Về bản chất, cách tiếp cận EBIT-EPS là một cách để dự đoán về mặt toán học cách cấu trúc của bảng cân đối kế toán sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của công ty như thế nào.
Khái niệm cơ bản của phương pháp EBIT-EPS
Để hiểu cách thức hoạt động của phương pháp EBIT-EPS, trước tiên chúng ta phải hiểu hai chỉ số chính liên quan là EBIT và EPS.
EBIT đề cập đến thu nhập của công ty trước lãi suất và thuế. Chỉ số này loại bỏ tác động của lãi suất và thuế, cho nhà đầu tư hoặc người quản lý biết công ty đang hoạt động như thế nào, ngoại trừ các tác động đến từ thành phần của bảng cân đối kế toán. Về mặt EBIT, không có vấn đề gì nếu một công ty bị quá tải nợ hoặc không có khoản vay nào cả. EBIT cũng sẽ đều giống nhau.
EPS là viết tắt của thu nhập trên cổ phần, là lợi nhuận mà công ty tạo ra bao gồm cả tác động của lãi suất và tiền thuế phải nộp. EPS đặc biệt hữu ích cho các nhà đầu tư vì nó đo lường lợi nhuận trên cơ sở mỗi cổ phiếu. Nếu tổng lợi nhuận của công ty tăng vọt nhưng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu lại giảm sút, thì đó là một điều tồi tệ đối với những nhà đầu tư sở hữu số lượng cổ phiếu cố định. EPS thể hiện sự bất ổn này một cách đơn giản, dễ hiểu.
Tỷ lệ giữa hai chỉ số này có thể cho các nhà đầu tư và quản lý thấy được những kết quả ở dòng cuối cùng, chỉ số EPS liên quan đến hiệu suất vốn của công ty nhưng độc lập với cấu trúc vốn - EBIT.
Ví dụ: Giả sử một công ty muốn duy trì EPS ổn định nhưng lại đang xem xét đến một khoản vay mới để giữ cân bằng cho bảng cân đối kế toán. Để EPS duy trì ổn định, EBIT của công ty cũng phải tăng ít nhất bằng chi phí lãi vay mới từ khoản nợ. Nếu EBIT tăng giống như chi phí lãi vay tiếp theo, thì EPS sẽ ổn định, giả sử không có thay đổi về thuế.
Một ví dụ phức tạp hơn
Việc phân tích trở nên phức tạp hơn khi một công ty đang cân nhắc tăng nợ và huy động thêm vốn cổ đông cùng một lúc. Chúng ta có thể xử lí vấn đề này bằng cách sử dụng công thức toán học thể hiện mối quan hệ giữa EPS và EBIT. Để cho đơn giản, chúng tôi sẽ cho rằng không có cổ phiếu ưu đãi để xem xét.
Hãy xem qua một ví dụ. Giả sử một công ty có 100 cổ phiếu đang lưu hành, EPS là $5, không có nợ và thuế suất 30%. Với thông tin này, chúng tôi có thể sử dụng công thức để tính EBIT hiện tại của công ty.
Đầu tiên, chúng tôi sẽ sắp xếp lại công thức tính EBIT.
Sau khi biến đổi công thức và điền số vào các biến, EBIT của công ty này là $714 với không có một khoản nợ nào vào hiện tại.
Là một phần của kế hoạch tăng trưởng, công ty đang xem xét chấp nhận khoản vay mới trị giá 10.000 USD với lãi suất 5% và khoản đầu tư vốn mới từ đối tác chiến lược, sẽ yêu cầu công ty phát hành 15 cổ phiếu mới.
Đội ngũ quản lý của công ty dự báo rằng khoản tài trợ mới này sẽ giúp EBIT của công ty tăng lên $1.000 trong năm tới. Đó là một tốc độ tăng trưởng tuyệt vời, nhưng với chi phí lãi vay và cổ phiếu mới đang lưu hành trên thị trường, không rõ sự tăng trưởng này sẽ chuyển thành thu nhập trên mỗi cổ phiếu như thế nào. Mục tiêu cuối cùng là tăng $5 thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty, nhưng chỉ nên quản lí ở mức tối thiểu để ít nhất duy trì được nó.
Để hiểu cấu trúc vốn và kế hoạch tăng trưởng này sẽ tác động đến EPS như thế nào, chúng ta có thể biến đổi lại công thức, lần này sử dụng 15 cổ phiếu mới đang lưu hành trên thị trường được đề xuất ở trên (trong tổng số 115 cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường), $500 chi phí lãi hằng năm và dự kiến EBIT là $1.000. Kết quả EPS sẽ cho chúng ta biết cấu trúc vốn này là cách tốt nhất hay không để rót tiền cho kế hoạch tăng trưởng và cũng cải thiện EPS.
Điều này đạt được mức dự kiến EPS là $3.05, thấp hơn mức $5 mỗi cổ phiếu hiện có.
Phân tích này chỉ ra cho nhà quản lý và các nhà đầu tư của công ty rằng kế hoạch này không phải là tối ưu. Mặc dù có thể làm tăng EBIT, nhưng chi phí của khoản nợ mới và số lượng cổ phiếu mới đang lưu hành trên thị trường là quá lớn để đóng góp vào thu nhập trên cổ phần của công ty.
Để theo đuổi kế hoạch tăng trưởng này, công ty phải thay đổi cán cân giữa khoản nợ và sự huy động thêm vốn cổ đông, tìm nguồn tài trợ rẻ hơn hoặc tìm kế hoạch mới có thể tạo ra tốc độ tăng trưởng cao hơn để đóng góp vào chi phí lãi vay và vốn chủ sở hữu.