Làm Thế Nào Để Xác Định Sứ Mệnh Và Tầm Nhìn Cho Startup Của Bạn

29/09/2018 - 07:00 15875     0

Khi nhắc tới “startup”, chúng ta thường liên tưởng tới văn hóa tự lập, sự độc đáo, linh hoạt và khả năng thích nghi, mọi thứ không bao giờ lặp đi lặp lại. Thường thì điều đó có nghĩa là họ không hề coi trọng những thứ được gọi là “chiến lược” và kế hoạch định sẵn.

Suy cho cùng thì, rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp không thể nghĩ xa hơn một tháng, tất nhiên không hẳn vì họ quá bận rộn. Trong một số trường hợp, khi họ là người tiên phong trên những thị trường hay những mô hình kinh doanh đang chuyển mình mỗi ngày, và đang giữ tốc độ tăng trưởng ổn định thì cũng có nghĩa là họ không quá bị trói buộc với bất kì lộ trình hoặc chiến thuật cụ thể nào.

Nhưng thành thực mà nói, nếu bạn muốn có một văn hoá doanh nghiệp có khả năng phát triển và đáp ứng nhanh chóng, còn điều gì tốt hơn việc nắm rõ về những phương pháp cơ bản; câu hỏi "cái gì và tại sao" đằng sau việc kinh doanh của bạn (sứ mệnh) và "nơi bạn hướng tới" (tầm nhìn)? Thực tế, bạn cho rằng con đường của bạn sẽ phát triển như thế nào nếu không có chúng?

Chúng đã ở đâu đó trong hệ DNA của bạn, và việc khai phá nó sẽ giúp bạn phát triển tốt hơn và nhanh hơn

Nếu bạn nghĩ về điều này, ngay từ đầu hai khái niệm về sứ mệnh và tầm nhìn có thể là một phần của nguồn cảm hứng đằng sau sự khởi nghiệp kinh doanh của bạn, thậm chí cả khi bạn chưa bao giờ thấy chúng rõ ràng. Và thay vì làm theo cách của riêng bạn, những nguyên tắc này thực sự có thể giúp bạn trở nên dễ thích ứng và thông minh hơn. Một sứ mệnh và tầm nhìn tốt giúp bạn tập trung vào mục tiêu và cơ hội lớn hơn trong thị trường kinh doanh rối loạn, hơn là bị nhấn chìm trong sự chèn ép của những tiểu tiết hàng ngày.

Có thể một phần sự hứng thú của bạn trong việc trở thành một doanh nhân hay sáng lập một công ty đến từ nguồn cảm hứng về văn hóa, tầm nhìn và những giá trị của các startup hoặc những doanh nghiệp nhỏ khác mà bạn từng biết đến. Những nguồn cảm hứng đấy khác nhau. Và chúng có ý nghĩa với bạn. Chúng mang tính cá nhân hơn, kích thích hơn, có trách nhiệm xã hội hơn, và phù hợp hơn với bạn và nhu cầu của bạn. Một cách ngẫu nhiên và tình cờ, nhiều hình thái văn hoá doanh nghiệp đơn giản được định hình bởi chính cá tính của người sáng lập, nhưng thậm chí sau đó họ thường cảm thấy bị thôi thúc (bởi sứ mệnh) và tìm thấy kim chỉ nam dẫn họ muốn để phát triển nó (tầm nhìn).

Ưu tiên lên trước và làm rõ ràng mọi thứ có thể là cách thông minh hơn. Việc cô đọng hai ý tưởng dưới dạng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ tiếp cận và hấp dẫn này không chỉ giúp bạn truyền tải niềm đam mê và ý tưởng của mình tới người khác (khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư, cổ đông) mà còn xác định rõ ràng ý định của bạn. Chúng có thể cùng thúc đẩy mong muốn của bạn, mô hình kinh doanh, việc đề xuất giá trị và sự cam kết của khách hàng. Chúng cũng có thể truyền cảm hứng cho người khác, thể hiện mối quan tâm chung với khách hàng tiềm năng hoặc đối tác, thu hút hoặc tuyển dụng nhân viên mới, và cho mọi người một cái gì đó để hướng tới.

Những cuộc thảo luận về tiền bạc (cùng sứ mệnh và tầm nhìn)

Khi một điều gì đó chưa từng tồn tại (ví dụ startup), sẽ là điều vô cùng quan trọng trong việc khiến ý nghĩa của nó có thể dễ dàng được chia sẻ với mọi người. Startups thực sự tồn tại trong tương lai, không hẳn ở hiện tại, vì thế nên điều này giúp cho những ý tưởng của bạn vượt xa khỏi những suy nghĩ thường ngày và kế hoạch kinh doanh, việc thuyết trình hay các dự án ấp ủ thậm chí trở nên quan trọng hơn. Về bản chất, bạn đang tuyên bố về việc doanh nghiệp tương lai của bạn hoạt động tốt thế nào; và trong khi đó, các con số, mô hình kinh doanh, và những phân tích thị trường đều trở thành chìa khóa, sự thành công và bền vững của công ty sẽ đạt ngang tầm với hình mẫu doanh nghiệp bạn kì vọng. Có lẽ còn nhiều hơn. Địa vị tương lai của bạn thực chất là “điểm lợi bán hàng” của công ty.

Họ không cần phải cảm thấy vô nghĩa hay thất vọng

Có một lý do khiến hầu hết chúng ta ghét những tuyên bố kinh doanh. Về mặt truyền thống, chúng thật tồi tệ. Nhưng thực tế cho thấy việc rất nhiều người bỏ qua chúng không có nghĩa là chúng không quan trọng đối với sự thành công của bạn và trong một số thời điểm nhất định thì chúng đem lại giá trị.

Vì vậy, hãy vứt bỏ những hình thức cũ và những định nghĩa máy móc ra ngoài cửa sổ đi. Hãy bàn về những vấn đề mà các tuyến bố chiến lược này thực sự hướng tới giải quyết- điều chúng ta cần làm!

Một tuyên bố về sứ mệnh cần trả lời các câu hỏi sau: Mục đích của chúng ta là gì? Tại sao chúng ta tồn tại?

Một tuyên bố về tầm nhìn cần trả lời các câu hỏi: Chúng ta đang hướng tới điều gì? Chúng ta muốn đạt được hay hoàn thành điều gì?

Chúng đều là những câu hỏi cơ bản. Nhưng cơ bản không có nghĩa nhàm chán. Những tuyên bố này nên nhận được sự đồng thuận từ cả bạn và đội nhóm của bạn. Chúng nên là động lực, hứng khởi cho mỗi sáng thức dậy làm việc để tạo ra những thứ mới mẻ, tuyệt vời. Một sứ mệnh và tầm nhìn tốt có thể là hạt nhân cho của công ty của bạn, hãy xác định điều khiến mọi người đoàn kết và hướng tới (người sáng lập, khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư, hoặc cổ đông).

Việc chúng tồn tại theo bất kì kiểu cách nào hay thậm chí chúng là hai tuyên bố riêng biệt đi chăng nữa thì cũng không quan trọng bằng việc chúng thực sự tồn tại. Sử dụng các kỹ năng tìm kiếm của bạn trên Google để làm quen với những ví dụ ổn và chưa ổn về những tuyên bố ngắn gọn về sứ mệnh và tầm nhìn (điều đó rất quan trọng).

Kiểm tra lại theo những câu hỏi trên. Chúng có đủ tiêu chuẩn không? Chúng có trả lời được những câu hