Những Thiên Tài Einsteins Tương Tai Mà Nước Mỹ Đã Bỏ Lỡ

Cúc Trần
16/01/2018 - 07:00 7308     0

Bạn biết không, chỉ tính trong nước Mỹ thôi, có hàng triệu trẻ em rất thông minh, giỏi toán học và khoa học nhưng vì sinh ra trong những gia đình nghèo mà các em hiếm khi phát huy hết tiềm năng của chính mình - và điều đó thực sự đau lòng.

Hãy cùng lấy một ví dụ, hai đứa trẻ quốc tịch Mỹ, một em được sinh ra trong gia đình giàu có và một em phải sống trong cảnh nghèo khó. Dù cả hai đều thông minh, nhưng đứa trẻ trong gia đình khá giả sẽ có nhiều khả năng trở thành một nhà phát minh, tạo ra các sản phẩm giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của Mỹ hơn. Còn đứa trẻ nghèo khó mà có thể thực hiện được điều đó.

Đó không phải chỉ là giả thuyết, nó là kết luận từ một nghiên cứu mới thuộc dự án Bình đẳng Cơ hội, được tiến hành bởi một nhóm các nhà nghiên cứu mà đứng đầu là nhà kinh tế học nổi tiếng của trường đại học Stanford - Raj Chetty. Chetty và nhóm của ông đã nghiên cứu những nhà phát minh của Mỹ - những con người mà sự nghiệp của họ đang đóng góp một phần to lớn vào sự cải thiện trong mức sống của người Mỹ. Nhóm nghiên cứu đã nhận thấy rằng trẻ em từ các gia đình nằm trong top 1% thu nhập cao của cả nước có khả năng cao trở thành những nhà phát minh, có bằng sáng chế, và tỉ lệ này cao gấp 10 lần so với những người sinh ra trong các gia đình có thu nhập dưới mức trung bình. Và một điều đáng lưu tâm nữa là trẻ em da trắng có khả năng sở hữu bằng sáng chế, nhiều hơn gấp 3 lần so với những đứa trẻ da đen. Điều đó đồng nghĩa với việc nước Mỹ bỏ lỡ hàng triệu "thiên tài Einsteins tương lai" - những người có thể đã trở thành nhà phát minh và thay đổi cuộc sống của hàng triệu người Mỹ, nếu họ lớn lên ở một khu phố khác, không phải khu nhà ổ chuột. Giáo sư Chetty cũng nói: "Khả năng đổi mới của từng người có những cách biệt rất lớn. Những cách biệt này không bắt nguồn từ năng lực, mà liên quan trực tiếp đến môi trường, thể hiện qua thu nhập, chủng tộc và giới tính.

Chetty và nhóm của ông, bao gồm Alex Bell của đại học Harvard, Xavier Jaravel thuộc Trường kinh tế London, Neviana Petkova thuộc Bộ Tài chính Mỹ, và John Van Reenen của đại học MIT, đã đưa ra một kết luận rằng: sự cách biệt trong khả năng phát minh và nhận được bằng sáng chế không bắt nguồn từ khả năng bẩm sinh. Ví dụ, trẻ em từ nhiều hoàn cảnh khác nhau đều có thể đạt được kết quả cao trong các bài thi toán và khoa học ở trường cấp ba. Nhưng chỉ có những đứa trẻ giàu có học giỏi toán học và khoa học mới trở thành nhà phát minh nhận được bằng sáng chế. Tại sao lại như vậy? Bởi vì chúng có nhiều cơ hội tiếp xúc với sự đổi mới ngay từ thời thơ ấu, theo như các nhà nghiên cứu. Việc tiếp xúc này phần lớn là do sự tương tác với những con người sáng tạo. Nếu những đứa trẻ được tiếp xúc với những con người sáng tạo, nghe những cuộc trò chuyện tại bàn ăn về nghiên cứu và đổi mới, chúng có nhiều khả năng trở nên quan tâm đến việc theo đuổi sự nghiệp đó trong tương lai, Chetty lập luận. Ông phân tích: "Nhiều cơ hội rộng mở và thường xuyên tiếp xúc với đổi mới là chìa khóa để tăng thêm tính đổi mới trong một con người. Ví dụ, Chetty lớn lên trong một gia đình các nhà khoa học, ông thường nghe lén các cuộc đối thoại về khoa học và tự mình khám phá, điều đó đã ảnh hưởng đến quyết định theo đuổi sự nghiệp của ông trong giới hàn lâm.

