Phân Khúc Thị Trường Là Gì Và Liệu Nó Có Quan Trọng Đối Với Doanh Nghiệp Hay Không?

15/01/2020 - 07:00 24599     0

Hãy cùng tìm hiểu định nghĩa thế nào là phân khúc thị trường, cách nó ứng dụng trong kinh doanh, làm sao để phân chia được thị trường và nắm được bức tranh toàn cảnh của vòng lặp phân khúc thị trường từ trước tới nay.

Trong rất nhiều năm, các chuyên gia marketing đã phân khúc khách hàng của họ để hiểu về hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Nghe thì có vẻ dễ dàng, tuy nhiên một số các công ty đã, đang (và sẽ tiếp tục) rơi vào một  cái bẫy nguy hiểm khi tính đến việc phân khúc. Thứ nhất, đơn giản là họ không thực hiện phân khúc. Thứ hai, họ nhầm lẫn giữa phân khúc khách hàng với thống kê dân số. Và thứ ba, nhiều doanh nghiệp đã quên hỏi chính mình tại sao họ muốn phân khúc và quyết định nào sẽ được đưa ra dựa trên thông tin họ nhận được.

Trong một số trường hợp khác, các công ty chỉ tập trung vào những phân khúc truyền thống mà không xét đến những thay đổi lớn trong hành vi tiêu dùng của khách hàng do sự phát triển của công nghệ thông tin. Ví dụ như những phân khúc dựa trên số liệu thống kê về dân số hay địa lý không bao giờ xác định được những gì một người tiêu dùng muốn ngoài một sản phẩm cụ thể (chẳng hạn như nước trái cây). Vậy thì ngay sau đây, chúng ta hãy đi giải thích phân khúc thị trường là gì, quá trình để thực hiện phân khúc thị trường và lý do phân khúc thị trường quan trọng đối với doanh nghiệp.

Phân khúc thị trường là gì?

Phân khúc thị trường là phân loại những nhóm người tiêu dùng tiềm năng, phù hợp với nhu cầu, yêu cầu và xu hướng tiêu dùng của họ để tạo ra một phản ứng giống nhau cho một chiến dịch marketing cụ thể. Phân khúc thị trường là một chiến lược marketing hữu hiệu, thông qua đó các doanh nghiệp có thể phân chia một thị trường tiêu dùng lớn thành các phân khúc xác định, để có thể hiểu rõ hơn về động lực của người tiêu dùng.

Phân khúc thị trường, nói một cách đơn giản, là tách một nhóm khách hàng thuộc thị trường đại chúng thành các nhóm khách hàng nhỏ hơn có nhu cầu và hành vi tiêu dùng tương tự nhau. Khi đó, doanh nghiệp có thể thiết lập được mục tiêu cho nỗ lực marketing của họ (ví dụ như thị trường mục tiêu), từ đó tùy chỉnh các dịch vụ và sản phẩm tốt hơn để đáp ứng các khách hàng mục tiêu của họ.
Hãy xem xét ví dụ sau đây: thị trường nước giải khát bao gồm những người sẵn sàng mua đồ uống để đáp ứng nhu cầu giải khát của họ. Mặc dù có vẻ khá đơn giản để nắm được nhu cầu giải khát của mọi người trên thế giới, nhưng thực tế, không có một sản phẩm thương mại nào thỏa mãn được mong muốn của tất cả mọi người. Nhu cầu cá nhân, thị hiếu người dùng, độ nhạy giá và nhiều yếu tố khác dẫn đến sự khác biệt trong cách cách lựa chọn sản phẩm giải khát của mỗi người. Sự khác biệt và tương đồng là những yếu tố quan trọng để các tổ chức kinh doanh hoặc phi lợi nhuận, các doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng cân nhắc khi định hướng chiến lược marketing và phân khúc thị trường.

