Nghiên Cứu: Chúng Tôi Chịu Nhiều Rủi Ro Hơn Khi Cạnh Tranh Với Các Đối Thủ

Trung Phong
13/04/2020 - 10:00 6582     0

Sự cạnh tranh hiện diện ở khắp mọi nơi. Chúng tôi thấy sự cạnh tranh trong mọi lĩnh vực như thể thao, kinh doanh, trường học, và về cơ bản, là tại bất kỳ đấu trường nào có sự cạnh tranh. Cho dù đó là sự cạnh tranh giữa con người (Bill Gates với Steve Jobs; Roger Federer với Rafael Nadal), giữa các tổ chức (Ví dụ: Ford với GM) hay giữa các quốc gia (Ví dụ: có phải người hâm mộ bóng đá Mỹ đáng lẽ nên ủng hộ cho đối thủ là Mexico ở World Cup không?), thì luôn có một điều gì đó vô cùng mạnh mẽ về sự cạnh tranh, thứ tách biệt nó khỏi với các hình thức cạnh tranh và các mối quan hệ khác.

Có rất nhiều câu chuyện nêu bật lên những lợi ích của sự cạnh tranh, từ cách nó khiến các đối thủ có động lực hơn, đến cách nó giúp họ thực hiện công việc tốt hơn. Ví dụ, sự cạnh tranh giữa Beatles và Beach Boys được cho là đã thúc đẩy cả hai nhóm nhạc lên mức độ sáng tạo và hiệu suất cao hơn trong cách viết bài hát của riêng mình. Tương tự, sự cạnh tranh giữa Intel và AMD được cho là đã giúp thúc đẩy công nghệ chip máy tính.

Tuy nhiên, bất chấp sự dồi dào của những bằng chứng giai thoại (anecdotal evidence - bằng chứng được thu thập một cách ngẫu nhiên hoặc không chính thức và dựa nhiều vào hoặc hoàn toàn dựa trên lời khai cá nhân), những nghiên cứu khoa học về các mối quan hệ cạnh tranh như vậy lại khá khan hiếm. Chúng tôi đã dành vài năm qua để nghiên cứu về những yếu tố làm cho sự cạnh tranh trở nên độc đáo, cách nó ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta, và cách nó ảnh hưởng đến các tổ chức.

Những phát hiện trong quá khứ của chúng tôi ủng hộ ý tưởng rằng, sự ganh đua có thể thúc đẩy hiệu suất của các đối thủ lên cấp độ cao hơn, và họ tiết lộ rằng: sự ganh đua được khơi dậy bởi những kinh nghiệm tương đồng, sự cạnh tranh lặp đi lặp lại, và các cuộc thi được quyết định chặt chẽ. Trong bài báo gần đây nhất của chúng tôi, chúng tôi đã thực hiện hai nghiên cứu để xem xét ảnh hưởng của sự cạnh tranh đối với việc ra quyết định và chấp nhận rủi ro. Mục tiêu của chúng tôi là xác định xem, làm thế nào, và tại sao cảm giác cạnh tranh giữa các đối thủ lại ảnh hưởng đến xu hướng của họ trong việc chấp nhận rủi ro.

Nghiên cứu đầu tiên của chúng tôi đã xem xét đến một lĩnh vực bao gồm các đối thủ nổi tiếng: Liên Đoàn Bóng Đá Quốc Gia (NFL - National Football League). Với ngân sách và doanh thu hàng năm đạt mức hàng trăm triệu đô la, hàng trăm nhân viên đã được xếp thành các đội và hệ thống phân cấp, và đạt được hiệu suất cao, các đội NFL đặt cược rất nhiều vào những huấn luyện viên và người chơi trong việc đưa ra quyết định. Chúng tôi đã phân tích hàng ngàn kết quả trong trận đấu, để xem liệu các đội có chấp nhận chịu nhiều rủi ro trên sân hơn khi cạnh tranh với các đối thủ hay không.

Chúng tôi đã đo lường sự cạnh tranh giữa các đội bằng cách lấy trung bình một vài đánh giá khác nhau - những đánh giá được tạo ra bởi các chuyên gia của NFL (ví dụ, danh sách hàng năm của NFL về “10 đối thủ NFL tuyệt vời nhất”), những người được 56 người hâm mộ NFL - số lượng người chúng tôi đã khảo sát - được chứng nhận về chuyên môn, và số lượng kết quả tìm kiếm trên Google về các thuật ngữ như “New England Patriots đấu với đối thủ New York Jets”. Sau đó, chúng tôi đã thu thập được các dữ liệu từ phóng sự trong vòng 9 năm (2002 - 2010), có tổng cộng gần nửa triệu lượt tham gia.

Chúng tôi đã kiểm tra quyết định của các đội trong hai tình huống quan trọng trong trận - tỷ lệ chuyển đổi sau khi chạm vào vùng cấm địa, và liệu có nên “sút vào lưới” trong lần xuống 4 hay không. Cả hai quyết định đều liên hệ đến một lựa chọn, giữa một lựa chọn rủi ro thấp (đáng tin cậy nhưng tỷ lệ thành công thấp) và tùy chọn có rủi ro cao (ít đáng tin cậy nhưng tỷ lệ thành công cao). Trước tiên, hãy bàn về trường hợp truyền tiếp sau khi chạm vào vùng cấm địa. Sau khi một đội ghi được một bàn thắng (và nhận được 6 điểm), họ có thể chọn giữa việc 1) cố gắng di chuyển bóng giữa các cột gôn để kiếm thêm 1 điểm, hoặc 2) cố gắng di chuyển bóng vào khu vực cấm địa, trong phạm vi 2 thước để kiếm được thêm 2 điểm. Đây là một lựa chọn thường thấy giữa lựa chọn có rủi ro thấp, thành công thấp và lựa chọn có rủi ro cao, thành công cao. Trong khuôn mẫu của chúng tôi, các đội đã được chuyển đổi thành công 1 điểm cho 98,56% tổng thời gian, và chuyển đổi thành công 2 điểm cho 45,68% tổng thời gian.

Các quyết định xuống 4 thường phức tạp hơn một chút, nhưng chúng cũng liên quan đến việc lựa chọn giữa một lựa chọn an toàn hơn (đá vào phần đất của đối thủ hoặc đá vào cột gôn của đối phương để ghi thêm 3 điểm) và một quyết định rủi ro hơn (“sút thẳng”, hoặc cố gắng đẩy bóng lên để giữ và bảo toàn khả năng ghi bàn), đây là khi tiềm năng chiến thắng đạt mức cao hơn, nhưng khả năng thua cuộc cũng ngang bằng như vậy.

Sau khi kiểm soát một loạt các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến quyết định của các đội - bao gồm cả xu hướng chung của các đội về việc chấp nhận rủi ro, thời gian còn lại trong trò chơi, điểm số, tuần của mùa giải, vạch phát bóng và số thước còn lại, mức độ khả năng tương đối của các đội (được xác định từ bảng xếp hạng ESPN), và liệu các đội có ở cùng một hội nghị hoặc phân hạng hay không - chúng tôi thấy rằng, sự cạnh tranh giữa các đội đưa ra dự đoán về tính rủi ro ở mức cao hơn. Cụ thể, trong một phân tích, chúng tôi thấy rằng: các đội có khoảng 37% muốn nhảy vào vùng cấm địa của đối phương để kiếm thêm 2 điểm, và có 7% muốn nhảy vào vùng cấm địa của đối phương để áp dụng xuống 4, trong các trận chống lại các đối thủ của họ với các trận chống lại các đối thủ không phải là đối thủ của họ. Chúng tôi không nhận thấy rằng, việc chấp nhận rủi ro ngày một gia tăng này đã dẫn tới hệ quả tốt hơn hoặc xấu hơn.

Tiếp theo, chúng tôi đã thực hiện một thử nghiệm để chứng thực kết quả của chúng tôi trong một môi trường được kiểm soát, và kiểm tra lý do tại sao sự cạnh tranh lại làm tăng tính rủi ro. Chúng tôi đã mời 149 sinh viên tại Đại học Arizona tham gia vào một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về việc đưa ra quyết định. Những người tham gia được cho biết rằng: họ sẽ phải cạnh tranh với một người tham gia khác trong một nhiệm vụ ra quyết định, bắt chước Blackjack. Họ không hề biết rằng, đối thủ cạnh tranh của họ chính là một thành viên trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, người đóng giả là một sinh viên tốt nghiệp Đại học Colorado gần đây, hoặc tốt nghiệp Đại học bang Arizona gần đây, bằng cách mặc áo sơ mi của trường. (Chúng tôi cũng nói với những người tham gia là hãy mặc quần áo của trường đại học mà họ đang học, như một cách để hé lộ danh tính trong nhóm của họ.) Đúng như nhiều cặp trường đại học lớn của Hoa Kỳ nằm trong cùng tiểu bang, Tiểu bang Arizona và Arizona là những đối thủ đáng gờm, với lịch sử tham gia nhiều cuộc thi đấu bắt nguồn từ năm 1899 và một chiếc cúp dành cho người chiến thắng trong trận bóng đá “Cúp Lãnh Thổ” (Territorial Cup) hàng năm của họ. Vì vậy, những người tham gia được chỉ định ngẫu nhiên để cạnh tranh với một thành viên thuộc một thể chế bên đối thủ, hoặc không phải đối thủ.

Chúng tôi thấy rằng, những người tham gia được ghép với một đối thủ tốt nghiệp tại bang Arizona đạt tới mức độ rủi ro cao hơn, xét trung bình, so với những người tham gia được ghép với những đối thủ tốt nghiệp tại Colorado. Cụ thể, họ đã lật lại nhiều thẻ hơn khi làm nhiệm vụ, đó là một cách chơi có tính rủi ro cao, thành công cao, khi cạnh tranh với các đối thủ. Họ có nhiều khả năng đánh mất tất cả mọi thứ để tích lũy nhiều điểm hơn.

