Người sáng lập của Amazon, Jeff Bezos, đã từng bị chỉ trích vì là một nhà lãnh đạo đầy nhiệt huyết nhưng thiếu sự cảm thông. Tuy nhiên, không ai nghi ngờ tài nhìn xa trông rộng của ông. Thật là khó tin, ông ấy đã hình dung ra viễn cảnh kinh doanh trị giá hàng tỷ đô la ngày hôm nay từ hơn hai thập kỷ trước.
Trong lá thư gửi cổ đông gần đây nhất của Amazon, hình ảnh khác thường đó đã phản ánh lý do thành công trong công việc kinh doanh của Jeff Bezos. Nhà đầu tư công nghê Dixon đã chỉ ra điều đó trên Twitter. Và bài viết trên Twitter của ông thực sự rất đáng để trích dẫn toàn bộ:
"Đây là một lĩnh vực mà tôi nghĩ chúng tôi đã thất bại một cách rất đặc biệt. Tôi tin rằng chúng tôi rất dễ thất bại (đã có rất nhiều ví dụ cho việc này!). Nhưng thất bại và những phát minh mới luôn là một cặp song sinh không thể tách rời. Để sáng chế, bạn phải thử nghiệm, và nếu bạn biết trước rằng nó sẽ thành công thì nó đã không phải là một thử nghiệm. Hầu hết các tổ chức lớn đều muốn sở hữu ý tưởng, sáng chế, nhưng lại không có ai muốn chịu đựng những thí nghiệm thất bại cần thiết để đạt được điều đó. Lợi nhuận khổng lồ thường xuất phát từ việc cá cược, thách thức, đi ngược lại với trí tuệ thông thường, và quan niệm truyền thống thường là đúng. Với 10% cơ hội sẽ được trả gấp 100 lần, bạn nên đặt cược cả mười lần. Nhưng bạn chắc chắn sẽ mắc sai lầm chín trong số mười lần đó. Chúng ta đều biết rằng, trong môn bóng chày, nếu bạn vung chày nhiều, bạn sẽ có nhiều khả năng đánh hụt, nhưng bạn cũng sẽ có khả năng đánh trúng một quả “home-run”. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa bóng chày và kinh doanh là bóng chày có sự phân khúc trong kết quả. Khi bạn vung chày, không cần biết bạn đánh trúng bóng bao nhiêu lần, số điểm tối đa bạn có cho một lần home-run chỉ là 4. Nhưng trong kinh doanh, chỉ cần một lần thôi, khi bạn bước vào vị trí vung chày, chỉ cần bạn đánh trúng, bạn có thể đạt được 1.000 điểm. Sự phân phối lợi nhuận dài hạn này là lý do tại sao lòng dũng cảm là điều quan trọng nhất, là lý do tại sao những người sẵn sàng chi trả những khoản khổng lồ cho các thí nghiệm sẽ có chiến thắng mỹ mãn".
Đó là đặc điểm mà bạn sẽ được nhìn thấy trong các doanh nhân thành đạt nhất hiện nay. Dưới đây là một bài viết của Richard Branson với tựa đề “How to Fail Successfully” (Làm thế nào để thất bại một cách thật thành công), nó đặc biệt thấm thía khi liên hệ với việc bán hãng hàng không Virgin Airlines gần đây:
"Thất bại không bao giờ là dễ dàng, nhưng đó là một phần không thể tránh khỏi của mọi hành trình của từng cá nhân hay trong kinh doanh. Điều quan trọng là phải nhận ra điều này. Hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, thì kể cả những trí tuệ vĩ đại nhất, kể cả những nhà sáng tạo tầm vóc thế giới cũng đã từng thất bại trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên lý do mà họ cuối cùng vẫn thành công là bởi vì họ đã không để thất bại của họ ngăn cản họ.
Nỗi sợ thất bại có thể làm tê liệt chúng ta. Nó có thể khiến mọi người không bao giờ muốn thử những thứ mới, khám phá cơ hội hoặc mong muốn những điều tốt hơn. Nhưng chúng ta không nên chấp nhận như thế. Như tỷ phú Vinod Khosla từng nói: "Không có thất bại nghĩa là không có rủi ro, có nghĩa là không có gì mới". Thật là nhàm chán và ảm đạm khi sống và làm việc theo kiểu như vậy. Mạo hiểm có nghĩa là cảm thấy sợ hãi, nhưng vượt qua nỗi sợ hãi này là chiếc vé duy nhất dẫn chúng ta đến những trải nghiệm mới và thú vị. Tất cả chúng ta nên học cách nắm lấy nó hơn là sợ hãi nó. Đây là một trong những công cụ học tập tuyệt vời nhất của loài người".
Nó bao gồm hai hành động: Hãy để cho sự tò mò và niềm đam mê khám phá của bạn át đi nỗi sợ hãi thất bại trong bạn và chấp nhận thất bại như là một bước tiến tới gần hơn kiến thức cần thiết để thành công. Theo các doanh nhân thành đạt này, đây là nơi bạn nên bắt đầu.
Vậy bạn đã sẵn sàng để thất bại ngày hôm nay chưa?