Mục đích của phân khúc là tìm hiểu càng nhiều càng tốt thông tin về người tiêu dùng, từ đó tạo ra được các chiến dịch marketing mục tiêu. Hướng mục tiêu tới một thị trường cụ thể không có nghĩa là loại trừ những khách hàng nằm ngoài tiêu chí đã chọn. Thay vào đó, việc nắm bắt hành vi tiêu dùng của càng nhiều khách hàng cụ thể sẽ càng giúp công ty tạo ra được một chiến dịch marketing hiệu quả. Đây là một cách hợp lý hơn, hữu hiệu hơn để tiếp cận khách hàng tiềm năng và tạo ra doanh thu. Vừa rồi chúng ta đã đề cập đến định nghĩa thế nào phân khúc thị trường nào, bây giờ hãy cùng đi sâu vào quy trình ba bước của việc phân khúc thị trường, bao gồm: Phân khúc, Xác định mục tiêu, Xác định vị trí.

Tại sao phân khúc thị trường lại ảnh hưởng tới doanh nghiệp?

Như đã đề cập ở đầu bài viết, dữ liệu lớn và công nghệ đã làm thay đổi cách tiếp cận của các công ty tới phân khúc thị trường. Công nghệ xoay quanh giao tiếp phổ thông giá rẻ. Ranh giới sẵn có giữa một loạt các sản phẩm và dịch vụ đã được nới rộng, bên cạnh đó nhiều sản phẩm đã được chuyển đổi thành định dạng kỹ thuật số. Công nghệ cũng đã tạo ra một luồng thông tin hai chiều giữa khách hàng và nhà cung cấp, tạo ra một tập hợp hoàn toàn mới về hành vi và kỳ vọng của khách hàng xung quanh cách thức, thời gian, địa điểm mua sắm và sử dụng sản phẩm của họ, ở bất kì dạng nào. Đây không hẳn là một tin xấu, vì theo thời gian, nhu cầu của khách hàng sẽ trở nên hơn dễ phục vụ nhờ vào việc sử dụng phân tích nâng cao.

Chính vì tính cá nhân, nhu cầu, hành vi, vv của khách hàng thay đổi theo thời gian nên điều quan trọng là các công ty phải duy trì tốc độ, sự nhất quán sửa đổi và chỉnh sửa các phân khúc của họ cho phù hợp với dữ liệu mới về hành vi thực tế. Bạn cần thông tin về những lợi ích và tính năng nào quan trọng đối với khách hàng, cần dữ liệu về các xu hướng xã hội, kinh tế và công nghệ mới nổi có thể thay đổi mô hình mua sắm và sử dụng hàng hóa.

Phân khúc hiệu quả cần phải năng động theo hai hướng và cần được định hình lại ngay khi chúng mất sự liên kết. Hướng thứ nhất là tập trung vào những nhu cầu và hành vi tiêu dùng phát triển nhanh chóng, chứ không phải là những đặc điểm tính cách hàng ngày trong cuộc sống của người tiêu. Hướng thứ hai là tập trung vào các phân khúc đang được định hình lại nhanh chóng bởi công nghệ, biến động kinh tế và các hốc tiêu dùng mới.

Nếu một công ty hoặc một doanh nghiệp bỏ qua việc phân khúc thị trường và bỏ qua khách hàng mục tiêu, họ sẽ không có gì để bán và cũng không có ai để bán cả. Một chiến lược thị trường tốt và kèm theo đó một phân khúc thích hợp có thể làm tăng khả năng cạnh tranh, thu hồi thương hiệu, giữ chân khách hàng, truyền thông và mở rộng thị trường của công ty. Nói tóm lại, nhắm mục tiêu vào đúng phân khúc phù hợp sẽ làm cho công ty trở nên phát triển và sinh lợi nhuận cao hơn.

Ưu điểm của phân khúc thị trường

Về cơ bản, phân khúc thị trường làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của một thị trường tiêu dùng có quy mô đáng kể, nơi mà các phần tiêu dùng khác nhau có thể có nhu cầu, thị hiếu và nhận thức không giống nhau về các sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Cân nhắc các kết luận khác nhau rút ra được thông qua phân khúc thị trường giúp các doanh nghiệp có thể phân bổ nguồn lực của mình để phát triển một kế hoạch marketing phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của người tiêu dùng mục tiêu. Phân khúc thị trường đã phát triển như một thành phần marketing thiết yếu và ngày nay, nó được sử dụng bởi các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau để thực hiện các mục đích khác nhau và đáp ứng những yêu cầu tiếp thị đa dạng.

