Đây là một khái niệm bao gồm bốn hành động sau đây:
- Quan sát (Observe)
- Định hướng (Orient)
- Quyết định (Decide)
- Hành động (Act)
Đó cũng là bốn kĩ năng mà các phi công đã sử dụng để chiến thắng trong cuộc chiến này. Hiện nay, khái niệm vòng lặp OODA được sử dụng khá rộng rãi. Giả thiết của mô hình này đó là: Việc ra quyết định cuối cùng là kết quả của một chuỗi các hành vi đúng đắn; mà ở đó vấn đề được nhìn nhận theo một chu kỳ gồm bốn hành động : Quan sát, Định hướng (nhận thức tình huống), Ra quyết định và Hành động. Để minh họa, Boyd đã vẽ một sơ đồ vòng OODA như dưới đây:
Bất kì đối tượng nào (cho dù là một cá nhân hay tổ chức) nếu có khả năng xử lý chu trình này nhanh hơn so với đối thủ thì có thể nắm bắt chu kỳ ra quyết định của đối phương và giành được lợi thế.
Quan sát
Hãy quan sát môi trường sống một cách tổng thể và thu thập thông tin từ môi trường ấy.
Định hướng
Hình dung lại tình huống trong đầu. Để làm được điều này, thông tin bạn thu thập được cần chứa số liệu hoặc dữ liệu. Nên nhớ, mỗi người lại đòi hỏi mức độ chi tiết của thông tin khác nhau, nghĩa là có người cần rất nhiều thông tin mới có thể hình dung ra vấn đề, có người thì không. Hơn nữa, con người thường nhầm lẫn khi cho rằng: lý do khiến một người không thể ra quyết định tốt là vì họ không biết cách ra quyết định. Suy nghĩ này cũng giống như việc bạn nói: Tôi không thể hát vì tôi hát rất dở. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự của việc “Ra quyết định sai lầm” là do chúng ta thường không biết cách tận dụng những thông tin có được để xử lý tình huống. Trong trường hợp này, Định hướng là yếu tố quan trọng giúp chúng ta tập trung vào bối cảnh mà vấn đề diễn ra để có quyết định và hành động phù hợp. Nói cách khác, định hướng giúp chuyển thông tin thành kiến thức. Và nếu muốn đưa ra quyết định đúng đắn thì bạn cần có kiến thức chứ không phải thông tin.
Quyết định
Cân nhắc giữa các lựa chọn và đưa ra quyết định.
Hành động
Thực hiện theo quyết định mà bạn đã cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu nhận thấy những kết quả sau khi hành động, bạn hãy quay lại bước đầu tiên để cho ra những quyết định tiếp theo. Nên nhớ rằng trong cuộc chiến, bạn cần phải trải qua cả bốn bước nhanh và hiệu quả hơn đối thủ. Đó là lý do cho tên gọi “Vòng lặp”.
Trang web tương tác
Mô hình vòng lặp này không đòi hỏi mọi cá nhân hay tổ chức đều phải quan sát, định hướng, quyết định và hành động theo thứ tự được trình bày trong biểu đồ trên. Thay vào đó, hãy hình dung vòng lặp ấy như một trang web tương tác, với mục “định hướng” ở vị trí trung tâm, theo hình dưới đây. Định hướng là cách chúng ta hiểu một tình huống dựa trên không chỉ văn hóa, kinh nghiệm, thông tin mới mà còn phân tích, tổng hợp và kế thừa những giá trị cũ.
Chính vì vậy, vòng lặp OODA thực sự là một tập hợp các vòng lặp tương tác lẫn nhau và được thực hiện một cách liên tục.
Vòng lặp SOAP
Vòng lặp SOAP là một dạng biến thể của vòng lặp OODA và được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực y tế. SOAP là một quá trình chuẩn gồm Tình huống, Quan sát, Phân tích và Thực hiện.
Ngày nay, cả OODA và SOAP đều được ứng dụng rất trong nhiều lĩnh vực khác nhau và đang dần chứng minh được hiệu quả của nó trong việc ra quyết định của các nhà lãnh đạo thời kỳ hiện đại.