Các nhà phát minh cũng có nhiều khả năng đến từ các gia đình có thu nhập cao

Cứ 1.000 đứa trẻ thuộc các gia đình có thu nhập trong khoảng lương thứ 30 (chỉ có 30% dân số thấp hơn họ), thì chỉ có 1 em trở thành nhà phát minh. Ngược lại, có đến 8 trong số 1.000 trẻ em thuộc các gia đình có thu nhập trong khoảng lương thứ 100 (top những gia đình giàu nhất cả nước). (Steven Johnson / Báo The Altantic)

Aaron Hertzmann, hiện là nhà khoa học uy tín tại Adobe Systems, có 8 bằng sáng chế. Ông lớn lên ở Palo Alto, ông đã sở hữu một chiếc máy tính trước khi lên 10 tuổi. Ông được tiếp xúc với nhiều nhà phát minh từ khi còn nhỏ, vì bố của ông vốn là một “kẻ hay mày mò”, và cha dượng của ông là một nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học máy tính. Hertzmann nói về cha dượng của mình: "Ông ấy đã trao cho tôi nhiều cơ hội khám phá, tìm tòi toán học, chứ không phải chỉ đơn thuần làm bài tập về nhà”. Hertzmann và mẹ ông cũng theo dõi các hội nghị của cha dượng ở nhiều nơi như Hy Lạp, gặp các nhà khoa học khác và nghe họ nói về công việc của họ. Từ đó, ý tưởng nảy ra trong tâm trí của Hertzmann rằng lĩnh vực hàn lâm, đặc biệt là toán học và khoa học, là những lĩnh vực có ảnh hưởng to lớn tới ông. Khi tốt nghiệp đại học, cha dượng của ông cũng là người đã hướng dẫn Hertzmann trong quá trình nộp đơn xin học và lấy bằng Tiến sĩ. Hertzmann nay đã 43 tuổi, có bằng tiến sĩ trong khoa học máy tính, liên tục phát triển các ý tưởng mới và thuật toán giao thoa giữa nghệ thuật và khoa học máy tính.

Thật vậy, như các nhà nghiên cứu đã tìm ra, việc tiếp xúc với một số lĩnh vực nhất định có thể khiến trẻ em có xu hướng theo đuổi nghề nghiệp đó hơn, và trong trường hợp này là khoa học và sáng chế. Việc tiếp xúc, bên cạnh môi trường sống, cũng rất quan trọng đối với việc xây dựng tính sáng tạo và đổi mới: Việc lớn lên trong một khu phố tốt có thể sẽ truyền cảm hứng cho nhiều trẻ em phấn đấu đạt lấy bằng sáng chế trong cùng một lĩnh vực nhỏ. Ví dụ, những người lớn lên ở Minneapolis, nơi có nhiều nhà máy sản xuất thiết bị y tế, đặc biệt có khả năng lớn đạt được bằng sáng chế trong lĩnh vực thiết bị y tế trong tương lai. Trong số những người lớn sống ở Boston, những người lớn lên ở Thung lũng Silicon đặc biệt sẽ có khả năng cao được cấp bằng sáng chế trong lĩnh vực khoa học máy tính. Trẻ em có cha mẹ có bằng sáng chế trong một lĩnh vực cụ thể - phải, cũng tương tự như thế - có nhiều khả năng được cấp bằng sáng chế trong lĩnh vực chính xác giống như cha mẹ họ đã làm.

Những trẻ em gái lớn lên ở một khu vực mà phụ nữ có tỷ lệ bằng sáng chế cao hơn trong một lĩnh vực nhất định sẽ có nhiều khả năng bản thân họ cũng lấy được bằng sáng chế trong khu vực đó khi họ trưởng thành. Đặc biệt quan trọng đối với trẻ em khi có những tấm gương cho chúng, biết đổi mới và sáng tạo để noi theo và theo đuổi con đường sự nghiệp - những bé gái sống trong một môi trường có rất nhiều nhà phát minh nam sẽ không nhất thiết tự hình dung bản thân theo cùng một định hướng nghề nghiệp như vậy, nhưng các bé trai thì có. Các nhà nghiên cứu cũng đánh giá rằng: nếu các bé gái được tiếp xúc với nhiều nhà phát minh nữ như việc các bé trai được tiếp xúc với nhà phát minh nam, khoảng cách giới tính giữa nam và nữ sẽ giảm xuống một nửa. (Đội nghiên cứu nhận thấy rằng 82% các nhà phát minh 40 tuổi hiện nay đều là nam giới.)

Những phát hiện này có ý nghĩa to lớn đối với tình trạng của nền kinh tế Mỹ, bởi nền kinh tế lớn nhất thế giới này, trong những thập kỷ gần đây, đang phải chứng kiến ​​sự suy giảm lớn trong phong trào đổi mới. Đổi mới thường được đo bằng một thứ gọi là "năng suất các nhân số tổng hợp", chỉ số này chủ yếu theo dõi các tiến bộ được thực hiện bằng cách sử dụng những nguồn lực hiện có để gia tăng sản lượng. Theo Viện Brookings, trước năm 1973, năng suất tổng tăng thêm với tốc độ hàng năm là 1,9% - nhưng từ sau năm 1973, tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống còn 0,7%. Sáng kiến ​​là trọng tâm của tăng trưởng kinh tế, Chetty nói. Khoảng một nửa tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Hoa Kỳ có được là từ những phát minh và đổi mới. Sáng kiến là thứ giúp con người được sống một cuộc sống phong phú hơn, khỏe mạnh hơn và có năng suất hơn.