Cung cấp định hướng

Phân khúc thị trường được sử dụng như một công cụ thiết yếu của các doanh nghiệp để giúp họ xác định các nhóm người tiêu dùng, trong đó có khách hàng mục tiêu của họ. Do vậy, phân khúc thị trường cung cấp cho các doanh nghiệp định hướng để áp dụng một phương pháp marketing khả thi cũng như phát triển một chiến lược marketing hiệu quả.

Tạo ra giá trị

Từ kết quả của việc phân khúc thị trường, các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về động lực của những phân khúc nhỏ hơn, bao gồm khách hàng mục tiêu của họ nói riêng, cũng như của thị trường tiêu dùng lớn nói chung. Điều này giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt trong việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng mục tiêu. Có được cái nhìn sâu sắc về nhận thức và sở thích của người tiêu dùng mục tiêu, các công ty có thể dự đoán tốt hơn về độ yêu thích của hàng hóa và dịch vụ mà họ cung cấp như là các thực thể có giá trị cho cơ sở người tiêu dùng của họ.

Lợi thế cạnh tranh

Phân khúc thị trường được coi là một công cụ hỗ trợ hướng đến việc xác định các phân khúc những nhóm người tiêu dùng cụ thể, nhu cầu và yêu cầu tương ứng của khách hàng, như đã được trình bày trước đó, nó giúp các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ của họ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Do đó, thông qua phân khúc thị trường, các doanh nghiệp có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu và yêu cầu của khách hàng mục tiêu và đạt được lợi thế cạnh tranh so với những công ty khác.

Nhược điểm của phân khúc thị trường

Mặc dù là một trong những công cụ marketing được sử dụng rộng rãi nhất ở thời điểm hiện tại, phân khúc thị trường vẫn còn một số thiếu sót. Cũng chính vì lý do đó, khái niệm phân khúc thị trường cũng đồng thời bị chỉ trích rộng rãi.

Nhiều người cho rằng phân khúc thị trường giới hạn cách tiếp cận của một doanh nghiệp đối với việc xác định và tương tác với người tiêu dùng mục tiêu. Vì vậy, nhiều khả năng các doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ những người tiêu dùng tiềm năng không nằm trong phân khúc thị trường đã xác định.

Cách tiếp cận khách quan và khái quát

Hơn nữa, các câu hỏi và mối quan tâm được nâng lên về tính khả thi của khảo sát và phân tích định lượng cho phân khúc thị trường. Vì các nghiên cứu định lượng có tính khách quan hơn thực tế, do đó các công ty và doanh nghiệp không thể chỉ sử dụng dữ liệu thống kê để khai thác sâu về hành vi tiêu dùng của khách hàng. Về cơ bản, mỗi cá nhân đều thể hiện sự đa dạng về đặc điểm và hành vi, và gần như không thể để khái quát tất cả thành một nhóm người cụ thể. Do đó người ta lập luận rằng các ứng dụng của phân khúc thị trường không khớp với các nguyên tắc động lực đa dạng của một phân khúc người tiêu dùng cụ thể và hành vi cá nhân khác nhau.

Các bước để phân khúc thị trường

Bước 1. Xác định các phân khúc

Những bước đầu tiên để thực hiện phân khúc thị trường là xác định các biến thông qua nhân khẩu học (thống kê mô tả dân số), địa lý (các vấn đề về vị trí) và thông tin tài chính. Vài năm trước một nhà marketer có thể chỉ cần dừng lại ở giai đoạn này thì ngày nay, sợi dây liên kết nhân khẩu học hay địa lý với mô hình mua của họ trông giống như một vết nứt trên kính chắn gió: một con đường gián tiếp dẫn đến các ngõ cụt khác nhau. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại như vậy? Bởi vì mọi nhà tiếp thị có kinh nghiệm đều biết rằng các khách hàng khác nhau mua vì nhiều lý do khác nhau và các khách hàng khác nhau cũng mua một sản phẩm hoặc dịch vụ theo những cách khác nhau.

