Những năm gần đây đã chứng kiến mức độ tăng kỷ lục của hoạt động sáp nhập và mua lại (M & A) nhưng cũng làm tăng mối quan ngại về vấn đề tập trung ngành và các tác động tiêu cực của nó. Và trong khi phần lớn các bài nghiên cứu đều xoay quanh việc liệu các vụ sáp nhập sẽ cải thiện hay gây hại đến phúc lợi kinh tế, có rất ít bằng chứng thực nghiệm ủng hộ cả hai phía của cuộc tranh luận này. Nghiên cứu gần đây của chúng tôi đưa ra những bằng chứng cho thấy trong khi có nhiều vụ sáp nhập có thể làm tăng lợi nhuận, cũng có nhiều vụ không thể mang lại hiệu quả có thể làm tăng sự thịnh vượng chung cho mọi nhà.
Các công ty tham gia vào các vụ sáp nhập vì họ thấy cơ hội sinh lời. Nếu lợi nhuận tăng do chi phí thấp hơn - thông qua năng suất cao hơn hoặc quy mô kinh tế, ví dụ - kết quả đạt được có thể là giá thấp hơn cho người tiêu dùng và cải thiện phúc lợi kinh tế tổng thể. Tuy nhiên, nếu lợi nhuận tăng lên đến từ sự tập trung, thâu tóm quyền lực thị trường lớn hơn của một công ty và nếu công ty đó sử dụng chính sức mạnh ấy để tăng giá cả thị trường, thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới phúc lợi.
Trong khi những khái niệm này tương đối trực quan, việc đánh giá những gì xảy ra sau sáp nhập đã gặp những trở ngại khiến cho việc nghiên cứu hệ thống về tác động của chúng đối với hiệu suất và sức mạnh thị trường bị hạn chế.
Trong một bài nghiên cứu gần đây, chúng tôi đã trực tiếp đối mặt với những thách thức này và cung cấp bằng chứng mới cho những ảnh hưởng của việc sáp nhập tới hiệu suất và sức mạnh của thị trường trên một loạt các ngành công nghiệp trên phạm vi tương đối rộng của nền kinh tế. Nghiên cứu của chúng tôi xem xét tất cả các nhà máy sản xuất từ năm 1997 đến 2007 tại Mỹ, một ngành quan trọng và đa dạng của nền kinh tế Mỹ, nơi chúng tôi có thể lấy được dữ liệu chi tiết về hoạt động của các nhà máy, và thông tin từ ngành công nghiệp chiếm ¼ các giao dịch M&A của Mỹ. Chúng tôi có thể vượt qua khó khăn trong việc làm rõ các tác động của sức mạnh thị trường gây ảnh hưởng hiệu suất bằng cách sử dụng các kỹ thuật thực nghiệm mới giúp cho việc phân tích thống kê của chúng tôi giống với một cuộc thử nghiệm .
Trung bình, chúng tôi thấy rằng việc sáp nhập không có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và hiệu quả. Cụ thể, chúng tôi không tìm thấy bằng chứng cho sự thay đổi năng suất ở cấp nhà máy, hay bằng chứng cho việc củng cố các hoạt động hành chính thường được coi là cách mà các vụ sáp nhập mang lại chi phí thấp hơn thông qua các đặc tính kinh tế theo quy mô. Chúng tôi cũng không tìm thấy bằng chứng cho thấy các công ty sáp nhập có nhiều khả năng đóng cửa các nhà máy kém hiệu quả hơn. Ngược lại,chúng tôi nhận thấy có một sư gia tăng giá bán so với chi phí sản xuất một cách đáng kể của các công ty, dao động từ 15% đến trên 50%, tùy thuộc vào nhóm kiểm soát mà chúng tôi sử dụng.
Trong khi bị giới hạn ở mức độ mà chúng tôi chỉ có thể kiểm tra sự khác biệt trong mô hình mẫu, do tính chất bí mật của dữ liệu, chúng tôi có thể kiểm tra sự khác biệt về hiệu ứng sáp nhập giữa các vụ sáp nhập ngang (liên quan đến các doanh nghiệp cùng ngành) và các loại khác. Giả thuyết cho thấy rằng các vụ sáp nhập ngang mang lại hiệu ứng sức mạnh thị trường lớn nhất. Cùng với điều trên, chúng tôi thấy rằng việc tăng giá xảy ra cao hơn trong các vụ sáp nhập ngang. Ngược lại, khi chúng ta nhìn vào các vụ sáp nhập không theo bề ngang, chúng ta thấy ít bằng chứng về việc tăng giá cả sản phẩm và thậm chí tìm thấy một số tác động tích cực đến năng suất ở các nhà máy.
Như mọi khi, chúng ta vẫn cần nghiên cứu thêm. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi làm dấy lên những nghi ngờ về khả năng sáp nhập để tăng năng suất, đặc biệt khi hai công ty trong cùng một ngành hợp nhất. Trong những trường hợp như vậy, các công ty có thể có được lợi nhuận tốt, nhưng không nhất thiết sẽ kiếm được lợi nhuận để cải thiện nền kinh tế nói chung.