Phần lớn các công trình trong quá khứ của Dự án Bình đẳng Cơ hội (Equality of Opportunity) đã được thúc đẩy bởi những trăn trở bởi một công lý: tất cả mọi người, bất kể họ đến từ đâu, đều cần phải nhận được một cơ hội bình đẳng như nhau trong Giấc mơ Mỹ, Chetty nói. Nhưng những kết quả này cho thấy bình đẳng về cơ hội còn quan trọng vì một lý do khác nữa: nó làm cho nền kinh tế mạnh hơn. Chetty cũng nói thêm: "Cơ hội có thể đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế ngay cả khi bạn không quan tâm đến bất bình đẳng hoặc công bằng. Nếu bạn cho những đứa trẻ sinh ra trong gia đình nghèo một cơ hội giáo dục tốt hơn, có thể chúng sẽ lớn lên và trở thành những con người có ích cho nền kinh tế và từ đó cũng giúp được toàn xã hội.” Chetty và nhóm nghiên cứu của ông ước tính rằng nếu phụ nữ, các nhóm thiểu số và trẻ em từ những gia đình có thu nhập thấp có thể đưa ra những phát minh ở một tỉ lệ tương đương với những người đàn ông da trắng sống trong gia đình giàu có thì nước Mỹ sẽ có nhiều nhà phát minh hơn gấp 4 lần hiện tại.

Chetty và nhóm của ông đã đưa ra những kết quả này bằng cách móc nối, phân tích các đơn đăng ký bằng sáng chế ở Hoa Kỳ từ năm 1996 đến năm 2014 với các bản khai thuế thu nhập liên bang, nhằm tạo ra một mẫu dữ liệu gồm 1,2 triệu nhà phát minh. (Nghiên cứu sử dụng các bằng sáng chế để đánh giá sự đóng góp của cá nhân đối với sự đổi mới). Họ theo dõi cuộc sống của các nhà phát minh từ khi sinh ra đến khi trưởng thành để xác định ai sẽ trở thành nhà phát minh. Sau đó, họ liên kết dữ liệu về điểm kiểm tra toán học từ lớp 3 đến lớp 8 từ những trẻ học tại các trường công ở thành phố New York để xem liệu sự khác biệt giữa những người sở hữu bằng sáng chế có liên quan đến khả năng bẩm sinh của họ hay không (và kết quả là không!). Sau đó họ nhận ra rằng trẻ em lớn lên trong môi trường với tỉ lệ sở hữu bằng sáng chế cao hơn thì có nhiều lợi thế "đáng kể" để trở thành nhà phát minh hơn, so với những trẻ khác. Họ cũng cho thấy trẻ em của những gia đình nghèo lẫn giàu có, khi đã đi học tại các trường đại học hàng đầu như MIT thì đều có tỉ lệ được cấp bằng sáng chế tương đương nhau, điều này cho thấy những yếu tố trong cuộc sống tuổi thơ của trẻ có nhiều ảnh hưởng đến việc quyết định xem liệu trẻ có thành công trong sự nghiệp sáng chế hay không.

Điều này dựa trên nghiên cứu trước đó của dự án Bình đẳng Cơ hội, và nó cho thấy rằng phát triển trong một môi trường nghèo khó sẽ làm tổn hại tới cơ hội mà một đứa trẻ có thể đạt được Giấc mơ Mỹ. Sống trong một số môi trường khó khăn sẽ làm giảm đi khả năng mà một đứa trẻ có thể đi học đại học, khả năng chúng có thể kiếm được nhiều tiền hơn bố mẹ chúng và chúng phải hoãn việc sinh con lại, cho đến khi kết hôn.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy các chính sách tăng cường tiếp xúc với sự đổi mới trong thời thơ ấu có thể tạo ra một cải thiện lớn trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, các chương trình thực tập hoặc chương trình cố vấn có thể trao cơ hội cho những trẻ em quan tâm đến toán học và khoa học được tiếp xúc với các nhà đổi mới, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng cũng như quyết định theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực đó của bọn trẻ. Bên cạnh đó, phương pháp tích hợp chỉ có thể hiệu quả - nếu trẻ tiếp xúc với nhiều kiểu người hơn, những người mà chúng nghĩ đến khi nhóm bạn bè của chúng thay đổi, và chúng có thể được truyền cảm hứng và có xu hướng theo đuổi những lĩnh vực sự nghiệp của những người không giống chúng. Điều đó sẽ giúp trẻ đạt được thành công cá nhân, và điều này cũng có thể tạo được tác động tích cực đến nền kinh tế nói chung.

Nguồn : Theo SAGA.VN
Cúc Trần

Saga App

Saga App