Quỹ hoán đổi danh mục (ETF) được quảng cáo là rẻ hơn và hiệu quả hơn so với các quỹ tương hỗ, đem lại sư đa dạng hóa đầu tư với chi phí thấp cùng nhiều lựa chọn giao dịch và arbitrage. Với hơn 1 ngàn tỷ USD tài sản được quản lý, số lượng các quỹ ETF được thành lập mới từ vài chục đến hàng trăm mỗi năm. Quỹ ETF phổ biến đến mức nhiều công ty môi giới sẵn sàng thực hiện các giao dịch miễn phí với một số quỹ ETF.
Những ý tưởng sơ khai
Ý tưởng đầu tư theo chỉ số đã có từ lâu; các quỹ ủy thác hay quỹ đầu tư dạng đóng đôi khi được tạo ra nhằm đem lại cơ hội đầu tư vào một loại tài sản nhất định. Mặc dù vậy, các quỹ này không có sự tương đồng với quỹ ETF ngày nay.
Nỗ lực đầu tiên nhằm xây dựng quỹ ETF là sự ra đời của quỹ Index Participation Shares cho chỉ số S&P 500 vào năm 1989. Thật không may, mặc dù nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư, sàn giao dịch Chicago đã đưa đơn kiện nhằm ngăn chặn sự phát triển của chúng. Do đó, sự ra đời của các quỹ ETF thực thụ bị hoãn lại một thời gian.
Chúng ta không phải đợi lâu bởi quỹ ETF đầu tiên bắt đầu hoạt động vào tháng 1 năm 1993. S&P 500 Depository Receipt (gọi tắt là SPDR hoặc "spider") là quỹ đầu tiên thuộc loại hình này và vẫn là một trong những quỹ ETF có các giao dịch tích cực nhất hiện nay. Mặc dù các quỹ ETF đầu tiên ra mắt vào năm 1993, phải mất đến 15 năm để có quỹ ETF quản lý chủ động đầu tiên trên thị trường.
Như đã đề cập, ý tưởng về đầu tư theo chỉ số không thực hiện được trong 20 năm qua. Dựa trên các nghiên cứu khoa học chỉ ra những ưu điểm của đầu tư thụ động, Wells Fargo và Ngân hàng Quốc gia Mỹ đã cho ra mắt các quỹ tương hỗ chỉ số vào năm 1973 cho khách hàng tổ chức. Huyền thoại quỹ tương hỗ John Bogle đã đi theo con đường đó trong một vài năm sau bằng việc giới thiệu quỹ tương hỗ chỉ số đại chúng đầu tiên vào ngày 31 tháng 12 năm 1975. Với tên gọi First Index Investment Trust, quỹ này theo dõi chỉ số S&P 500 và bắt đầu chỉ với tài sản trị giá 11 triệu USD. Mặc dù bị một số người chế giễu bằng tên gọi "sự điên rồ của Bogle," tài sản được quản lý bởi quỹ này đã vượt qua mốc 100 tỷ USD năm 1999.
Một khi giới đầu tư thực sự muốn đầu tư vào các quỹ này thì cuộc đua chính thức bắt đầu. Barclays tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này vào năm 1996, State Street vào năm 1998 và Vanguard bắt đầu mở các quỹ ETF vào năm 2001. Tính đến cuối năm 2011, đã có hơn 15 tổ chức phát hành ETF.
Sự phát triển của ngành quỹ ETF
Chỉ với một quỹ vào năm 1993, thị trường ETF đã tăng lên 102 quỹ trong năm 2002, gần 1.000 vào cuối năm 2009 và hơn 1.400 trong cơ sở dữ liệu vào ngày 20 tháng 12 năm 2011. Đến cuối năm 2011, mặc dù dự kiến tổng tài sản được quản lý bởi các quỹ ETF sẽ tương đương hoặc vượt quá 1,1 nghìn tỷ USD, một số tiền tương đối lớn, nhưng vẫn còn rất nhỏ so với gần 12 nghìn tỷ được nắm giữ bởi các quỹ tương hỗ.
