Phân tích danh mục đầu tư
Tất cả các quỹ tương hỗ đều có định hướng đầu tư riêng, trong đó quy định cụ thể là quỹ sẽ đầu tư vào các công ty lớn hay công ty nhỏ, và chú trọng các đặc tính tăng trưởng hay giá trị. Người quản lý quỹ tương hỗ sẽ phải tuân thủ các mục tiêu đầu tư đã đề ra. Do đó, trước hết chúng ta cần hiểu rõ định hướng đầu tư cụ thể của quỹ. Tuy nhiên, đây mới là bước đầu và chỉ khi đào sâu vào danh mục qua thời gian, chúng ta mới có thể tìm ra những tác nhân thúc đẩy thực sự của nó.
Trọng số từng khối ngành
Đôi khi nhà quản lý quỹ sẽ thiên về một số khối ngành nhất định, hoặc bởi vì họ vốn có nhiều kinh nghiệm hơn, hoặc những ngành đó mang đặc tính mà họ tìm kiếm. Ngoài ra, sự phụ thuộc vào một lĩnh vực cụ thể do không mở rộng mạng lưới đầu tư có thể giới hạn cơ hội thành công của các nhà quản lý quỹ.
Để xác định tỷ trọng khối ngành của một quỹ, chúng tôi phải sử dụng phần mềm phân tích hoặc các nguồn như Yahoo hay MSN. Bất kể qua con đường nào, nhà đầu tư phải so sánh quỹ với chỉ số tham chiếu của nó để xác định khi nào người quản lý quỹ nên tăng hoặc giảm phân bổ cho các khối ngành cụ thể liên quan đến chỉ số đó. Phân tích này sẽ làm sáng tỏ rằng so với chỉ số thàm chiếu, liệu nhà quản lý quỹ đang giữ quá nhiều hoặc quá ít một khối ngành nhất định. Từ đó, chúng ta có được cái nhìn sâu sắc hơn về khuynh hướng quản lý quỹ hoặc các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của quỹ.
Phân tích có thể chỉ đơn giản là liệt kê quỹ và các chỉ số tham chiếu đặt cạnh từng khối ngành. Ví dụ, đối với một người quản lý quỹ vốn hóa lớn, cách đơn giản nhất để xác định sự phụ thuộc khối ngành là đối chiếu các khối ngành của quỹ với chỉ số S&P 500 tăng trưởng và chỉ số S&P 500 giá trị. Cả hai chỉ số này đều có cách phân chia khối ngành khá độc đáo bởi vì một số khối ngành nhất định thường rơi vào nhóm giá trị, trong khi những khối ngành khác thì lại rơi vào nhóm tăng trưởng. Công nghệ, thường được coi là thuộc nhóm tăng trưởng, sẽ có tỷ trọng cao hơn trong chỉ số S&P 500 tăng trưởng so với S&P 500 giá trị. Ngược lại, công nghiệp, hay được coi là thuộc nhóm giá trị, sẽ có tỷ trọng cao hơn trong chỉ số S&P 500 giá trị so với S&P 500 tăng trưởng. Việc so sánh quỹ với phân rã khối ngành của hai chỉ số này sẽ chỉ ra liệu quỹ có đang đi đúng hướng đã cam kết hay không và liệu có phân bố quá nhiều hoặc quá ít cho một khối ngành nào đó hay không.
Một điểm quan trọng trong cách phân tích này là xem xét cả số liệu hiện tại và số liệu quá khứ để xác định khuynh hướng quản lý của quỹ.
Phân tích mức đóng góp
Để lựa chọn cổ phiếu, một số nhà quản lý quỹ dùng cách tiếp cận top-down còn những người khác lại tiếp cận theo kiểu bottom-up. Top-down có nghĩa là người quản lý quỹ sẽ đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô để xác định xu hướng toàn cầu rồi sau đó xác định xem khu vực hoặc khối ngành nào sẽ hưởng lợi từ xu hướng này. Nhà quản lý quỹ sau đó sẽ xem xét đến các công ty cụ thể trong khu vực hoặc khối ngành hấp dẫn đó.
Trái lại, cách tiếp cận bottom-up thường bỏ qua các yếu tố kinh tế vĩ mô khi tìm kiếm công ty để đầu tư. Một người quản lý sử dụng phương pháp bottom-up sẽ lọc ra công ty tiềm năng dựa trên các tiêu chí nhất định, chẳng hạn như chỉ số định giá, thu nhập, quy mô, tăng trưởng hoặc tổ hợp của các yếu tố này. Sau đó, họ thực hiện thẩm định nghiêm ngặt (due diligence) các công ty vượt qua từng giai đoạn của quá trình sàng lọc này.
