Nếu bạn đã làm freelancer được một thời gian, chắc hẳn bạn đã mắc phải một số sai lầm, còn nếu bạn mới chập chững bước vào nghề, khả năng cao là bạn sẽ mắc phải nhiều sai lầm trong tương lai. Sự thật là, ngay cả khi công việc trở nên dễ dàng hơn nhờ các tài liệu hướng dẫn trên internet, nhờ sự phát triển của công nghệ, và nhờ việc truy cập thông tin trở nên thuận tiện hơn, thì vẫn có những lỗi mà freelancer luôn mắc phải. Như câu ngạn ngữ cổ “nhân vô thập toàn”, sai lầm là một phần của quá trình trưởng thành.
Là một freelancer, bạn có thể mắc phải một số sai lầm nhỏ, ví dụ, lỗi chính tả nhỏ trong văn bản của bạn, trong khi những lỗi lớn hơn có thể gây bất lợi cho sự nghiệp của bạn. Điểm mấu chốt là những sai lầm có khả năng khiến bạn thụt lùi và gây thiệt hại cho công việc của bạn. Tuy nhiên, không có lý do gì để quá nghiêm khắc đối với bản thân mình, những sai lầm vẫn có thể xảy ra ngay cả trong một công việc công sở bình thường bắt đầu vào lúc 9 giờ sáng và kết thúc vào lúc 5 giờ chiều. Điều quan trọng là những điều bạn học hỏi được từ sai lầm để trở thành một freelancer và doanh nhân tốt hơn.
Để giúp bạn tránh một số lỗi nghiêm trọng nhất có thể ảnh hưởng đến công việc của bạn, bài viết này sẽ đề cập đến một số sai lầm phổ biến nhất của các freelancer và cách để tránh mắc phải chúng.
Bạn đang đọc bài viết của một người đã mắc khá nhiều sai lầm và chúng ta sẽ cùng thảo luận dưới đây cho nên hãy bạn chú ý nhé. Mong rằng sau bài viết này bạn sẽ tránh được những sai lầm đắt giá này trên con đường trở thành một freelancer chuyên nghiệp.
LỢI ÍCH KHI LÀM MỘT FREELANCER
Có rất nhiều lý do tại sao một người thường từ bỏ một công việc hành chính để trở thành một freelancer. Tôi chắc chắn rằng bạn đã từng nghĩ đến điều này trước đây đúng không? Đó là lý do tại sao bạn lại đọc bài viết này. Chắc hẳn bạn đang có hoặc từng có rất nhiều hoài nghi về tính bền vững của loại nghề nghiệp này phải không?
Nhu cầu về freelancer đang ngày càng tăng lên vì mọi người bắt đầu nhận ra lợi ích của việc làm việc tự do (freelance) và thuê chuyên gia làm việc từ xa việc so với việc thuê một lực lượng lao động lâu dài. Freelancing là một lựa chọn rất khả thi và hấp dẫn đối với những người có những kỹ năng chủ chốt trong những ngành có nhu cầu cao hiện nay.
Nhưng bây giờ, hãy tạm gác lại câu chuyện về những nhà tuyển dụng và tập trung hơn vào các freelancer (những nhân viên). Những lợi ích của freelancer là gì?
Sự Linh hoạt
Theo kinh nghiệm của tôi, tất cả chúng ta đều có giờ làm việc làm việc năng suất khác nhau. Một số người làm việc hiệu quả nhất vào ban ngày nên có thể làm việc trong giờ hành chính trong khi một số người khác lại năng suất hơn vào ban đêm. Ngoài ra còn nhiều trường hợp mà giờ làm việc năng suất cao của họ còn bất thường và ngẫu nhiên.
Dù cho bạn thuộc loại nào đi nữa, dù bạn làm việc tốt hơn vào ban ngày, vào ban đêm hay theo giờ ngẫu nhiên, trở thành một freelancer cho phép bạn linh hoạt điều chỉnh lịch làm việc sao cho phù hợp nhất với bạn. Ngoài ra, trở thành một freelancer cũng cho phép bạn tự do gián đoạn lịch làm việc của mình, dù cho một cách đột ngột mà không phải xin phép hay thông qua ai khác.
Ví dụ, một ngày nọ anh trai bạn gọi và nói rằng anh ấy sẽ đến thăm bạn với vị hôn thê mới của mình trong vài giờ nữa để mọi người có thể dùng bữa trưa và làm quen nhau. Khi là một freelancer, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh lịch làm việc của mình để đi ăn trưa với anh trai trong khi điều đó gần như là không thể trong môi trường làm việc thông thường.
