Babette Pettersen chia sẻ: "Ngoài 50 tuổi là khoảng thời gian sự nghiệp của tôi trải qua những điều thú vị nhất từ trước tới nay và có vẻ như các lựa chọn của tôi dần trở nên tốt hơn khi tôi tròn 60". Babette là một trong số phụ nữ có sự khởi sắc trong sự nghiệp ngay cả khi bắt đầu bước vào tuổi nghỉ hưu.
Pettersen đã gắn bó 22 năm với một công ty, trong suốt những năm 30, 40 tuổi. Khoảng thời gian đó giúp cô "tiến bộ từ từ, từng bước, trong khi vẫn duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống một cách hợp lý" cùng lúc phải nuôi dạy bốn đứa trẻ. Ngoài 50 tuổi, cô đã có sự thay đổi lớn. Đầu tiên, cô được mời sang làm việc tại một công ty khoa học toàn cầu, trở thành một trong số ít phụ nữ nằm trong ban lãnh đạo của họ. Vài năm sau, cô tham gia vào startup sản xuất hóa chất trung gian sử dụng các loại đường thay vì nhiên liệu hóa thạch. Đó là một sự thay đổi có ý nghĩa, cho phép cô đẩy mạnh các biện pháp thay thế bền vững hơn đối với hóa dầu. "Gần như là tôi đã có một sự nghiệp ngược đời", cô cười phá lên " tất cả những thay đổi và trải nghiệm với môi trường khởi nghiệp ở giai đoạn sau chứ không phải ở những ngày đầu gây dựng sự nghiệp”.
Nhưng con đường sự nghiệp "truyền thống" có thể chỉ là con đường sự nghiệp "truyền thống của nam giới" mà thôi. Hầu hết các công ty tập trung vào nguồn nhân lực ngoài ba mươi tuổi, coi họ là những nhân tố có tiềm năng lớn để được phát triển và với việc chuyển việc và kéo dài - hoạt động như thể sự nghiệp được thực hiện (hoặc không) trước khi 40 tuổi. Nhưng cách tiếp cận này chưa bao giờ phù hợp với phụ nữ (hoặc những người làm cha mẹ). Khi cuộc đời kéo dài tới ngưỡng 100 năm (xem cuốn sách về “The 100-year Life” của Lynda Gratton và Andrew Scott), 50 tuổi có thể phải được định nghĩa lại như là một nấc giữa trong sự nghiệp.
Một số công ty nhận ra rằng một nguồn nhân lực với số lượng nam nữ cân bằng sẽ đòi hỏi phải xem xét lại về các giai đoạn nghề nghiệp, và đang mở rộng phạm vi độ tuổi nhân tài từ 20 đến 40.
Leena Nair, giám đốc nhân sự trẻ tuổi nhất tại Unilever (Ấn Độ), đã mở ra một chương trình có tên Career By Choice trong những ngày đầu tiên bắt đầu sự nghiệp tại Ấn Độ. Nhân viên - đặc biệt là những cặp đôi mới có em bé - được phép làm việc với thời gian linh hoạt. "Quản lý các chu trình nghề nghiệp với sự linh hoạt rất quan trọng đối với chúng tôi. Nó cho phép nhân viên của chúng tôi tiếp tục phát triển và cân bằng giữa các ưu tiên cá nhân có liên quan ở các giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Chúng tôi thấy rằng lựa chọn linh hoạt đặc biệt được yêu thích bởi phụ nữ có gia đình, những người sau đó đẩy nhanh con đường sự nghiệp của họ ở giai đoạn sau”.
Odile de Damas-Nottin được bổ nhiệm chức Phó phòng Nhân sự cao cấp của bộ phận Marketing & Dịch vụ Tập đoàn Dầu khí ở tuổi 52 và trở thành một thành viên trong ban lãnh đạo ở tuổi 54. Cô nhìn lại sự nghiệp của mình và thừa nhận rằng mô hình này giống cô rất nhiều. Đầu tiên, cô dành những năm tháng tuổi 20 để học, tiếp thu thật nhanh và đa dạng những kiến thức thương mại của doanh nghiệp. Sau đó là 8 năm “bình yên” ở tuổi ba mươi, huấn luyện cho hoạt động vận hành ở Pháp, khi đó cô đã là một bà mẹ ba con. Cô nhớ rằng mình đã từ chối lời mời tham gia chương trình lãnh đạo nội bộ thúc đẩy thăng tiến sự nghiệp ngay trước khi có đứa con thứ ba. "Việc đó đến không đúng thời điểm", cô nói, và thừa nhận với những nhà quản lý cực kỳ ủng hộ cô vào thời điểm đó. Họ đã thông cảm cho cô, hai năm sau, ở tuổi 38, cô ấy đã trở lại và yêu cầu được tham gia vào chương trình đó. Điều này đẩy cô vào giai đoạn tái phát triển nhanh chóng. Bây giờ, ở tuổi 56, cô là thành viên của nhóm lãnh đạo hàng đầu một trong những tập đoàn dầu mỏ lớn nhất thế giới và đang tiếp tục mong chờ những vai trò lãnh đạo lớn hơn, thách thức hơn trong tương lai. Mong muốn thể hiện bản thân của cô ở vị trí lãnh đạo chỉ mới phát triển, và cô ấy có vẻ thích thú với những năm ngoài 60 khi mở rộng kinh nghiệm của mình bằng cách tham gia vào Ban lãnh đạo của các công ty khác.