Trên thực tế, các nhà tiếp thị nên, sử dụng kỹ thuật nghiên cứu thị trường phù hợp để tìm hiểu thêm về mục tiêu của họ, ví dụ, tình hình mua hàng của khách hàng. Họ nên điều tra những yếu tố môi trường và địa phương ảnh hưởng như thế nào tới cách thức giao dịch và quyết định mua sắm của khách hàng.

Tóm lại, phân khúc thị trường bao gồm việc xác định các biến thông qua các hành vi (kiến ​​thức, thái độ hướng tới và sẵn sàng sử dụng sản phẩm), tâm lý (lối sống, thái độ, hình ảnh và khát vọng của con người thực) và văn hóa. Hầu hết các biến này đòi hỏi các marketer phải phân tích khách hàng trên thị trường thông qua các phương pháp nghiên cứu chính, như khảo sát, dịch vụ khách hàng hoặc thuê tư vấn để thực hiện các dự án nghiên cứu. Nói một cách đơn giản: bạn cần có dữ liệu.

Lợi thế của phân khúc sâu hơn có thể là lợi thế cạnh tranh so với các công ty đối thủ nhưng phân khúc hời hợt hơn. Để tiếp cận được tới thông tin, các marketer phải nhận thức được rằng họ sẽ tiêu tốn một lượng tài nguyên rất lớn cũng như phải sẵn sàng bỏ thời gian để thu thập dữ liệu từ những khách hàng không sẵn sàng chia sẻ (Nghiên cứu định tính là thích hợp hơn vì nó trình bày những câu chuyện chìa khóa để thuyết phục các bên liên quan).

Cho dù bạn sử dụng phương pháp nào để đạt được dữ liệu có liên quan và phân khúc thị trường của mình, các phân khúc phải được thiết kế theo sáu đặc điểm sau: Có thể nhận dạng, số lượng đáng kể, dễ tiếp cận, ổn định, có thể thay đổi và có thể thực hiện.

1) Xác định có nghĩa là bạn có thể xác định và đo lường các đặc điểm của khách hàng, như nhân chủng học hoặc hành vi sử dụng.

2) Số lượng đáng kể tức là một phân khúc phải đủ lớn để có khả năng sinh lợi.

3) Có thể tiếp cận có nghĩa là nó phải đạt được thông qua các kênh truyền thông và phân phối.

4) Một phân khúc ổn định là một phân khúc có thể được tiếp thị một cách chiến lược trong một thời gian dài. Ví dụ: nhân khẩu học sẽ không phải là lựa khôn ngoan để sử dụng trên toàn cầu vì lối sống của mọi người rất năng động và không ngừng phát triển.

5) Có thể thay đổi. Các mục tiêu trong một phân khúc phải có nhu cầu tương tự rõ ràng khác với nhu cầu của mọi người trong các phân khúc khác.

6) Có thể thực hiện có nghĩa là bạn phải có khả năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho phân khúc của mình.

Tổng kết lại: hãy luôn tự hỏi liệu bạn có đang nhắm mục tiêu đến tất cả những khách hàng tiềm năng phù hợp với phân khúc hay không, bạn có thật sự hiểu mục tiêu của mình hay không, khách hàng có được hưởng lợi từ các sản phẩm và dịch vụ của bạn không, liệu họ có thể chi trả chúng và hãy tự hỏi rằng ý tưởng, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có dễ dàng tiếp cận khách hàng hay chưa. Bây giờ tất cả những gì bạn cần cho doanh nghiệp của mình là mục tiêu marketing và một kế hoạch.