Cân bằng giữa cuộc sống và công việc
Do tính linh hoạt của công việc freelance, bạn hoàn toàn có thể làm việc tại bất cứ địa điểm nào. Cho dù bạn đang ở nhà, trường học, trên tàu, hay ở quán cà phê… bạn vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Điều này cho phép bạn có cuộc sống cân bằng hơn vì bạn có thể dành nhiều thời gian hơn với gia đình, con cái, bạn bè, hay người yêu ... Trở thành một freelancer cũng tạo cơ hội cho bạn làm những gì mình thích thường xuyên hơn, dành nhiều thời gian với những người quan trọng mà không làm ảnh hưởng đến công việc.
Thu nhập cao hơn
Đối với công việc hành chính thông thường, bạn cần hiểu rằng sếp của bạn đã phải làm việc rất chăm chỉ trong nhiều năm liền để có thể phát triển doanh nghiệp của mình và đạt được vị trí như bây giờ.
Tuy nhiên, chắc hẳn bạn đã từng nghĩ rằng số tiền mà sếp của bạn đang đòi hỏi khách hàng phải trả và số tiền anh ta trả lương cho bạn là hoàn toàn không cân xứng. Khá chắc chắn rằng sếp của bạn đang bắt khách hàng trả một khoản tiền cao gấp năm lần số tiền anh ta trả cho bạn.
Tuy nhiên, khi trở thành một freelancer, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu khách hàng trả một khoản tiền tương xứng với giá trị của công việc rồi bỏ túi khoản lợi nhuận sau khi trừ đi các chi phí mà không bị cắt xén. Ngoài ra, khi trở thành một freelancer, không có giới hạn tối đa hàng tháng hoặc hàng tuần về tiền lương của bạn, công việc của bạn được trả tỷ lệ thuận với công sức bạn bỏ ra, tức là bạn được thưởng theo chất lượng và số lượng công việc của bạn.
Do đó, số lượng công việc càng nhiều và công sức bạn bỏ ra càng lớn thì mức lương của bạn càng cao.
Sự tự do
Nói thật lòng thì ai cũng muốn được tự do và có lẽ chúng ta cũng vậy. Chúng ta muốn nắm quyền kiểm soát và ghét bị kiểm soát bởi người khác đơn giản chỉ vì họ đang trả tiền cho chúng ta.
Là một freelancer, bạn chịu trách nhiệm với chính mình … cho đến lúc bạn hoàn thành nhiệm vụ của mình, thông qua nhận xét của khách hàng, nhưng ngoài ra, sẽ không có bất kỳ ai khác kiểm soát bạn gắt gao từ 9h sáng đến 5h chiều.
Là một freelancer, bạn có thể lập thời gian biểu của riêng mình, thoải mái tự do làm việc của mình, và đến cuối ngày, bạn cảm thấy thật thanh thản. Tính tự chủ và tự do tuyệt đối này là một động lực để bạn làm việc và khi bạn cảm thấy mình hứng thú với công việc thì bạn chỉ cần một chút tính kỷ luật, lòng trung thực, và sự nhất quán để hoàn thành tốt công việc của bạn và duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng.
Liên tục trau dồi
Liên tục trau dồi kiến thức là cực kỳ quan trọng, ngay cả khi tôi viết bài này, bạn có thể nghĩ rằng tôi là giáo viên nhưng thực chất tôi cũng mắc những sai lầm khi tôi là một freelancer.
Ngoài ra, trong thời gian tôi là một freelancer, tôi cũng đã có cơ hội để nghiên cứu nhiều chủ đề từ các lĩnh vực mà có lẽ tôi sẽ không bao giờ tìm hiểu nếu như tôi chọn một công việc thông thường. Ví dụ: một nhà phát triển trang web sẽ dành rất nhiều thời gian làm cùng một loại công việc, liên tục mở rộng kiến thức trong lĩnh vực của mình theo thời gian nhưng sẽ không bao giờ thực sự hiểu được 'sản xuất nội dung' là gì.
Làm một freelancer tức là bạn sẽ luôn luôn phải tập trung, luôn luôn phát triển kỹ năng, trở thành chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, để có thể thiết lập mạng lưới khách hàng của mình. Làm freelancer, bạn luôn luôn ý thức được rằng mình phải bắt kịp với xu hướng thị trường đang thay đổi không ngừng nghỉ, nếu không làm như vậy, bạn sẽ trở thành người ngoài cuộc trong lĩnh vực này.
Luôn trau kiến thức mới và có giá trị, học các kỹ năng mới là rất cần thiết vì thậm chí nếu bạn quyết định làm công việc văn phòng thông thường, thì kỹ năng của bạn vẫn sẽ rất đa dạng, bạn sẽ có vị trí tốt hơn để làm việc so với người chỉ tập trung vào một lĩnh vực duy nhất.
Ngoài ra, làm freelance cũng dạy cho bạn những kỹ năng sống quan trọng khác mà có lẽ bạn có thể không bao giờ học được nếu làm những công việc văn phòng bình thường. Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao có nhiều người làm những công việc có thu nhập cao nhưng lại không thể kiểm soát được cuộc sống cá nhân của mình?
Đúng vậy, một khi bạn trở thành một freelancer, bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của thời gian, chiến lược và kỷ luật, và có thể áp dụng các điều ấy vào tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Những người này có thể kiểm soát được công việc của mình vì luôn có một người nào đó điều khiển công việc của họ và tất nhiên, họ không muốn bị mất việc. Nhưng khi nói đến cuộc sống ngoài công việc, bạn nhận ra rằng nỗi sợ hãi mới chính là điều giữ họ lại với công việc chứ không phải là kỷ luật.
Vì vậy, khi không còn ai quản lý, họ trở nên thiếu thận trọng hơn vì tính kỷ luật không phải là đức tính bẩm sinh của họ. Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng trong một môi trường làm việc tự trị như vậy đòi hỏi tính tự giác và kỷ luật trong công việc cũng như khả năng làm việc với chất lượng cao mà không cần bất cứ ai phải thúc đẩy bạn hoặc đe dọa công việc của bạn. Là một freelancer, bạn cuối cùng sẽ học được những phẩm chất này, không chỉ để đảm bảo sự thành công của bạn trong công việc mà còn cả trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
Tính đảm bảo trong công việc
Nói về tính đảm bảo trong công việc ... những người làm thuê bình thường sẽ liên tục cảm thấy lo lắng và bất an. Họ tự hỏi rằng liệu một sai lầm nào đó có thể khiến họ mất việc hay không và tự hỏi không biết tình trạng khan hiếm việc làm ngày càng tăng trên thị trường sẽ ảnh hưởng thế nào tới họ. Do đó, nhân viên sẽ cố gắng bám trụ lấy công việc của họ bất chấp họ có hài lòng hay không để có thể duy trì nguồn thu nhập hàng tháng.
Mặt khác, làm freelancer cho phép bạn tự do lựa chọn khách hàng nào để làm việc cùng, khách hàng nào để tránh và đồng thời, làm freelancer cũng cho phép bạn tự thiết lập và trao đổi về các điều khoản của hợp đồng cũng như về kế hoạch thanh toán.
Tránh xa môi trường làm việc không lành mạnh
Hầu hết chúng ta đã từng có những mối quan hệ không mấy tốt đẹp, phải nở nụ cười giả tạo, chịu nhiều tin đồn, chịu cảnh bắt nạt, ... khi làm việc trong bất kỳ môi trường nào. Thậm chí, tất cả những điều trên đều xảy ra ngay cả bên ngoài môi trường công sở nhưng sự khác biệt giữa cuộc sống và môi trường làm việc là bạn có thể chọn để tránh những tình huống này ở thế giới ngoài bên ngoài.
Tuy nhiên, trong môi làm việc văn phòng thông thường, bạn sẽ phải chịu đựng trong khoảng 8 tiếng một ngày, từ 5 đến 6 ngày một tuần. Và bạn tự hỏi điều gì đã làm bạn căng thẳng trong công việc ư?
Nó thậm chí còn tồi tệ hơn cho bạn nếu căn nguyên của những căng thẳng ấy là sếp của mình. Tuy nhiên, khi là một freelancer, bạn có thể tạo ra bất kỳ loại môi trường làm việc nào phù hợp nhất cho bạn.
Có thể bạn thích nghe nhạc thật lớn khi làm việc, hoặc bạn thích ở ngoài thiên nhiên, hoặc bạn thích sự thoải mái trong phòng của mình ... bất kể sở thích của bạn là gì, khi là một freelancer, sẽ không có ai ở đó để bắt bạn phải làm việc ở môi trường mà bạn không thích, nói cách khác, bạn có thể chọn môi trường lý tưởng cho mình.
10 SAI LẦM LỚN NHẤT CỦA FREELANCER VÀ LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH CÁC LỖI ẤY
Không ai hoàn hảo, trừ khi bạn tin vào thánh thần. Tất cả chúng ta đều nhạy cảm với những sai lầm và nếu khôn ngoan, chúng ta có thể rút ra những bài học cho riêng mình, tuy nhiên, người khôn ngoan nhất lại là người học hỏi được từ những sai lầm của người khác.
'Một người thông minh học hỏi từ kinh nghiệm, một người khôn ngoan học hỏi từ những sai lầm của người khác.' - Vô danh
Một lần nữa, hãy chú ý tới những sai lầm chúng ta sắp thảo luận sau đây và đặc biệt quan tâm đến cách mà bạn có thể tránh khỏi những sai lầm ấy cho dù bạn đã mắc phải trước đó hay chưa.
“Trí tuệ chân chính là biết rằng bạn không biết gì cả” - Socrates
Như đã đề cập, là một freelancer, sẽ có một số sai lầm mà bạn phải trả giá đắt hơn những sai lầm khác. Trong phần này, tôi đã biên soạn những sai lầm mà tôi cảm thấy là bất lợi nhất đối với công việc freelance và đối với mối quan hệ với khách hàng của bạn.