Đối với cả phụ nữ và nam giới, sự nghiệp không phải là thứ duy nhất đạt tới đỉnh cao khi chúng ta tới tuổi 50. Nghiên cứu cho thấy, sau giai đoạn căng thẳng của những năm giữa cuộc đời, chỉ số hạnh phúc cũng bắt đầu tăng lên. Các kỹ năng tinh thần mới dần nổi bật hơn. Một bài đăng trên tờ The Economist (một ấn bản tin tức và các vấn đề quốc tế bằng tiếng Anh được phát hành hàng tuần) năm 2010 lưu ý rằng: "Những người lớn tuổi đưa ra những giải pháp tốt hơn cho cuộc xung đột. Họ giỏi kiểm soát cảm xúc hơn, chấp nhận bất hạnh tốt hơn và ít bị giận dữ."
Thay vì cảm thấy già nua và mệt mỏi, những người trong độ tuổi 50 đã tìm ra cách làm việc mới và tập trung hơn vào những kết quả mới đáng mong đợi. Trong khi nhiều người vẫn cho rằng sự nghiệp gần như kết thúc khi bạn vượt qua tuổi 50, thế hệ Boomer đang chứng minh một điều ngược lại. Khi không còn vướng bận với con cái, danh tiếng và tài sản được tích góp, xây dựng theo thời gian, những người trong độ tuổi 50 trở lên bất ngờ được hưởng những ưu đãi như chi phí sinh hoạt giảm, thời gian linh hoạt hơn và - đối với một số người là có cơ hội nghề nghiệp mới thú vị. Pettersen nói: "Mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. "Bạn có nhiều thời gian để suy nghĩ, di chuyển linh động hơn và nhiều tham vọng hơn bao giờ hết. Tôi chưa bao giờ mong đợi điều này xảy ra. "
Tuy nhiên, có một số bằng chứng chỉ ra rằng nam giới và phụ nữ có thể trải qua những hành trình khác nhau trong suốt thập kỉ này. Ở Mĩ, trong khi tỷ lệ kết hôn và ly hôn của người được giáo dục đã giảm đều trong vài thập niên, phần lớn trong số đó những người sau 50 tuổi, đa phần là phụ nữ. Hai phần ba số người chấp nhận rời khỏi cuộc hôn nhân kéo dài hàng chục năm là phụ nữ. Khi họ đạt đến đỉnh cao sự nghiệp, họ tìm kiếm người đồng hành luôn khuyến khích, động viên họ - hoặc họ không cần một ai cả - họ sẽ tự phát triển toàn bộ tiềm năng của mình. Những người đàn ông mà họ kết hôn cùng thường có sự nghiệp cổ điển, đều đều và đã sẵn sàng chậm lại ... khi nghề nghiệp của vợ họ khởi sắc. "[Người chồng] đã kiệt sức, họ đã cống hiến tất cả những gì họ có trong nhiều thập kỷ. Giờ đây họ muốn nghỉ ngơi”, là lời một giám đốc điều hành nói với tôi.
Nhưng tại sao tất cả mọi người cần phải đi theo con đường sự nghiệp tương tự? Chẳng phải sẽ là hợp lý hơn khi những cặp vợ chồng có con phải có thêm thời gian để phát triển sự nghiệp ư? Các cặp vợ chồng trẻ thông minh sẽ muốn lên kế hoạch tổng thể hơn, trong đó mỗi người có thể có một chút khác biệt, nhưng hỗ trợ lẫn nhau. Một người có thể làm việc cống hiến hết mình trong giai đoạn từ 30 đến 50 tuổi, người còn lại có thể sẽ phát triển chậm rãi hơn.
Phụ nữ (và một số người đàn ông) đã chấp nhận hi sinh công việc ở độ tuổi 30 để trở thành cha mẹ thường nghĩ rằng họ đang tự làm tổn hại đến triển vọng phát triển sự nghiệp của mình. Nhưng nếu họ tăng tốc vào khoảng chục năm sau đó, và tìm thấy các công ty sẵn sàng giữ họ lại trên con đường phát triển rộng mở, họ sẽ nhận thấy rằng mình đang có những cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời ở độ tuổi ngoài 50. Số lượng nữ giới có tri thức tham gia vào lực lượng lao động ngày càng tăng, vì thế, nam giới không còn là người duy nhất đi làm và tham gia nhiều hơn vào việc dạy dỗ con cái, chăm lo cho gia đình.
Phụ nữ, theo truyền thông, là người nắm vai trò chủ đạo trong việc chăm sóc gia đình, mặc dù điều này đang thay đổi khi các quốc gia và công ty bắt đầu cho phép cả nhân viên nam hoặc nữ nghỉ phép khi có con mới sinh. Các bậc cha mẹ được tự đưa ra quyết định về gia đình và công việc. Trong khi đó, những phụ nữ có trình độ học vấn và có trình độ cao quay trở lại công việc với tham vọng hơn bao giờ hết bên cạnh sự thay đổi về trách nhiệm của đàn ông và phụ nữ trong gia đình. Một số công ty rất linh hoạt đón nhận và tạo cơ hội cho thời kì khởi sắc này của họ, khai thác nguồn nhân lực dồi dào, mạnh mẽ trong nền kinh doanh toàn cầu. Đối với những nhà tuyển dụng thông minh, sáng tạo này, việc trọng dụng những nữ nhân tài trong độ tuổi ngoài 50 có thể mang lại lợi ích vô cùng to lớn.