Để xác định liệu một người quản lý quỹ tạo ra giá trị gia tăng cho quỹ dựa trên phân bổ tài sản hay dựa trên năng lực lựa chọn cổ phiếu, nhà đầu tư cần tiến hành phân tích mức đóng góp. Ví dụ, phân tích mức đóng góp có thể cho biết một người quản lý đã chọn sai khối ngành đầu tư nhưng lại chọn được những cổ phiếu tốt nhất trong mỗi khối ngành. Ví dụ này cho thấy nhà quản lý đó cần phải tiếp cận bottom-up. Nếu định hướng đầu tư lại là bottom-up thì điều này có thể đáng ngại vì chúng ta đã phát hiện ra năng lực yếu kém của người quản lý quỹ trong việc phân bổ tài sản (top-down).
Hãy lấy một danh mục đầu tư gồm 5 khối ngành làm ví dụ:
Trong bảng dưới đây, chúng ta so sánh một danh mục đầu tư quỹ tương hỗ với những chỉ số tham chiếu và xác định mức độ đóng góp của phân bổ tài sản (tỷ trọng khối ngành) và năng lực lựa chọn cổ phiếu vào tỷ suất lợi nhuận của danh mục.
Danh mục
|
--
|
Trọng số
|
Lợi nhuận
|
Đóng góp
|
Khối ngành 1
|
0,30
|
4,2
|
1,26
|
Khối ngành 2
|
0,20
|
3,7
|
0,74
|
Khối ngành 3
|
0,30
|
6,2
|
1,86
|
Khối ngành 4
|
0,10
|
3,0
|
0,3
|
Khối ngành 5
|
0,10
|
2,2
|
0,22
|
Tổng:
|
4.38
|
Chuẩn tham chiếu
|
--
|
Trọng số
|
Lợi nhuận
|
Đóng góp
|
Trọng số vượt mức
|
Hiệu quả (của quỹ so với chuẩn tham chiếu)
|
Khối ngành 1
|
0,20
|
6,2
|
1,240
|
0,10
|
-2,0
|
Khối ngành 2
|
0,30
|
3,5
|
1,050
|
-0,10
|
0,2
|
Khối ngành 3
|
0,20
|
3,7
|
0,740
|
0,10
|
2,5
|
Khối ngành 4
|
0,15
|
1,5
|
0,225
|
-0,05
|
1,5
|
Khối ngành 5
|
0,15
|
2,0
|
0,300
|
-0,05
|
0,2
|
Tổng:
|
3,550
|
Tổng:
|
0,83
|
Mức đóng góp (năng lực lựa chọn cổ phiếu và phân bổ tài sản)
|
--
|
Lựa chọn
|
Phân bổ
|
Tương tác
|
Khối ngành 1
|
-0,400
|
0,620
|
-0,200
|
Khối ngành 2
|
0,060
|
-0,350
|
-0,020
|
Khối ngành 3
|
0,500
|
0,370
|
0,250
|
Khối ngành 4
|
0,225
|
-0,075
|
0,075
|
Khối ngành 5
|
0,030
|
-0,100
|
0,010
|
Tổng:
|
0,415
|
0,465
|
--
|
Hiệu ứng quản lý chủ động
|
0,880
|
Sai số
|
-0,055
|
Hiệu quả tổng thể
|
0.825
|
Bảng đầu tiên cho biết trọng số của 5 khối ngành trong danh mục đầu tư của quỹ. Cột thứ hai trong bảng này cho biết lợi nhuận thu được từ từng khối ngành, và cột thứ ba tính toán sự đóng góp của từng khối ngành đến tổng lợi nhuận của quỹ (= trọng số x lợi nhuận).
Bước 1: Xác định trọng số theo khối ngành cho cả quỹ và chỉ số tham chiếu.
Bước 2: Tính toán sự đóng góp của từng khối ngành vào quỹ bằng cách nhân trọng số từng khối ngành với lợi nhuận của khối ngành tương ứng. Lặp lại chu trình đó cho chỉ số tham chiếu.
Bước 3: Tính toán tỷ suất lợi nhuận cho quỹ bằng cách cộng mức đóng góp của từng khối ngành lại với nhau. Lặp lại tính toán này với chỉ số tham chiếu. Trong trường hợp này, quỹ đã đạt tỷ suất lợi nhuận trong kỳ là 4,38%. Bảng thứ hai cho biết các tính toán tương tự cho chỉ số đối chiếu. Chúng ta có thể thấy rằng tổng lợi nhuận cho chỉ số đối chiếu là 3,55% và quỹ này đã đánh bại chỉ số đối chiếu (cao hơn 0,83%).
Bước 4: Tính toán trọng số vượt mức bằng cách lấy trọng số mỗi khối ngành trong chỉ số tham chiếu trừ đi trọng số của khối ngành tương ứng trong quỹ.
Bước 5: Tính toán hiệu quả của quỹ bằng cách lấy lợi nhuận của mỗi khối ngành trong chỉ số tham chiếu trừ đi lợi nhuận của khối ngành tương ứng trong quỹ. Chú ý rằng quỹ này phân tỷ trọng 30% cho khối ngành 1, trong khi chỉ số đối chiếu chỉ là 20%. Như vậy, người quản lý quỹ trên đã phân bổ vượt mức (so với chỉ số tham chiếu) cho khối ngành này bởi cho rằng nó sẽ đánh bại chỉ số tham chiếu. Chúng ta có thể thấy rằng lợi nhuận 4,2% của khối ngành 1 trong quỹ thấp hơn 2% so với lợi nhuận trong chỉ số đối chiếu. Hiện tượng này có thể khó hiểu: quản lý quỹ đã đúng khi phân bổ cho khối ngành 1 bởi trong chỉ số tham chiếu nó có lợi nhuận 6,2%, mức cao nhất trong 5 khối ngành. Tuy nhiên, việc lựa cổ phiếu trong bản thân khối ngành đó lại không hợp lý nên lợi nhuận của quỹ chỉ là 4,2%.
Bước 6: Tính toán mức độ đóng góp của năng lực lựa chọn cổ phiếu bằng cách nhân trọng số của khối ngành trong chỉ số đối chiếu với hiệu quả.
Bước 7: Tính toán mức độ đóng góp của phân bổ tài sản bằng cách nhân lợi nhuận của chỉ số thị trường với trọng số vượt mức.
Bước 8: Tính toán độ tương tác bằng cách nhân cột trọng số vượt mức với cột hiệu quả.
Bảng thứ ba cho biết tính toán đóng góp của phân bổ tài sản và lựa chọn cổ phiếu. Trong ví dụ này, sự đóng góp của nhà quản lý cho hiệu quả của khối ngành 1 (bị vượt mức) là 0,62% nhưng người quản lý đã sai lầm khi lựa chọn cổ phiếu, dẫn đến sự đóng góp là -0.4%.
Bảng cuối cùng cho thấy hiệu ứng của việc quản lý chủ động là dương 0,88% trừ phần không được giải thích là -0,055, dẫn đến đóng góp của việc quản lý chủ động là 0,825%.
Như bạn có thể thấy, thông tin này là rất hữu ích để xác định xem người quản lý nâng cao hiệu quả của quỹ thông qua phân bổ tài sản (top-down) hay lựa chọn cổ phiếu (bottom-up). Kết quả của phân tích này cần được so sánh với định hướng đầu tư của quỹ cũng như quá trình quản lý quỹ.
Kết luận
Còn có nhiều yếu tố khác cần phải xem xét khi phân tích danh mục đầu tư của một quỹ tương hỗ. Bằng cách phân tích trọng số khối ngành của quỹ và sự đóng góp của nhà quản lý quỹ vào hiệu quả của quỹ, nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động trong quá khứ của quỹ và nên dùng nó ra sao trong một danh mục đầu tư đa dạng của các quỹ khác. Nhà đầu tư cũng có thể phân tách danh mục đầu tư dựa trên vốn hóa thị trường để xác định xem người quản lý quỹ có kỹ năng đặc biệt trong việc chọn công ty với các đặc tính quy mô nhất định hay không.
Dù cho nhân tố hay đặc tính mà nhà đầu tư muốn phân tích là gì thì kết quả phân tích sẽ giúp họ có cái nhìn sâu sắc hơn về năng lực của người quản lý cũng như nâng cao chất lượng của quá trình xây dựng danh mục đầu tư. Lý tưởng nhất, một nhà đầu tư sẽ muốn có người quản lý vừa giỏi phân bổ vừa giỏi chọn cổ phiếu, cũng như những quản lý quỹ có chuyên môn về các khối ngành nhất định. Tuy rằng sẽ tốn nhiều thời gian nhưng cách phân tích này có thể cung cấp các thông tin cần thiết để xây dựng một danh mục đầu tư hiệu quả.