Dường như những người lựa chọn chứng khoán hàng đầu đạt đỉnh cao vào một thời điểm nọ thì ngay sau đó lại bị lu mờ với một loạt các thất bại ê chề. Cùng với lệ phí quản lý quỹ cao, một số quỹ lớn nhất chưa bao giờ hoạt động và thậm chí ngang hàng với thị trường. Điều đó khiến bạn phải đặt câu hỏi liệu các nhà quản lý quỹ tương hỗ thực sự có thể chọn cổ phiếu hay không. Đối với những người đầu tư vào các quỹ tương hỗ, nó là một câu hỏi rất có giá trị: qua thời gian, nếu các nhà quản lý quỹ tương hỗ có thể giúp bạn thành công trong việc chọn cổ phiếu thì cái giá mà bạn phải bỏ ra còn được tính là đáng đồng tiền bát gạo nếu không thì thà bạn bỏ tiền vào các quỹ chỉ số với phương pháp quản lý thụ động còn hơn.
Lựa chọn cổ phiếu trong một thị trường hiệu quả
Đối với bất cứ ai đã học qua Tài chính cơ bản, bạn có thể nhớ lại giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH). Eugene Fama từ Đại học Chicago đã trình bày lập luận của mình vào đầu của những năm 1960 rằng các thị trường tài chính có thể là rất hiệu quả. Khái niệm này ngụ ý rằng những người tham gia thị trường đều nhạy bén, nắm được thông tin và hành động dựa trên các thông tin có sẵn. Vì tất cả mọi người đều cùng tiếp cận được thông tin đó, tất cả các chứng khoán đều được định giá thích hợp tại bất kỳ thời gian nhất định. Lý thuyết này không nhất thiết phải phủ nhận các khái niệm về lựa chọn cổ phiếu, nhưng nó mang lại câu hỏi về khả năng tồn tại các năng lực phù hợp để thành công trên thị trường bằng cách khai thác thông tin có thể không được phản ánh đầy đủ trong giá chứng khoán.
Ví dụ, nếu một người quản lý danh mục đầu tư mua vào chứng khoán, người đó tin rằng trong tương lai giá trị cổ phiếu này có cao nhiều hơn so với giá mua lúc này. Để mua chứng khoán với một lượng tiền hữu hạn, nhà quản lý danh mục đầu tư cũng cần phải bán chứng khoán mà ông hoặc bà ta tin rằng trong hiện tại hay tương lai nó sẽ có giá trị thấp hơn, một lần nữa khai thác thông tin mà không phản ánh trong giá. Khái niệm thị trường hiệu quả đã được mở rộng trong một cuốn sách ngắn của Burton Malkiel mà bây giờ là cẩm nang gối đầu cho những người nghiên cứu tài chính "A Random Walk Down Wall Street."
Cuốn sách cho rằng EMH có ba hình thức khác nhau: kém, trung bình và mạnh. Thị trường kém hiệu quả ngụ ý rằng giá hiện tại chỉ phản ảnh thông tin trong quá khứ; thị trường hiệu quả trung bình có giá phản ánh những thông tin sẵn có đối với nhà đầu tư; thị trường hiệu quả mạnh là thị trường mà tất cả thông tin đều phản ánh trong giá chứng khoán. Nếu bạn đang đi theo một thị trường thứ nhất nhiều khả năng bạn tin rằng chỉ cần ít hoặc thậm chí không cần đến phân tích kỹ thuật, hình thức thứ hai ngụ ý rằng bạn có thể chẳng cần tới phân tích cơ bản về định giá chứng khoán, nếu bạn tin vào thị trường hiệu quả, thì tốt nhất bạn nên chọn tiền dưới đất thay vì đem ra đầu tư.
Thị trường thực tế
Trong khi việc nghiên cứu lí thuyết về hiệu quả và xem xét các kinh nghiệm cho vay tín dụng là rất quan trọng, tuy nhiên trong thực tế, thị trường hoàn toàn không hiệu quả. Một lý do cho sự thiếu hiệu quả là một sự thực rằng mỗi nhà đầu tư đều có một phong cách đầu tư và cách đánh giá đầu tư khác nhau. Một người có thể sử dụng các chiến lược kỹ thuật trong khi những người khác dựa trên nguyên tắc cơ bản, và trong khi số khác lại dựa vào sự may rủi. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến giá các khoản đầu tư như cảm tính, tin đồn, giá chứng khoán, cung và cầu tốt. Một phần lý do là Đạo luật Sarbanes-Oxley 2002 được thực hiện để chuyển đổi tăng hiệu quả thị trường bởi sự khai thác thông tin giữa các bên không được phổ biến công bằng. Thật khó để nói nó hiệu quả ra sao, nhưng ít nhất nó đã làm cho mọi người có nhận thức và có trách nhiệm hơn.
