Năng Suất Là Chìa Khóa
Mối quan hệ giữa đồng đô la Mỹ và dầu thô tồn tại vì một lý do rất đơn giản: hàng hoá được định giá bằng đô la. Tuy nhiên, câu chuyện của đồng đô la Úc (Aussie) và vàng lại không giống như vậy, bởi nó bắt nguồn từ khâu sản xuất. Tính đến năm 2008, Úc được xếp hạng là nhà sản xuất vàng lớn thứ tư trên thế giới, đứng sau Trung Quốc, Nam Phi và Mỹ. Theo công ty tư vấn GFMS, mặc dù không phải là nhà sản xuất lớn nhất, nhưng với sản lượng khoảng 225 tấn vàng mỗi năm thì Úc cũng không phải một nhà sản xuất vàng nhỏ. Do đó, đồng tiền của quốc gia này cũng biến động khá giống với mặt hàng mà nó sản xuất. Cùng với những biến động trong sản lượng, tỷ giá sẽ tuân theo quy luật cung và cầu giống như giao dịch tiền mặt giữa người khai thác mỏ và nhà sản xuất.
Theo một cuộc khảo sát năm 2005 của GFMS, lần cuối cùng Australia đứng thứ hai trong danh sách các nước sản xuất vàng lớn trên thế giới (sau Nam Phi), sản lượng vàng của quốc gia nằm ở Nam Thái Bình Dương này đã chạm đỉnh (khoảng 263 tấn mỗi năm). Sản lượng này chiếm 10,4% thị phần thị trường vàng thế giới. Tuy nhiên, sản lượng đã giảm dần đều theo năm, và nguồn cung giảm giúp đẩy giá cao hơn. Sau cùng, nguồn cung vàng giảm đã giúp tạo thêm nhu cầu đối với đồng đô la Úc, đồng tiền này đã luôn bám sát giá hàng hoá cho đến giữa năm 2008. Nếu một nhà đầu tư hoặc nhà kinh doanh đã biết cách vận dụng mối tương quan này, họ đã kiếm được tỷ suất lợi nhuận trên dưới 30%, chỉ tính trên cơ sở chênh lệch giá (chưa kể đến bất kỳ khoản lãi suất tái đầu tư).
Tận Dụng Mối Quan Hệ
Mặc dù chiến lược Macro có thể áp dụng ở tất cả các cấp độ, nhưng nó phù hợp nhất cho những danh mục đầu tư tương đối dài hạn. Các nhà giao dịch sẽ không thấy được mối tương quan mạnh mẽ trong từng ngày giao dịch, giống như các động lực thị trường khác rộng hơn. Do đó, sẽ có lợi hơn khi giảm bớt sự biến động và rủi ro hàng ngày với một khoảng thời gian dài hơn.
Các nhà giao dịch theo định hướng cơ bản sẽ có xu hướng mua bán một hoặc một vài công cụ, tận dụng những dấu hiệu giao dịch từ các bên khác. Những tín hiệu này có thể được thu thập từ các chủ đề như:
1. Các báo cáo dự trữ hàng hóa
2. Các báo cáo hàng tuần của các nhà giao dịch thị trường tương lai
3. Sự phát triển kinh tế của Úc
4. Lãi suất
5. Đầu tư thiên đường
Do đó, các giao dịch này có xu hướng kéo dài hơn so với cân nhắc trong các giao dịch nội nhật khi mà danh mục đầu tư cố gắng nắm bắt được thị trường nói chung chứ không chỉ là sự tăng hoặc giảm trong ngày.
Về mặt kỹ thuật, các nhà giao dịch thường muốn tìm ra tín hiệu trong những mô hình kỹ thuật (technical formations) với hy vọng rằng các mối tương quan tương ứng sẽ áp dụng được vào thị trường có liên quan. Dù những mô hình (formations) này nằm trong các biểu đồ vàng hay biểu đồ đô la Úc, tốt hơn hết là nên tìm một quy luật (mô hình) chắc chắn trước, thay vì tìm kiếm cả hai biểu đồ có sự tương quan hoàn hảo. Có thể thấy rõ điều này trong các biểu đồ ví dụ dưới đây.