Bước 2. Chiến lược tiếp thị mục tiêu

Với hình kinh tế hiện nay, dành nhiều thời gian và nguồn lực hơn để xác định nhiều thị trường mục tiêu có thể giúp bạn tối đa hóa chiến lược marketing của mình. Quy trình này giúp bạn biết khi nào cần tiếp thị và với khách hàng nào thì tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ nào, từ đó dẫn đến tỷ lệ hoàn vốn cao hơn nhiều. Không ai có thể đủ khả năng để nhắm tới mục tiêu là tất cả mọi người. Các doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh hiệu quả với các công ty lớn bằng cách nhắm vào một thị trường thích hợp. Với đối tượng mục tiêu được xác định rõ ràng, việc xác định vị trí và cách làm marketing cho công ty sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Dưới đây là một số lời khuyên để xác định một chiến lược marketing tốt. Thứ nhất, không có một chiến lược nào phù hợp với tất cả các nhóm người tiêu dùng, do đó, việc đưa ra các chiến lược phù hợp cho các thị trường mục tiêu của bạn là rất quan trọng. Lời khuyên thứ hai là hãy thực hiện phân tích lợi ích của tất cả các chiến lược có sẵn trước khi chọn một phương pháp nhắm tới mục tiêu cụ thể, khi đó bạn sẽ biết điều gì phù hợp nhất với công ty của bạn. Có bốn chiến lược chung để chọn thị trường mục tiêu của bạn:

(Phân tích thị trường)

Không phân biệt mục tiêu hay nhắm tới mục tiêu hàng loạt

Với chiến lược này, đội ngũ marketing sẽ xem toàn bộ thị trường là một nhóm và chỉ sử dụng duy nhất một chiến lược tiếp thị như đã đề cập trước đó trên bài viết. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có lẽ chỉ hấp dẫn trong những ngày đầu của marketing khi Ford giới thiệu nhãn hiệu Model-T của mình. Hiện nay chỉ còn số ít các doanh nghiệp coi đó là một chiến lược khả thi.

Nhắm tới mục tiêu tập trung

Cách tiếp cận này là sự kết hợp giữa marketing hàng loạt với phân khúc thị trường bằng cách tập trung vào một thị trường cụ thể mà các nỗ lực marketing được nhắm mục tiêu xác định. Cách này chủ yếu được sử dụng bởi các công ty nhỏ đã xác định được mục tiêu phụ hẹp hơn của một phân khúc rộng mà không được chú ý bởi các công ty lớn. Chiến lược này thường cho ra kết quả là lợi ích trước mắt khi việc tập trung vào một phân khúc cho phép họ cạnh tranh hiệu quả với các công ty lớn hơn.

Nhắm mục tiêu theo phân khúc khác nhau hoặc phân khúc đa đoạn:

Chiến lược này được các marketer sử dụng để nhắm mục tiêu tới nhiều thị trường bằng cách sử dụng một chiến lược tiếp thị riêng duy nhất cho mỗi thị trường. Nhắm mục tiêu theo nhiều phân khúc chủ yếu mang lại lợi ích cho các công ty sản phẩm tiêu dùng lớn, cung cấp nhiều sản phẩm (ví dụ: giày bóng đá và giày bóng chày) trong một danh mục sản phẩm rộng hơn (ví dụ: giày dép).

Marketing tuỳ chỉnh hay marketing vi mô

Cách tiếp cận nhắm mục tiêu marketing mới nhất này được xúc tác bởi Internet, thường được sử dụng để thu hút khách hàng bằng các chương trình marketing riêng lẻ. Để phân khúc tiếp thị vi mô có hiệu quả, ở một mức độ nào đó, các marketer phải cho phép khách hàng tự xây dựng sản phẩm của riêng họ. Càng nhiều công ty sử dụng internet để làm marketing, marketing vi mô sẽ càng phát triển