Trong khi EMH ngụ ý rằng có một số cơ hội để khai thác thông tin, nó không loại trừ lý thuyết mà các nhà quản lý có thể đạt được thắng lợi bằng cách chịu thêm một số rủi ro. Hầu hết những người lựa chọn chứng khoán hiện nay thất bại giữa chừng; mặc dù họ tin rằng hầu hết các nhà đầu tư có quyền truy cập thông tin như nhau, nhưng mà điểm cốt yếu lại nằm ở chỗ cái cách người chọn cổ phiếu họ hiểu và ứng dụng dữ liệu đấy như thế nào.
Những người chọn cổ phiếu
Quá trình lựa chọn cổ phiếu dựa trên một chiến lược mà nhà phân tích sử dụng để xác định mua hoặc bán những cổ phiếu nào. Peter Lynch là một trong những người lựa chọn cổ phiếu nổi tiếng nhất thế giới sử dụng một chiến lược thành công trong nhiều năm khi làm tại Fidelity. Trong khi nhiều người tin rằng ông là một người quản lý quỹ rất thông minh và vượt lên các đồng nghiệp dựa trên các quyết định của mình, thời đại cũng thuận lợi cho thị trường chứng khoán và ông đã có một chút may mắn. Trong khi Lynch chủ yếu là một nhà quản lý theo phong cách tăng trưởng, ông cũng sử dụng một số kỹ thuật giá trị pha trộn vào chiến lược của mình. Đây là chính là sự tinh tế trong việc lựa chọn cổ phiếu: mỗi một nhà đầu tư lựa chọn cổ phiểu theo cách khác nhau.Trong khi các tay đua còn ở trong đấu trường tăng trưởng, các biến thể và kết hợp là vô tận và trừ khi họ có một chiến lược hoàn toàn cứng nhắc, tiêu chuẩn và mô hình của họ có thể thay đổi theo thời gian.
Liệu lựa chọn chứng khoán có được việc?
Cách tốt nhất để trả lời câu hỏi đó là đánh giá danh mục đầu tư được người lựa chọn chứng khoán quản lý hoạt động như thế nào, và mở cuộc tranh luận về quản lý hoạt động với thụ động. Tùy vào thời gian bạn xem xét là lúc nào nhóm chứng khoán S & P 500 thường hiệu quả hơn nhóm trung bình khi được quản lý một cách chủ động. Điều này có nghĩa rằng là có ít nhất là một nửa các nhà quản lý chủ động kinh doanh kém hơn so với thị trường. Nếu chỉ dựa trên thông tin trên thì rất dễ bạn sẽ kết luận là việc chọn cổ phiếu này có tý giá trị nào. Nếu như vậy, tất cả các khoản đầu tư nên được đặt bên trong một quỹ chỉ số.
Không tính đến phí quản lý, chi phí giao dịch thương mại và sự cần thiết phải nắm giữ một lượng tiền mặt cho các hoạt động thường nhật của tổ chức, thật dễ dàng để xem làm thế nào một nhà quản lý trung bình tụt lại phía sau chỉ số chung bởi những hạn chế đó. Các vấn đề nhỏ lẻ tích tụ lại và chống lại họ. Khi tất cả các chi phí khác được loại bỏ, cuộc đua được rút ngắn. Nhìn lại, nó sẽ dễ dàng để đưa ra một gợi ý duy nhất là đầu tư vào các quỹ chỉ số Index, nhưng sự quyến rũ của những quỹ đầy tham vọng này quá khó để cưỡng lại đối với hầu hết các nhà đầu tư. Quý này qua quý khác, tiền bạc chảy từ những quỹ kém hiệu quả sang những quỹ nóng nhất vào quý trước, chỉ để chạy theo quỹ nóng nhất tiếp theo.
Kết luận
Sự thành công của việc lựa chọn cổ phiếu đã được tranh luận sôi nổi, và tùy thuộc vào người mà bạn hỏi, bạn sẽ nhận được những ý kiến khác nhau. Có rất nhiều nghiên cứu khoa học và bằng chứng thực nghiệm cho thấy việc chọn cổ phiếu thành công để đạt mức lợi nhuận cao hơn thị trường là rất khó khăn. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy rằng đầu tư thụ động vào các quỹ chỉ số Index có thể đạt hiệu quả cao hơn một nửa các nhà quản lý đang hoạt động trong nhiều năm. Vấn đề lớn nhất mà ta gặp phải khi đánh giá việc chủ động chọn cổ phiếu là hiệu quả hay không nằm ở chỗ thành công của một quý tương hỗ nằm ở tập hợp những đợt tuyển chọn cổ phiểu khác nhau. Ngoài ra đối với những lựa chọn tốt nhất của nhà quản lý, để được đầu tư đầy đủ, người lựa chọn cổ phiếu chắc chắn sẽ phải có những cổ phiếu mà người đó không muốn chọn hoặc cần sở hữu để không nằm ngoài xu thế chung. Nhìn chung,tự nhiên nếu bạn tin rằng một thì trường tài chính luôn ẩn chứa những chỗ không hiệu quả hai là năm nào thì cũng rộ lên một vài ngôi sao sáng lóa trong cổ phiếu và thành công trong việc chiến thắng thị trường tuy nhiên thực tế là chả có mấy người liên tục thành công trong thời gian dài.