Hình 1
Hình 2
Trong hình 2, với thị trường bất ổn và nhà đầu tư bị thua lỗ trong năm 2008, các nhà đầu tư đã có cơ hội nhảy vào thị trường chứng khoán khi đồng đô la Úc cũng như vàng đều tăng giá trong ngắn hạn. Hiểu được rằng điều này chỉ là một sự thổi phồng trong một thị trường đang suy thoái khác, những nhà đầu tư có hiểu biết có thể nhìn thấy được mối quan hệ khá khăng khít giữa giá của hai loại tài sản. Do đó về mặt kỹ thuật, sẽ có một cơ hội trong thời gian ngắn khi mà vàng cán mốc 905.5 đô la Mỹ, tương ứng với mốc 0.85 của tỉ giá giữa đồng đô la Úc và đồng đô la Mỹ. Việc hai tài sản trên cùng chạm đỉnh càng khẳng định rõ ràng hơn sự sụt giảm của tỷ giá đồng đô la Úc.
Hãy Thử Một Thiết Lập Giao Dịch
Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào một thiết lập giao dịch ngắn hơn liên quan đến cả đồng đô la Úc và vàng.
Đầu tiên, bức tranh vĩ mô chung, như hình 2, cho chúng ta thấy rằng giá vàng đã giảm mạnh khi các nhà đầu tư và các giao dịch viên bán phá giá tài sản rủi ro. Sau động thái này, công tác củng cố lại thị trường giúp gieo niềm tin rằng sẽ có những dấu hiệu đầu tiên cho sự phục hồi của thị trường. Ý tưởng này được củng cố bởi một xu hướng là các nhà đầu tư cổ phiếu sẽ chuyển một phần tiền đầu tư vào các hàng hóa có tính an toàn khi mà thị trường chứng khoán tiêu chuẩn toàn cầu liên tục mất giá.
Hình 3
Trong hình 4 bên dưới, chúng ta thấy một điều tương tự trong biểu đồ của đô la Úc sau khi nó chạm mốc đáy (dưới mức 0.6045). Chính tại mốc này, đồng tiền này đang phải chịu áp lực nặng nề do các nhà đầu cơ trên toàn thế giới cho rằng đồng đô la Úc là đồng tiền có rủi ro. Khi có cả hai yếu tố này, hướng của danh mục sẽ là hướng lên trên.
Tiếp theo, chúng ta hãy xem bảng xếp hạng và áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ và kháng cự cơ bản. Từ cách nhìn nhận ban đầu về giao dịch vàng, chúng tôi dựng ra một khoảng kháng cự (giữa điểm kháng cự và điểm hỗ trợ) với 3 điểm (A, B, C) trong biểu đổ như hình 3. Khoảng kháng cự của giá vàng này sẽ tương ứng với khoảng kháng cự ngắn hạn của tỉ giá giữa AUD và USD như trong hình 4.
Hình 4
Sự phối hợp này đạt tới đỉnh điểm vào ngày 10 tháng 12 năm 2008 (Điểm C trong Hình 3). Cả hai tài sản đều chạm ngưỡng hỗ trợ (đường xu thế bên dưới của khoảng kháng cự), nhưng chúng ta cũng nhìn thấy chỉ số MACD gia tăng (chỉ số nói về sự khác biệt giữa hai xu hướng trong ngắn hạn và xu hướng trong dài hạn) càng củng cố cho việc tỉ giá AUD/USD sẽ tăng trong tương lai.
Cuối cùng, chúng ta đặt một lệnh tương ứng vào cuối phiên, 0.6561. Điểm dừng tiếp theo sẽ được đặt ở mức thấp. Trong trường hợp này, mức thấp nhất vào ngày 5 tháng 12 là 0,6290, khoảng 271 pip. Khi thực hiện quản lý rủi ro thích hợp với tài khoản, chúng tôi đặt mục tiêu của mình là 0,7103 với một tỉ lệ rủi-ro-trên-đền-đáp là 2:1. May mắn là giao dịch này mất không quá một tuần khi đạt được mục tiêu (lợi nhuận 542 pip) vào ngày 18 tháng 12.
Phần Kết Luận
Các chiến lược đầu tư liên thị trường như với đồng đô la Úc và vàng là minh chứng cho những cơ hội kiếm tiền mà các nhà đầu tư và giao dịch viên có trình độ có thể tận dụng. Cho dù đó là để tạo ra một tỉ lệ các phiên giao dịch có lãi / các phiên giao dịch chịu lỗ cao hơn hoặc tăng lợi nhuận danh mục đầu tư tổng thể, hiểu biết về các mối tương quan giữa các thị trường chắc chắn sẽ giúp cho "màn trình diễn" của bất kỳ ai tham gia vào thị trường thêm phần đặc sắc.