Trong thí nghiệm này, chúng tôi cũng đã nghiên cứu lý do tại sao sự cạnh tranh lại làm tăng rủi ro. Chúng tôi đã thực hiện theo hai cách: Đầu tiên, chúng tôi đo mức kích thích sinh lý của người tham gia, thông qua nhịp tim của họ, trước khi họ chạm trán đối thủ và khi họ thi đấu. Nghiên cứu trong quá khứ đã liên kết mức kích thích sinh lý cao với mức độ rủi ro cao hơn. Chúng tôi nhận thấy rằng, nhịp tim của những người tham gia được ghép cặp với đối thủ thường tăng nhanh hơn, từ khi bắt đầu đến khi cạnh tranh, so với những người tham gia không ghép cặp với đối thủ. Điều này cho thấy rằng, việc đối mặt với một đối thủ thúc đẩy phản ứng sinh lý mạnh hơn, từ đó làm tăng ham muốn về rủi ro trong suy nghĩ của con người.

Thứ hai, chúng tôi đã khảo sát những người tham gia sau cuộc thi đấu, để hiểu hơn về suy nghĩ của họ. Chúng tôi đã xem xét liệu các câu trả lời của họ có phù hợp hơn với tư duy “tập trung thăng tiến” hay không (thứ mà nghiên cứu trước đây đã liên kết đến việc chấp nhận rủi ro, và đồng nghĩa con người tập trung hơn vào việc đạt được kết quả lý tưởng), hay sẽ phù hợp hơn với tư duy “tập trung phòng ngừa” (nghĩa là tập trung nhất vào việc tránh những hệ quả tiêu cực). Chúng tôi nhận thấy, những người thi đấu với một đối thủ có tư duy “tập trung toàn diện” mạnh hơn so với những người không thi đấu. Điều này cho thấy, sự cạnh tranh làm gia tăng sự tập trung toàn diện, từ đó làm gia tăng rủi ro. Do đó, sự cạnh tranh dường như làm gia tăng rủi ro bằng cách thay đổi cả mặt sinh lý học lẫn tâm lý học của người tham gia.

Những phát hiện của chúng tôi mang một số ý nghĩa quan trọng đối với các cá nhân và tổ chức. Chấp nhận rủi ro vốn không phải là tốt hay xấu; nó phụ thuộc vào hoàn cảnh. Trong các tổ chức và ngành công nghiệp, những nơi mà các thí nghiệm, sự đổi mới, các bước đi chiến lược táo bạo, và suy nghĩ vượt trội mang những giá trị riêng có (ví dụ: công nghệ), sự cạnh tranh có thể là một đòn bẩy quan trọng cho các nhà quản lý trong việc khuyến khích chấp nhận rủi ro. Điều này có thể có nghĩa, nhấn mạnh sự cạnh tranh lâu dài của công ty, hoặc thúc đẩy sự cạnh tranh (một cách thân thiện) giữa các nhân viên, có thể bằng cách tạo ra các hệ thống khuyến khích cung cấp cho các cuộc thi đấu lặp đi lặp lại (tất nhiên, cũng sẽ có những rủi ro nên được xem xét khi làm việc này).

Mặt khác, một số công việc và ngành đòi hỏi đầu ra cần độ tin cậy cao, không được có sai sót (ví dụ: kế toán). Trong các bối cảnh này, các nhà quản lý sẽ được phục vụ tốt để giảm thiểu ảnh hưởng của sự cạnh tranh đối với các quyết định của chính họ và nhân viên của họ. Trước tiên, các nhà quản lý nên đánh giá mức độ mà họ muốn khuyến khích hoặc không khuyến khích hành vi chấp nhận rủi ro, sau đó tìm cách nhấn mạnh hoặc không nhấn mạnh các đối thủ để đạt đến mức độ chấp nhận rủi ro lý tưởng của toàn bộ tổ chức. Việc xem xét các tác động sinh lý của sự cạnh tranh cũng nên được chú ý, vì cạnh tranh với các đối thủ trong thời gian dài có thể dẫn đến kiệt sức, căng thẳng, do trạng thái kích thích tinh thần quá độ.

Các quyết định về việc có chấp nhận rủi ro hay không, và có bao nhiêu rủi ro để thực thi, tràn ngập trong thế giới kinh doanh. Chúng thúc đẩy các chiến lược, hoạt động marketing, nghiên cứu và phát triển, cũng như các quyết định đầu tư cá nhân của công ty. Các nghiên cứu của chúng tôi đề xuất rằng, ngoài việc ai đưa ra quyết định và loại quyết định nào được đưa ra, sự cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình ra quyết định.

Nguồn : THEO SAGA.VN
Trung Phong
Trung Phong