Bước 3. Định vị

Bất kể bạn chọn một chiến lược marketing nào, tổng quan chiến lược đó phải có liên quan đến quá trình định vị kết quả đầu ra của công ty theo những cách sẽ thu hút khách hàng mục tiêu. Định vị là quá trình mà bạn xác định một thị trường, sản phẩm hoặc dịch vụ và truyền đạt lợi ích cho các khách hàng tiềm năng với mục tiêu thuyết phục họ tin rằng kết quả đầu ra của sản phẩm công ty bạn tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ, nếu một khách hàng có nhu cầu mua một chiếc máy tính xách tay giá cả phải chăng, có khả năng họ sẽ nghĩ một công ty như Dell, vì nỗ lực marketing của Dell là cung cấp một sản phẩm giá trị tốt với chi phí hợp lý. Khi bạn bắt đầu nghyếu tố sẽ kết nối đến vị trí của bạn, tất cả những yếu tố đó phải gắn liền với phương pháp định vị để đạt được hiệu quả tối đa. Nếu không, chiến dịch marketing của bạn sẽ không thể sở hiện hữu trong tâm trí của những khách hàng mục tiêu và bạn sẽ không có được hiệu ứng mong muốn.

Để đến được vị trí thành công, bạn phải có kiến ​​thức thấu đáo về những lợi ích chính mà thị trường mang lại, từ đó biết được khách hàng của bạn thực sự muốn mua gì từ bạn, làm sao để sản phẩm của bạn nổi bật trong số các đối thủ cạnh tranh và lý do nào khiến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trở thành duy nhất. Khi bạn có một cái nhìn rõ ràng về các khía cạnh chiến lược này, bạn có thể bắt đầu phát triển chiến lược định vị cho kế hoạch kinh doanh của mình, bao gồm mô tả thị trường mục tiêu, cách tiếp cận sản phẩm, sản phẩm nào đang bán chạy, đối thủ cạnh tranh là ai và đề xuất bán hàng độc đáo của bạn là gì. Khi đã làm xong công việc phân khúc, bạn sẽ biết được những lợi ích mà khách hàng mong muốn để từ đó đánh giá thị trường tổng thể, giúp cho từng thị trường mục tiêu suôn sẻ hơn.

Sự phát triển và lịch sử phân khúc thị trường

Phân khúc thị trường có nguồn gốc từ các hoạt động tiếp thị của những năm 1950. Nó đã được đồng nhất và kết hợp lại trong các nỗ lực tiếp thị ở thời đại đó, vì tầm quan trọng của nó đã được công nhận bởi các giới kinh doanh khác nhau. Kể từ đó, phân khúc thị trường phát triển cả về tầm quan trọng và độ phổ biến. Cho đến ngày nay, nó là một trong những phương thức marketing được nghiên cứu nhiều nhất.

Phân khúc thị trường quan trọng đối với sự thành công trong công cuộc marketing ở thời điểm hiện tại không kém gì thời điểm nó được khai sinh vào cuối những năm 1950, đặc biệt là ở các quốc gia công nghiệp hóa. Bởi vì các doanh nghiệp đã nhận ra tầm quan trọng của việc sửa đổi sản phẩm và dịch vụ của họ sao cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, đồng thời họ biết rằng cần phải xác định cơ sở của nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng cụ thể. Và trong bối cảnh đa dạng, không đồng nhất của thị trường tiêu dùng rộng lớn, phân khúc thị trường đã được phát triển để được công nhận là một trong những nguyên tắc cơ bản cho việc áp dụng các phương pháp marketing khác nhau.

Cách mạng công nghiệp và sự phát triển

Có lẽ nhu cầu phân khúc thị trường ban đầu được nhận định như là kết quả của sự đa dạng hóa hàng hóa và sản phẩm, đó là kết quả của sự phát triển công nghiệp. Vào đầu thế kỷ XX, phân khúc thị trường đã đạt được một vị trí nổi bật và được chính thức công nhận là một thành phần marketing thiết yếu, trong bối cảnh các doanh nghiệp cần tăng hiệu quả sản xuất lên mức hàng loạt và đa dạng hóa hàng hóa và sản phẩm của mình.

Một điều chắc chắn rằng, cuộc cách mạng công nghiệp và sự phát triển đã có tác động đáng kể đến các khái niệm marketing, các triết lý và chiến lược marketing trở nên tập trung hơn vào sản xuất, vào các ứng dụng nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất.

