Một Góc Nhìn Khái Quát Về Sàn Giao Dịch Vàng Tại VIệt Nam

12/02/2015 - 22:30 12608     0

Trước đây, để tiến hành các giao dịch vàng, nhà đầu tư thường đơn thuần tìm tới các tiệm vàng lớn, nhỏ khắp mọi nơi hay các ngân hàng có nghiệp vụ giao dịch vàng. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, tại Việt Nam đã xuất hiện một cách thức giao dịch mới: giao dịch vàng tập trung qua sàn và khái niệm “sàn vàng” xuất hiện.

Qua một quá trình phát triển lâu dài, thị trường vàng Việt Nam hiện nay đã có những bước tiến vượt bậc so với cách đây vài chục năm. Xu hướng mở thể hiện rõ nét qua tính đa dạng về chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường. Ngoài các công ty chiếm tỷ trọng lớn, có khả năng chi phối giá như Công ty vàng bạc đá quý SJC, PNJ, SACOM, ACB, SCB… còn có sự góp mặt của nhiều Ngân hàng Thương mại, hàng ngàn tiệm vàng lớn nhỏ trên cả nước cùng mạng lưới các nhà đầu tư cá nhân khắp mọi miền. Các chủ thể tiếp cận thị trường tiềm năng này với nhiều mục đích khác nhau, có thể là để kinh doanh, để tích trữ, để sản xuất, để thanh toán hay chỉ đơn giản là nhu cầu trang sức làm đẹp… Tất cả những yếu tố này hình thành nên Cung – Cầu trên thị trường, là động lực giúp thị trường được “bôi trơn” và vận hành.

Trước đây, để tiến hành các giao dịch vàng, nhà đầu tư thường đơn thuần tìm tới các tiệm vàng lớn, nhỏ khắp mọi nơi hay các ngân hàng có nghiệp vụ giao dịch vàng. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, tại Việt Nam đã xuất hiện một cách thức giao dịch mới: giao dịch vàng tập trung qua sàn và khái niệm “sàn vàng” xuất hiện.

Cơn mưa lập “sàn vàng”

“Sàn vàng” có thể hình dung như một sàn giao dịch chứng khoán, nơi mà người có nhu cầu mua và bán vàng gặp nhau để thực hiện giao dịch mà mình mong muốn dưới sự đảm bảo an toàn về tính pháp lý cho việc mua bán này.

Trên thực tế, nếu muốn thực hiện giao dịch mua bán vàng, nhà đầu tư có thể tiến hành các giao dịch này trên thị trường chợ đen, vô cùng nhanh chóng, gọn nhẹ, không cần thực thi các thủ tục, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu rườm rà… nhưng kèm theo đó là rủi ro trong giao dịch được đẩy lên mức cao, đặc biệt khi có nhu cầu về những giao dịch có giá trị lớn. Thế nhưng, khi nền kinh tế càng phát triển với đầy rẫy những rủi ro thì nhu cầu về giao dịch an toàn, chuyên nghiệp và đảm bảo pháp lý ngày càng được coi trọng. Xuất phát từ những nhu cầu này mà sàn giao dịch vàng đã manh nha xuất hiện ở Việt Nam, đi đầu là Sàn giao dịch vàng ACB của Ngân hàng Á Châu.

Với doanh số giao dịch vàng mỗi ngày lên tới con số ngàn tỷ thì mô hình “sàn vàng” mà ACB  khởi dựng thật sự là một món lời béo bở cho những người “cầm trịch”, và cơn mưa lập sàn vàng bắt đầu. Sau ACB, Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ đã hợp tác với Ngân hàng Đông Á thành lập Công ty Vàng bạc Quốc tế (InterGold) giao dịch thương hiệu vàng miếng PNJ-Đông Á. Tiếp đó, cuối tháng 5/2008, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC cũng liên kết với VPBank và Công ty Chứng khoán Hà Thành để lập nên Sàn giao dịch vàng tại Hà Nội… Và cho tới nay đã có rất nhiều Ngân hàng Thương mại tham gia giao dịch vàng trên thị trường, chẳng hạn như: Ngân hàng ACB, Ngân hàng Eximbank, Ngân hàng Sacombank, Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng Sài Gòn, Ngân hàng Phát triển Nhà Tp.HCM, Ngân hàng Phương Nam và Ngân hàng Nam Á.

Dịch vụ chất lượng kim loại thường trên các sàn giao dịch kim loại quý

Giống như trên thị trường chứng khoán, sự gia tăng số lượng tài khoản giao dịch cũng như khối lượng vàng được giao dịch mỗi ngày tại các sàn vàng không phải là dấu hiệu khẳng định cho chất lượng hoạt động của bản thân những “người cầm trịch”.