Chúng ta hãy cùng xem xét những sai lầm sau, để xem chúng ta rút ra được những bài học gì và làm cách nào để có thể tránh khỏi những sai lầm ấy.
Chậm tiến độ
Đây có lẽ là sai lầm lớn nhất mà bạn có thể mắc phải khi làm freelance. Khả năng sắp xếp công việc của bạn và hoàn thành những công việc đúng thời hạn theo yêu cầu của khách hàng là điều quan trọng nhất.
Bạn có lẽ sẽ tự hỏi rằng nếu không hoàn thành đúng thời hạn, vậy còn chất lượng thì sao? Đó chẳng phải là điều đáng ưu tiên hơn sao? Đúng vậy, chất lượng công việc là rất quan trọng nhưng khách hàng cũng yêu cầu một công việc có chất lượng cao được hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định. Xét cho cùng, họ cũng bỏ tiền ra vì điều đó, phải không?
Ngoài những kỹ năng bạn có, thì danh tiếng của bạn cũng rất quan trọng khi làm freelance. Nếu bạn thường xuyên chậm tiến độ thì cuối cùng, khách hàng của bạn sẽ tìm đến các freelancer khác đáp ứng được yêu cầu thời gian mà lại có khả năng cung cấp các sản phẩm có chất lượng tương tự. Là một freelancer, danh tiếng của bạn là tất cả những gì bạn có.
Vì vậy, bạn có thể làm gì để tránh việc chậm tiến độ mà vẫn đảm bảo chất lượng của các sản phẩm của mình?
Trước tiên, hãy đặt thời hạn (deadline) của riêng mình sớm hơn rất nhiều so với thời hạn do khách hàng của bạn đề ra. Sau đó tiến hành chia nhỏ dự án của bạn thành các đầu việc nhỏ hơn và đảm bảo bạn đáp ứng thời hạn cho từng đầu việc nhỏ. Bằng cách này, ngay cả khi bạn chậm tiến độ, điều đó cũng không quá đáng kể so với thời hạn của bản thân, bạn vẫn có đủ thời gian để đảm bảo chất lượng của dự án là đạt tiêu chuẩn.
Bạn có thể tranh luận rằng bạn làm việc tốt nhất khi chịu áp lực, có thể như vậy, việc chạy nước rút khi làm dự án thường khiến bạn phá vỡ thời hạn đã thỏa thuận và thậm chí chấp nhận hạ thấp tiêu chuẩn về chất lượng cho công việc của mình. Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ phá hủy cả mối quan hệ với khách hàng và cả danh tiếng của bạn trên thị trường. Điều này sẽ cắt giảm cơ hội việc làm của bạn trong tương lai. Các dự án luôn được đặt ra một thời hạn bởi lý do riêng của nó, và khách hàng thích một freelancer đáng tin cậy, có khả năng cung cấp sản phẩm chất lượng đúng thời hạn.
Trì hoãn
"Dù bạn có cảm thấy thế nào, hãy thức dậy, chuẩn bị, và làm việc." - Regina Brett
Bạn đã từng có những ngày thức dậy và cảm thấy không muốn làm gì?
Tất nhiên bạn đã từng trải qua cảm giác ấy, ngay cả những người thành công và chăm chỉ nhất, những người dường như không có một ngày nghỉ cũng có những cảm giác ấy. Sự khác biệt giữa là họ có đủ sức mạnh để trải qua cảm giác này và hòa mình vào nhịp điệu hối hả để làm việc.
Đúng là làm freelance cho phép công việc của bạn linh hoạt hơn và bạn có thể bù đắp cho một ngày lười biếng bằng một ngày khác nhưng đừng để điều này trở thành một thói quen. Điều này sẽ khiến cho thu nhập của bạn giảm đi và phá hỏng danh tiếng của bạn với khách hàng của bạn bởi vì khả năng cao là bạn sẽ không thể hoàn thành dự án kịp thời. Vậy, bạn có thể làm gì để tránh mắc lỗi này?
Một từ thôi… Tính kỷ luật… Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ không trì hoãn bất cứ công việc nào mà bạn đã lên kế hoạch trừ trường hợp bất khả kháng.
Ví dụ ... gia đình bạn có chuyện khẩn cấp mà bạn phải có mặt, hoặc đột nhiên máy tính của bạn bị hỏng ... đều là những lý do chính đáng, nhưng đừng bao giờ cho phép mình chậm tiến độ chỉ vì 'không cảm thấy thích làm việc lúc đó'. Hãy bắt ép bản thân làm việc khi bạn đã lên kế hoạch cho dù bạn có cảm thấy như thế nào, và như TD Jakes nói, 'Động lực thường xuyên được đánh quá quá cao', hãy đứng dậy và bắt đầu và một khi bạn đã làm việc, bạn sẽ tự hỏi tại sao trước đấy bạn lại cảm thấy không muốn làm việc.
