì cũng chẳng  có mấy người nghĩ: "Làm thế nào để hôm nay tôi có thể làm cho nhân viên của mình cảm thấy (thật vô tư) như một đứa trẻ?"

Nhưng tại nơi làm việc, ta hay thấy nhân viên bị quản lý như con cái.

Là một doanh nhân, bạn luôn muốn giải quyết các vấn đề với nhân viên của mình như những người trưởng thành với nhau. Nhưng đôi khi, những người quản lý chỉ muốn trao thêm kiến thức, thông tin cho các nhân viên của mình nhưng họ đều vấp phải cách ứng xử với nhân viên như thể họ đang nuôi dạy con cái của mình. Và cuối cùng họ xem nhân viên như những đứa trẻ.

Có thể bạn cũng biết phong cách lãnh đạo này chỉ mang đến kết quả tiêu cực. Vậy thì điều gì đẩy bạn vào cách ứng xử như cha mẹ như vậy?

Theo nghiên cứu về bản chất trí tuệ chúng ta sẽ có câu trả lời.

Bạn là người cha người mẹ như thế nào?

Nếu có điều gì làm cho bộ óc của các doanh nhân trở nên sợ hãi thì đó là viễn cảnh phải chia sẻ trách nhiệm với người khác.

Tại sao? Vì làm như vậy sẽ đồng nghĩa với việc từ bỏ quyền sở hữu - và đặt uy tín  của bạn vào tay người khác. Nó thể hiện sự thiếu chắc chắn, nguy cơ thất bại và khả năng xung đột.

Việc từ bỏ quyền kiểm soát có thể nói  như một mối đe dọa đến phần cảm xúc của bộ não bạn. Và đôi khi bạn có thể thấy mình đang sử dụng một trong những phong cách như nuôi dạy con cái dưới đây:

1. Bạn áp đảo nhân viên của mình

Bạn đòi hỏi sự quy phục không suy nghĩ, áp đặt mọi việc mà không quan tâm những tác động đến cuộc sống của họ, và nói với nhân viên họ nên làm gì trước khi họ yêu cầu giúp đỡ. Bạn nhắc nhở quá mức, quản lý khắt khe và phân việc chậm chạp .

2. Bạn đồng thuận  theo nhân viên của mình

Bạn có xu hướng “giải cứu cấp tốc”  nhân viên của mình khi họ gây ra hoặc sắp gây ra sai lầm. Thông thường, bạn luôn tự thực hiện công việc của mình  bởi vì bạn không tin tưởng nhân viên của bạn sẽ làm được công việc đó.

3. Bạn tránh né nhân viên của bạn

Bạn tránh tất cả các vấn đề cho đến khi chúng  trở nên quá lớn; và khi chúng xuất hiện, bạn thường ném chúng trở lại nhân viên mà không quan tâm đến chúng. Bạn không liên hệ giữa các tác động của công việc đến nhân viên của bạn. Bạn không thách thức hay hỗ trợ họ.

Đã học được sự bất lực

Cho dù bạn tiếp cận cách lãnh đạo nào thì bạn hoàn toàn có thể tránh được việc chia sẻ hết trách nhiệm.

Trong khi  nếu bạn làm ngược lại bằng cách bạn nhận hết trách nhiệm về mình thì chính bạn đang đẩy nhân viên của bạn vào tình thế không thể phát triển và điều đó như thể bạn đang nói với nhân viên của bạn rằng: "Các bạn đang thiếu trí thông minh / động lực / khả năng, và tôi cần phải chỉ dạy hoặc tự mình làm."

Hơn thế nữa, khi bạn thường xuyên ứng xử như cha mẹ của nhân viên thì cuối cùng chính nó sẽ đem lại tất cả các loại tai hại  vào công ty của bạn. Theo thời gian, nó có thể tạo ra một văn hóa với:

  • Tội lỗi, xấu hổ và ép buộc;
  • Kiểm soát, điều khiển và quản lý khắt khe;
  • Đe dọa và bắt nạt;
  • Giữa các nhân viên có sự cạnh tranh không lành mạnh.