Bên cạnh đó, một "sự cạnh tranh" thú vị đã bắt đầu giữa các quỹ ETF và quỹ tương hỗ. Năm 2003 đánh dấu thời điểm đầu tiên mà dòng tiền thuần đổ vào quỹ ETF vượt qua quỹ tương hỗ. Kể từ đó, dòng vốn đổ vào các quỹ tương hỗ luôn vượt qua quỹ ETF trong các năm có lợi suất thị trường dương, nhưng dòng vốn ròng vào ETF có xu hướng vượt trội hơn trong những năm mà các thị trường chính suy yếu.
Các cột mốc quan trọng
Như đã đề cập, quỹ ETF đầu tiên (S&P SPDR ) bắt đầu giao dịch vào ngày 1 tháng 1 năm 1993. Quỹ này hiện quản lý tổng tài sản hơn 86 tỷ USD và giao dịch cổ phiếu trị giá 250 nghìn USD trung bình một ngày. Xem xét tương quan với lượng giao dịch trung bình của Sàn chứng khoán New York lần đầu vượt qua 200 triệu cổ phiếu mỗi ngày vào năm 1992!
Quỹ ETF lớn thứ hai hiện nay, SPDR Gold Shares, bắt đầu giao dịch vào tháng 11 năm 2004. Quỹ này quản lý gần lượng tài sản trị giá 73 tỷ USD tại thời điểm hiện tại và là chủ sở hữu vàng lớn thứ sáu của thế giới; trên cả Trung Quốc và nắm giữ khoảng 14% so với chính phủ Mỹ.
Mặc dù Vanguard đầu tư muộn hơn vào ETF, Vanguard MSCI Emerging Markets ETF là quỹ ETF sở hữu vốn nước ngoài lớn nhất. Quỹ này ra mắt vào tháng 3 năm 2005 và hiện đang nắm giữ tài sản trị giá 56 tỉ USD .
Quỹ PowerShares QQQ mô phỏng chỉ số Nasdaq-100 và hiện nắm giữ tài sản khoảng 24 tỷ USD. Quỹ này ra mắt vào tháng Ba năm 1999.
Cuối cùng, quỹ Barclays TIPS bắt đầu giao dịch vào tháng 12 năm 2003 và đã phát triển và quản lý lượng tài sản của nó vượt 22 tỷ USD .
Triển vọng của quỹ ETF
Mặc dù các quỹ ETF rất phổ biến và vẫn đem lại dòng vốn ròng đáng kể nhưng chúng không thể vượt qua các quỹ tương hỗ trong thời gian tới. Các quỹ tương hỗ sẽ vẫn duy trì vị trí dẫn đầu bởi một số lợi thế quan trọng so với quỹ ETF.
Các quỹ tương hỗ cung cấp dịch vụ chính cho hưu trí và các quỹ hưu trí cùng một số kế hoạch quỹ thậm chí không cho phép nhà đầu tư mua hoặc giữ chứng khoán riêng lẻ như ETF. Các quỹ tương hỗ cũng cung cấp dịch vụ quản lý chủ động. Đây là một lợi thế quan trọng với nhiều nhà đầu tư; các quỹ quản lý thụ động chỉ phù hợp với một chỉ số nhất định và giảm đầu tư cho các quyết định phân bổ chiến lược. Mặt khác, quỹ quản lý chủ động có thể đem lại lợi nhuận cao hơn thị trường chung và tăng mạnh theo thời gian. Tuy các quỹ ETF quản lý chủ động có thể vượt lên với lợi thế này, sẽ cần thêm nhiều thời gian để làm được điều đó.
Lời kết
Mặc dù các quỹ ETF khiến cho việc đầu tư vào nhiều thị trường cũng như lĩnh vực khác nhau trở nên thuận lợi và ở mức chi phí phải chăng, chúng cũng thường bị coi là tác nhân gây ra biến động trong thị trường. Tuy nhiên, những chỉ trích này khó mà làm chậm được sự tăng trưởng của loại hình đầu tư này.