Những bước đi đầu có thể là khó khăn, nhưng hãy nhớ thực hành điều này mỗi khi bạn cảm thấy như chán nản và theo thời gian mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cảm thấy muốn trì hoãn, đây có thể là lúc để đánh giá lại lịch làm việc của mình và xem thời gian làm việc hiệu quả nhất là lúc nào để tạo ra lợi nhuận cao nhất và duy trì mối quan hệ khách hàng tốt.
Quyền lợi
Là một freelancer, bạn ít nhiều là sếp của chính bạn. Tuy nhiên, bạn có thể không nhận ra là tự do trong công việc là những gì bạn tự hào khi là một freelancer. Đúng vậy, bạn quyết định trở thành một freelancer để có thể tự do, có phải không?
Tuy nhiên, không bị kiểm soát có thể khiến bạn thất bại ngay cả khi bạn cảm thấy mình thật quyền lực, mình khác biệt và khách hàng cần bạn và kỹ năng của bạn.. Và bạn có thể nghĩ ... họ có thực sự cần mình không? Có, chắc chắn họ có cần ... nhưng bạn cũng cần họ nữa. Đây là một mối quan hệ hai chiều, và giống như bất kỳ mối quan hệ nào khác, bạn nhận được những gì bạn cho đi, do đó, đừng rơi vào cái bẫy quyền lực. Làm thế nào để bạn tránh khỏi cái bẫy này?
Tập trung vào việc nuôi dưỡng một mối quan hệ lành mạnh, tôn trọng lẫn nhau và cùng hướng đến lợi ích chung với khách hàng của bạn. Hãy dành nhiều sự quan tâm cho mối quan hệ đó như cho chính công việc của mình.
Bạn có thể làm điều này bằng cách phấn đấu trở thành một người có trách nhiệm, dễ mến và đáng tin cậy, và trong hầu hết các trường hợp, điều này thường quan trọng hơn các kỹ năng khác bởi vì luôn có một freelancer khác ngoài kia có cũng khả năng như bạn. Vậy điểm thế mạnh cạnh tranh của bạn là gì? Điều gì sẽ làm cho khách hàng muốn làm việc với bạn thay vì những người khác?
Làm việc với thái độ chuyên nghiệp, có phong cách, thấu hiểu, hợp tác, dễ mến, giữ mối quan hệ thoải mái, và luôn nhớ rằng bạn nhận được những gì bạn cho đi.
Giao tiếp kém
Đây là một sai lầm lớn khác. Giao tiếp kém khiến khách hàng của bạn cảm thấy lo lắng và không chắc chắn. Họ sẽ tự hỏi rằng liệu đầu tư vào bạn có lãng phí thời gian hay không và nghi ngờ về sự đáng tin và khả năng làm việc của bạn.
Giống như tất cả các mối quan hệ, giao tiếp là yếu tố then chốt cho một mối quan hệ lành mạnh. Nếu bạn muốn duy trì mối quan hệ khách hàng thoải mái cho cả bạn và khách hàng của mình, hãy nói chuyện với họ, cập nhật cho họ về tiến độ của dự án và bất kỳ rào cản nào bạn có thể gặp phải trong quá trình thực hiện.
Gọi điện cho họ, gửi email, trò chuyện trực tuyến, trò chuyện video, sắp xếp các cuộc họp thường xuyên và chứng minh rằng quyết định chọn thuê bạn ngay từ đầu là đúng đắn. Đồng thời giữ liên lạc, để khách hàng có thể liên hệ với bạn bất cứ lúc nào và duy trì một nền văn hóa giao tiếp thân thiện, vui vẻ và dễ tiếp cận.
Tuy nhiên, hãy cẩn thận không để vượt qua ranh giới, khiến cho khách hàng nghĩ rằng bạn không chuyên nghiệp. Quá thân với khách hàng của bạn cũng có thể gây bất lợi bởi một trong các bên có thể bị tổn thương trong quá trình làm việc, cuối cùng dẫn đến một mối quan hệ không thoải mái và khó chịu. Vì vậy, mặc dù bạn nên giao tiếp cởi mở và thân thiện với khách hàng, hãy đảm bảo duy trì sự cân bằng giữa tình cảm và tính chuyên nghiệp.
Làm việc với những khách hàng khách hàng khó ưa
Đúng là công việc của bạn là khiến cho khách hàng hạnh phúc. Nhưng đây vẫn là một mối quan hệ, nhớ chứ?
Mối quan hệ là một con đường hai chiều và có nhiều yếu tố có thể làm cho một khách hàng trở thành một khách hàng xấu, hoặc đúng hơn là đối tượng không phù hợp với bạn. Điều này có thể bao gồm phong cách làm việc của họ, hay thái độ không sẵn sàng hợp tác hoặc hỗ trợ khi có trở ngại, họ khó ưa, mức lương, mức độ khó khăn, thời hạn nghiêm ngặt không hợp lý, phong cách giao tiếp của họ… Mọi thứ đều có thể thể trở thành lý do. Vậy bạn có thể làm gì?