Mặc dù vậy, sau khi những đạt được những tiến bộ liên quan đến tính linh hoạt của phương pháp sản xuất và đa dạng hóa nhu cầu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp bắt đầu chuyển hướng tập trung vào việc xác định các yêu cầu và nhu cầu của các phân khúc thị trường cụ thể. Những doanh nghiệp tập trung vào đáp ứng nhu cầu của phân khúc người tiêu dùng nhỏ hơn có thể đánh giá tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Kết quả là phương pháp marketing của họ mang lại kết quả hiệu quả và lợi thế cạnh tranh cao hơn hơn những doanh nghiệp khác.

Những phát triển ban đầu và các lý thuyết

Chamberlain là người đầu tiên chú ý đến tầm quan trọng của việc tập trung vào nhu cầu của người tiêu dùng hơn là yêu cầu làm sao để kinh doanh thành công. Chủ đề này được Robinson nói đến chi tiết hơn trong cuốn “Lý thuyết kinh tế về cạnh tranh không hoàn hảo” của ông. Những lý thuyết và suy đoán này đã thúc đẩy Smith nêu bật tầm quan trọng của phân khúc thị trường và thảo luận về tính không đồng nhất của nhu cầu tiêu dùng vào năm 1956.

Vào cuối năm 1974, Wind và Cardozo đã trình bày một định nghĩa có hệ thống hơn về phân khúc người tiêu dùng, trong bài viết 'Phân khúc thị trường công nghiệp'. Họ xác định phân khúc người tiêu dùng là một nhóm phụ người tiêu dùng có chung các yêu cầu tương tự và cho thấy xu hướng phản ứng theo cách tương tự dẫn tới một kích thích thị trường.

Kể từ đó, nhiều chuyên gia khác đã nhấn mạnh tầm quan trọng của phân khúc thị trường như một cách hiệu quả để cung cấp sản phẩm và dịch vụ, theo nhu cầu và yêu cầu của người tiêu dùng mục tiêu.

Vai trò của phân khúc thị trường trong thời điểm hiện tại

Ngày nay, phân khúc thị trường được thực hiện phổ biến như là một phần của nỗ lực marketing hiệu quả. Các lý thuyết và thực tiễn marketing hiện đại coi phân khúc thị trường như một thành phần cơ bản và tiên quyết.

Công cụ tiếp thị cơ bản

Theo thời gian, phân khúc thị trường đã được công nhận là một trong những công cụ hiệu quả nhất để đảm bảo thành công trong việc marketing. Hiện nay, các công ty và doanh nghiệp khác nhau dựa vào phân khúc thị trường để khai thác các cơ hội marketing đa dạng, phù hợp với lợi thế của họ đồng thời tận dụng tối đa được tất cả các nguồn lực sẵn có. Hơn nữa, mô tả hiện đại về phân khúc thị trường cũng giải thích rằng nó như là một công cụ cơ bản thiết yếu để đối phó với sự cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt.

Các doanh nghiệp dựa vào phân khúc thị trường để thu thập dữ liệu có giá trị và thông tin về nhu cầu, yêu cầu, thị hiếu và hành vi của người tiêu dùng, từ đó tăng khả năng đáp ứng để đối mặt với những sự cạnh tranh kinh doanh ngày càng tăng.

Thâm nhập thị trường

Phân khúc thị trường ngày nay được coi là một công cụ hiệu quả của các doanh nghiệp để tăng cường sự tương tác với người tiêu dùng mục tiêu và tập trung vào phân bổ nguồn lực để tăng hiệu quả marketing của họ đến phân khúc người tiêu dùng nhỏ hơn. Phân khúc thị trường hiện nay được thừa nhận là một yếu tố quan trọng giúp mở đường cho các doanh nghiệp thâm nhập thị trường. Vì nó cho phép các doanh nghiệp xác định mạch tiêu dùng và giúp họ phát triển một sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu của người tiêu dùng, nó phục vụ như một yếu tố thiết yếu dẫn đến việc thâm nhập thị trường.

Nguồn : THEO SAGA.VN

Saga App

Saga App