Theo mô hình này, sự phát triển của thị trường vốn, bất động sản hay thị trường tài chính được mô phỏng giống như là chuyển động của một chiếc kim đồng hồ. Theo đó, 12 tiếng sẽ được phân chia thành bốn giai đoạn, bao gồm:
- Giai đoạn phát triển bùng nổ sẽ tương ứng với thời gian 9h-12h khi kim chỉ đồng hồ leo lên đến đỉnh.
- Giai đoạn giảm tốc tương ứng với khoảng thời gian 12h-3h khi kim đồng hồ bắt đầu trượt xuống.
- Giai đoạn suy thoái tương ứng với khoảng thời gian 3h-6h.
- Giai đoạn qua đáy và bắt đầu phục hồi tương ứng với 6h-9h.
Giai đoạn bùng nổ: (9h - 12h)
Giai đoạn này được tính trong khoảng thừ 9h-12h. Biểu hiện của nó thường là nền kinh tế tăng trưởng rất nóng, lạm phát ở mức trung bình nhưng có xu hướng đi lên. Nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu đều tăng. Lãi suất ngân hàng có tăng nhưng chưa đến đỉnh. Giá bất động sản tăng cao. Thị trường chứng khoán tăng rất cao và có xu hướng tạo đỉnh. Lúc này hoạt động đầu tư rất dễ bị cuốn theo tâm lý đám đông.
Giai đoạn giảm tốc: (12h - 3h)
Giai đoạn này được nằm xác định nằm trong khoảng 12h-3h. Lúc này lãi suất bắt đầu tăng lên, dòng tiền chuyển dần ra khỏi các kênh đầu tư rủi ro để chuyển sang các kênh đầu tư an toàn hơn. Giá cả hàng hóa bắt đầu giảm xuống. Lợi nhuận của doanh nghiệp cũng giảm. Nhà nước bắt đầu đặt ra các chính sách thắt chặt tiền tệ. Thị trường chứng khoán và bất động sản bắt đầu tụt dốc. Tính thanh khoản giảm.
Giai đoạn suy thoái: (3h - 6h)
Giai đoạn này bắt đầu từ 3h đến 6h. Lúc này lạm phát và lãi suất tăng mạnh. Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và giảm dự trữ ngoại tệ. Thị trường chứng khoán và bất động sản xuống thấp nhất. Giá hàng hóa giảm mạnh. Lợi nhuận các doanh nghiệp giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn, thậm chí phá sản.
Giai đoạn khôi phục: (6h - 9h)
Trong giai đoạn này, nền kinh tế đã vượt qua đáy khủng hoảng. Lãi suất ngân hàng giảm dần, nền kinh tế dần hồi phục. Tỉ lệ thất nghiệp cũng giảm dần. Thị trường chứng khoán tăng trở lại. Giá hàng hóa, bất động sản phục hồi. Lợi nhuận doanh nghiệp được cải thiện.
Khi nắm được và hiểu rõ đồng hồ đầu tư, nhà đầu tư có thể nhận diện đúng xu thế vận động của thị trường hiện tại, thậm chí đưa ra những dự đoán tương lai. Từ đó, họ có những quyết định đúng đắn về đầu tư của mình vào đúng thời điểm cần thiết nhất.
Ví dụ, vào thời điểm đỉnh 12h, là thời kỳ bùng nổ của nền kinh tế với sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về bất động sản khiến giá nhà đất tăng vụt. Song song với đó là việc lãi suất tăng do nhu cầu về tiền của các quỹ đầu tư tăng lên đáng kể. Lãi suất tăng, nhiều công ty làm ăn thua lỗ và không trả được nợ. Và khi giá nhà đất tăng, tiền đổ vào bất động sản,cố phiếu lại đi xuống. Khi đó, các nhà đầu tư khôn ngoan là số ít người biết được thời điểm này để hạn chế và ngừng các hoạt động đầu tư dài hạn, trong khi rất nhiều người khác lại đang lao vào.
Vào thời điểm suy thoái nhất 6h, khi suy thoái đã lan rộng và tác động lớn đến nền kinh tế, nhà đầu tư lo lắng, không đủ khả năng trả nợ, nhu cầu vay tiền giảm và lãi suất lại quay đầu đi xuống. Rất nhiều doanh nghiệp khó khăn và phá sản, rời bỏ thị trường, thì các nhà đầu tư khôn ngoan đã coi đây là cơ hội chín muồi để đẩy mạnh việc mua bán và thôn tính doanh nghiệp. Đây cũng là thời điểm vàng để đầu tư cho chứng khoán hay cho bất động sản bằng vốn nhàn rỗi.
Lời kết
Dù được gọi là mô hình đồng hồ đầu tư, nhưng để xem được nó, các nhà đầu tư cần xem xét và nghiên cứu vô số các thông tin kinh tế khác nhau. Để biết được chính xác thị trường đang ở thời điểm nào càng không hề đơn giản. Các nhà đầu tư cần tích luỹ trải nghiệm, cũng như phải đạt độ nhạy cảm nhất định mới có thể cảm nhận được thời điểm sát nhất.
Nguồn :
Saga Tổng hợp & Biên tập