Và đó mới chỉ là khởi đầu. Khi bạn ứng xử như cha mẹ theo cách họ cảm thấy không phù hợp với hoàn cảnh, điều đó sẽ khiến nhân viên của bạn luôn trong trạng thái không sẵn sàng mà chỉ cố làm xong công việc được giao và kìm hãm những khả năng để trở thành những nhân viên chủ động.

Thực tế: Văn hóa của một tổ chức không thể trở đạt đến một tầm cao mới nếu không duy trì tính cạnh tranh.

Đối tác chứ không phải cha mẹ

Có tin tốt rằng:

Nhiều nhân viên đã sở hữu những thứ mà các nhà lãnh đạo luôn nghĩ rằng nhân viên mình không có kiến thức, kỹ năng. Và những nhà lãnh đạo không biết rằng họ đã có thể khuyến khích cho sự nỗ lực tích cực của nhân viên và tăng cường khả năng điều hành nếu những nhà lãnh đạo có thể chuyển sang một cách quản lý tích cực hơn.

Cách quản lý tích cực đó chính là sự hợp tác.

Hợp tác là gì? Nói một cách đơn giản, nó liên quan đến hai người - bạn và nhân viên của bạn - cho nhau nhiều lợi ích nhất, và cùng nhau gánh trách nhiệm.

Một câu hỏi đơn giản

Nếu lần sau, bạn thấy mình rơi vào tình thế như đang nuôi dạy con cái vô cùng căng thẳng. Hãy hỏi nhân viên của bạn một câu hỏi.

Bắt đầu bằng cách Làm thế nào bạn và tôi có thể hợp tác... và sau đó kết thúc câu hỏi bằng một trong các tùy chọn sau:

  • "...tìm một giải pháp?"
  • "... di chuyển dự án này về phía trước?"
  • "... đưa cho bạn những gì bạn cần?"
  • "... giải quyết vấn đề này?"
  • "... tạo ra một con đường phía trước?"

Câu hỏi này là cơ chế gửi tín hiệu tới nhân viên: "Tôi không ở đây để sửa lỗi này; Tôi ở đây để hợp tác với các bạn. Bạn sẽ khắc phục vấn đề này và tôi sẽ đảm bảo bạn có những thứ bạn cần để bạn làm."

Bằng cách hợp tác (tức là chia sẻ trách nhiệm) với nhân viên, điều này thực ra có thể làm tăng lên cái gọi là "gánh nặng của người lãnh đạo" nhưng nó giúp bạn giải phóng bản thân khỏi vai trò nuôi dạy con cái không bền vững và không hiệu quả.

Hơn nữa, hiệu quả của việc hợp tác sẽ khiến doanh nghiệp của bạn có thể gặt hái những thành công khác như:

  • Xây dựng một nền văn hóa nuôi dưỡng khả năng ra quyết định,
  • Giúp nhân viên chủ động và tự kiểm soát được trách nhiệm của họ.
  • Làm sâu sắc thêm mối quan hệ,
  • Tạo ra kết quả
  • Giải phóng năng lượng.

Thực hiện làm việc theo ca để hợp tác

Các nhà quản lý cùng các đối tác của họ làm điều này: họ hợp tác với nhân viên để tạo điều kiện tiếp thêm nghị lực cho họ, thúc đẩy trải nghiệm khách hàng tuyệt vời và đem lại kết quả kinh doanh tốt hơn.

Khi bạn làm việc với nhân viên trên tư cách là đối tác - cùng đóng góp vào sự thành công của nhau - bạn sẽ thấy tổ chức của mình bắt đầu tràn đầy sự lạc quan, niềm đam mê và tư duy đổi mới.

Nói cách khác, nó thực sự đáng khi thay đổi cách quản lý từ kiểu nuôi dạy con cái sang hợp tác cùng phát triển.

Nguồn : THEO SAGA.VN