Sàn giao dịch vàng, về lý thuyết sẽ tạo ra tính tập trung, an toàn và hiệu quả cho các chủ thể tham gia, bù lại, sàn sẽ được hưởng lợi từ nguồn thu phí giao dịch, chênh lệch giá trong giao dịch mua bán và không được phép trực tiếp thực hiện các giao dịch. Thế nhưng trên thực tế, tồn tại nhiều quy định có ảnh hưởng trực tiếp theo chiều hướng xấu đến quyền lợi của nhà đầu tư ngay từ trong hợp đồng. Chẳng hạn như điều khoản không chịu bất cứ trách nhiệm bồi thường thiệt hại nào khi sự cố ngừng trệ mạng bất ngờ xảy ra trong phiên giao dịch. Và Sàn vàng ACB là một ví dụ điển hình cho trường hợp này khi mà chỉ trong 2 quý đầu năm 2008, sàn vàng ACB đã 3 lần “sập sàn” do sự cố kỹ thuật vào những lúc tỷ giá vàng thế giới có nhiều biến động. Chính điều này đã khiến cho không ít nhà đầu tư thiệt hại lên tới con số hàng tỷ đồng.

Bên cạnh tình trạng sập sàn thì hạn mức rút vàng không được công bố cụ thể khi ký hợp đồng giao dịch mà sẽ do sàn tự quy định tùy vào tình hình của sàn giao dịch cũng là một trong những vấn đề nổi cộm. Chẳng hạn như trên sàn ACB, khi hạn mức rút vàng giảm liên tục từ 20 lượng/người/ngày xuống còn 1 lượng/người/ngày thì nhà đầu tư phải mất một khoảng thời gian khá dài để rút đủ lượng lớn vàng, và khi đó bao nhiêu chi phí cơ hội cho việc tái đầu tư đã bị thất thoát?

Chất lượng “vàng”, cái đích cần hướng tới

Hiện Việt Nam đã trở thành quốc gia có số người tham gia đầu tư vàng đứng đầu thế giới, do vậy, để hướng tới một chất lượng “vàng”, cần thiết phải lập sàn giao dịch vàng chuẩn quốc gia có liên thông với thị trường vàng thế giới. Đây cũng là kế hoạch mà Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam đang xây dựng. Sàn giao dịch vàng quốc gia sẽ do nhiều Ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng tham gia, do đó, hoạt động của sàn không vì lợi ích của riêng một doanh nghiệp nào và vì thế triệt tiêu được sự cạnh tranh kinh doanh giữa các hội viên tham gia. Việc khớp giá ở sàn giao dịch vàng quốc gia, tỷ giá hình thành trên thị trường vàng Việt Nam, giá mua cũng như giá bán sẽ minh bạch và khách quan hơn khi được cơ quan chủ quản là Hiệp hội kinh doanh Vàng Việt Nam đứng ra giám sát và quyết định. Song song với đó, tính liên thông của thị trường vàng được mở rộng ra thế giới sẽ giúp nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn hơn và đa dạng hơn về công cụ đầu tư.

Mặc dù đã có nhiều sàn giao dịch vàng được thành lập nhưng tính tới thời điểm này vẫn chưa có một khung pháp lý chuẩn nào điều chỉnh hoạt động của các sàn vàng này. Do vậy việc xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của các sàn vàng nhằm tạo sự minh bạch thông tin từ khi ký hợp đồng giao dịch, lúc giao dịch và khi chuyển giao tài sản giữa các bên tham gia là một việc làm tối cần thiết. Một sàn giao dịch vàng hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật và chuyên nghiệp sẽ mang lại nhiều điểm lợi cho cả cơ quan nhà nước và nhà đầu tư.

Tính pháp lý về sản phẩm “vàng” được giao dịch tại sàn là vấn đề tiên quyết cần được đề cập tới khi xây dựng khung pháp lý. Theo Luật Ngân hàng, Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 và nghị định hướng dẫn thi hành thì chưa hề có bất kỳ văn bản pháp quy nào cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản trong lãnh thổ Việt Nam mà chỉ cho phép kinh doanh “vàng vật chất được phép”. Đây cũng là lý do tại sao các sàn vàng hiện nay đều phải có thành viên là công ty kinh doanh và gia công vàng để cung cấp vàng vật chất khi khách hàng có nhu cầu rút vàng vật chất.

Lời kết

Thị trường Vàng Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ, thu hút lượng vốn lớn trong dân và doanh nghiệp. Do vậy, bên cạnh việc phát triển các kênh đầu tư khác như Thị trường Chứng khoán, Thị trường Bất Động sản, Thị trường ngoại hối… thì xây dựng và phát triển thị trường vàng cũng là một mắt xích nhằm thu hút vốn trong nền kinh tế.