Hãy biết rằng khi bạn chọn sai khách hàng, bạn sẽ không thoải mái, ít động lực hơn, kiếm tiền ít hơn, làm việc trong môi trường không mong muốn mà đáng lẽ ra bạn có thể tránh khỏi điều này khi là một freelancer. Cũng giống như khách hàng chọn các freelancer một cách cẩn thận, bạn cũng nên chọn khách hàng của bạn một cách chu đáo, nghiên cứu về họ, ví dụ như quan sát phong cách giao tiếp của họ, cẩn thận đánh giá kỳ vọng của họ và sau đó quyết định xem họ có phù hợp nhất với bạn hay không.
Khi bạn làm việc trong dự án đầu tiên của mình, hãy để nó ở trên cơ sở thử nghiệm và nếu bạn cảm thấy rằng họ không phù hợp với một lý do cụ thể, hãy nói với họ về điều đó để xem điều này có thể được giảm thiểu như thế nào. Nếu sau khi truyền đạt mối quan tâm của bạn, họ không muốn điều chỉnh, thì đó là lúc phải cân nhắc lại những mối quan hệ hợp tác khác.
Là một freelancer, bạn biết cụ thể cách bạn đang tìm kiếm lợi ích, vì vậy lời khuyên tốt nhất là để nội tâm hóa về điều này và quyết định xem loại khách hàng nào phù hợp với các tiêu chuẩn của bạn và thực hiện chính xác điều đó.
Không cân bằng cuộc sống với công việc
Khi là một freelancer, bạn rất dễ chìm đắm vào thế giới công việc, tất cả những gì bạn nghĩ và nói về là doanh nghiệp của bạn. Mặc dù công việc của bạn là hoàn toàn quan trọng, nhưng bạn cũng không nên để nó chiếm trọn cuộc sống của mình.
Ngay cả những người chăm chỉ nhất và tập trung nhất cũng cần thời gian nghỉ ngơi. Khi bạn thấy rằng công việc của mình đang chiếm quá nhiều thời gian và ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với những người quan trọng, đã đến lúc xem lại lịch làm việc của mình.
Mặc dù freelance cho phép bạn kiếm được nhiều hơn tùy thuộc vào số giờ bạn làm việc, nhưng làm việc mọi lúc mọi nơi cũng không phải là một lối sống lành mạnh. Vậy làm thế nào bạn có thể giải quyết vấn đề này?
Thiết lập sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của bạn, ưu tiên thời gian nghỉ ngơi và thời gian làm việc là ngang nhau, tạo lịch biểu cho những điều bạn thích. Bạn đã bao giờ cảm thấy rằng tốc độ và hiệu quả của bạn giảm đi theo mỗi giờ bạn làm việc? Bạn có nghĩ rằng có thể bạn cần nghỉ ngơi để làm mới tâm trí của mình? Một người bạn thân của tôi đã từng nói một điều mà tôi thấy là đúng, ‘Tập trung vào năng suất làm việc hơn là làm cho mình bận rộn.’
Cách dễ nhất để làm điều này là tạo ra một lịch trình cân bằng tốt. Điều này không nhất thiết phải theo mô hình công việc từ 9h sáng đến 5h chiều, bạn không nhất thiết phải nghỉ giải lao trong giờ thông thường, chỉ cần đảm bảo lịch trình của bạn nhất quán, thường xuyên nạp năng lượng cho tâm trí của mình, cho phép bạn duy trì mối quan hệ lành mạnh và duy trì năng suất tốt để hoàn thành công việc hiệu quả hơn.
Không giữ lời hứa
Đây là một sai lầm lớn khác mà bạn có thể mắc phải khi làm freelance. Xin đừng hứa bất cứ điều gì nếu bạn không chắc rằng mình có thể thực hiện được. Có thể hiểu rằng bạn muốn thỏa mãn khách hàng của mình và chứng minh rằng bạn là người đáng tin cậy và hiệu quả. Nhưng mỗi lần bạn đưa ra cho khách hàng những kỳ vọng cao, bạn chỉ khiến họ thất vọng hơn về mình.
Bạn sẽ bị coi là người không trung thực, không nhất quán, và không đáng tin cậy. Bạn bắt đầu có danh tiếng không mấy tích cực. Làm thế nào bạn có thể tránh mắc những lỗi này?
Đôi khi bạn có thể hứa hẹn những điều bạn nghĩ bạn có thể làm được, nhưng tôi thấy rằng cách hiệu quả nhất là lắng nghe xem khách hàng muốn và cần gì.
Một khi bạn đã hiểu điều này, hãy cân nhắc cẩn thận xem liệu bạn có thể đáp ứng yêu cầu ấy hay không và nếu có bất kỳ yếu tố nào làm bạn chậm tiến độ, hãy truyền đạt ngay lập tức cho khách hàng và đi đến một thỏa thuận chung cho cả hai bạn.
Nếu bạn thấy mình bị tụt lại sau một thời hạn vì bất kỳ lý do gì, hãy nói chuyện với khách hàng của bạn về điều đó, luôn luôn giao tiếp với khách hàng quan trọng hơn rất nhiều so với sự trung thực. Ngoài ra, hãy nhớ rằng, luôn luôn cho khách hàng những kỳ vọng thấp hơn khả năng của mình và làm việc với chất lượng vượt qua kỳ vọng ấy thay vì hứa hẹn quá nhiều và không thể đáp ứng được những kỳ vọng ấy.
Chiến lược
Chúng tôi nhận ra tầm quan trọng của việc lên chiến lược trước khi bắt tay ngay vào công việc mà không có bất kỳ kế hoạch gì là một trong những điều tồi tệ nhất bạn có thể làm. Là một freelancer, bạn không có ai ở đó để theo dõi và chỉ đạo bạn, bạn sẽ dễ dàng trở nên bận rộn với lịch trình rối rắm của mình đến mức mà bạn không còn thực sự làm việc hiệu quả nữa. Vậy, bạn có thể làm gì?
Một chiến lược làm việc tốt không có nghĩa là bạn phải làm việc 24 giờ một ngày, mà là sắp xếp công việc vào những giờ làm việc năng suất nhất. Thật là vô nghĩa nếu chỉ ngồi trước màn hình máy tính và cảm thấy không có một chút động lực nào. Mọi người đều làm việc theo những cách khác nhau, hãy suy nghĩ xem cách làm việc nào phù hợp với mình và căn cứ đó để lên lịch làm việc cho mình.
Một lịch trình nhất quán và có tính chiến lược có thể bắt cả tâm trí và cơ thể làm việc khi đến giờ làm việc. Hãy đặt ra giờ làm việc cụ thể hàng ngày và đảm bảo rằng bạn tuân thủ theo lịch trình ấy ngay cả khi bạn không muốn làm việc. Hãy nhớ, là một freelancer, tất cả những gì bạn có là sự tự do, nhưng điều đó cũng có nghĩa là bạn trở thành ông chủ của riêng bạn, vì vậy hãy kiểm soát bản thân như khi mình bị giám sát bởi quản lý trong môi trường làm việc bình thường.
“Quyền lực càng lớn đi đôi với trách nhiệm càng cao." - Peter Parker
Đánh giá thấp công việc của bản thân
Một sai lầm phổ biến khác mà các freelancer hay mắc phải là đánh giá quá thấp thành quả lao động của mình. Mặc dù bạn có thể mới làm freelance và thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này và có thể vì thế mà thu nhập thường không cao cho lắm, nhưng hãy cẩn thận để không bị khách hàng “bóc lột”. Hãy nhớ rằng hầu hết khách hàng cũng đang kinh doanh và cũng giống như bất kỳ doanh nghiệp nào, họ đang tìm cách tối đa hóa lợi nhuận. Vậy thì bạn nên làm gì?
Tự tin vào khả năng của bạn, hãy siêng năng trong công việc, xây dựng danh tiếng của bạn và yêu cầu khách hàng trả một khoản tiền tương ứng với chất lượng dịch vụ bạn cung cấp. Ngoài ra, hãy theo dõi phân khúc thị trường cụ thể mà bạn đang nhắm tới, tự hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của bạn đang yêu cầu khách hàng trả giáo bao nhiêu để đảm bảo bạn không bị “bóc lột”.
Nếu không xác định được mức lương mình đáng được nhận càng sớm càng tốt, bạn sẽ đi sau những người khác trong con đường phát triển sự nghiệp khi những freelancer khác hiểu được giá trị của mình và thậm chí, bạn sẽ tự làm mình cảm thấy chán nản với công việc, vì hãy thành thật với nhau, chúng ta ai cũng muốn phát triển và tiến bộ, không chỉ trong sự nghiệp, mà còn trong mọi khía cạnh của cuộc sống, đúng không?
Nếu bạn cảm thấy rằng mình đã có đủ kỹ năng và đủ tính kỷ luật trong công việc. Bạn tự tin rằng mình là một người hoàn toàn đáng tin cậy, bạn xứng đáng được trả lương cao thì đừng ngại đòi hỏi những điều đó. Đừng hạ thấp những tiêu chuẩn của mình.
Quỹ tiết kiệm dành cho những ngày khó khăn
Khi bạn kiếm được nhiều tiền hơn mức dự đoán, cùng với tính ổn định của công việc freelance, bạn sẽ rất dễ chi tiêu hoang phí bởi bạn cho rằng, ‘Mình sẽ kiếm được nhiều tiền hơn”
Nhưng cũng nên nhớ rằng freelance không phải là một công việc thông thường mà bạn có một mức thu nhập cố định, thu nhập của bạn sẽ dao động theo từng giai đoạn. Một tháng bạn có thể kiếm được 500 đô la và tháng tiếp theo bạn chỉ kiếm được 100 đô la, bạn sẽ làm gì trong những thời điểm khó khăn đó nếu bạn không chịu tiết kiệm?
Bạn có thể lập luận rằng mục đích chính của việc kiếm tiền là để chi tiêu ... Và ở mức cơ bản nhất, điều đó là đúng. Tuy nhiên, hãy nhớ chi tiêu một cách có trách nhiệm. Bằng cách chi tiêu một cách hợp lý, tôi không có ý là đầu tư tất cả số tiền bạn có, bạn có thể dành một chút tiền cho hoạt động giải trí, chỉ cần đảm bảo rằng phần lớn nó được sử dụng hợp lý, theo cách nó có thể phục vụ bạn trong tương lai.
Là một freelancer, bạn không nên chỉ làm việc để tồn tại, hãy làm việc để cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn và hướng tới tương lai tươi sáng hơn cho bản thân và gia đình. Hãy cố gắng dành một số tiền nhỏ trong tài khoản ngân hàng của bạn và bắt đầu cho kế hoạch nghỉ hưu, dù cho bây giờ bạn vẫn còn trẻ. Chắc chắn bạn đã từng nghe cụm từ ‘thời gian trôi mau”… Đó là sự thật. Cũng giống như bây giờ bạn nhìn lại và nhớ về năm 9 tuổi, một ngày nào đó bạn sẽ nhìn lại khoảnh khắc này khi bạn 60 tuổi. Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai.
KẾT LUẬN
Hãy cho tôi biết ... bạn có cảm giác tội lỗi khi mắc những sai lầm chúng ta vừa thảo luận không? Tôi tự nhận rằng mình có mắc một vài lỗi ấy ... nhưng như tôi đã đề cập trước đó, chẳng phải đó là cách chúng ta trưởng thành hay sao? Điều quan trọng là chúng ta biết rằng, chúng ta không thể mắc phải những sai lầm trong quá khứ.
Trở thành một freelancer là điều tuyệt vời, đừng nản chí nếu bạn phạm sai lầm, chúng ta đều là con người và chúng ta chắc chắn sẽ mắc sai lầm. Hãy đứng dậy, quay lại cuộc chiến, nếu như bạn chọn chỉ nhìn vào mặt tích cực, dù cho có vấp ngã, bạn cũng sẽ thấy việc đó có ý nghĩa.
Sai lầm không có nghĩa là bạn đã thất bại, mãi đắm chìm trong những sai lầm ấy mới là điều dẫn đến thất bại. Chìa khóa đến với thành công trong công việc freelance là biết nhận ra sai lầm, đánh giá nó và hành động để đảm bảo rằng không mắc lại sai lầm ấy nữa.
Bài viết này không đảm bảo rằng bạn sẽ không bao giờ phạm sai lầm khi làm freelance nhưng nó có giúp bạn nhận thức được những sai lầm phổ biến nhất mà các freelancer, bao gồm cả bản thân tôi, đã mắc phải trong quá khứ để bạn có thể tránh mắc phải những sai lầm như vậy. Lời khuyên được đưa ra ở đây sẽ giúp bạn phát triển danh tiếng của mình, duy trì công việc của bạn và cho phép bạn phát triển nhanh hơn các đối thủ khác, những người không may mắn như bạn nhận được lời khuyên quý giá này.
Tuy nhiên, lưu ý rằng đây không phải là những sai lầm duy nhất bạn có thể mắc phải khi là một freelancer. Biết rõ nhu cầu của khách hàng và đảm bảo rằng bạn liên tục đáp ứng các nhu cầu ấy. Đây là cách duy nhất để tránh những sai lầm khác ngoài những gì chúng ta thảo luận ở đây. VIệc của bạn là làm hài lòng khách hàng ... và công việc của bạn cũng là đảm bảo rằng bạn hài lòng với sự sắp xếp giữa bạn và khách hàng của mình.
Bạn đã tăng cơ hội thành công của mình mỗi khi bạn sửa lỗi. Đừng đợi đến lúc bạn mắc phải một sai lầm thực sự ảnh hưởng đến công việc của bạn. Hãy biết trước những sai lầm bạn có thể mắc phải trước khi họ trở thành một vấn đề thực sự. Hãy dùng bài viết này để nhận thấy trước những sai lầm của bạn và hành động ngay hôm nay. Bạn xứng đáng với cuộc sống mà bạn mơ ước ... tránh những sai lầm phổ biến này và công việc của bạn sẽ phát triển nhanh chóng, và điều này sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình cả trong sự nghiệp và trong cuộc sống. Chúc bạn may mắn!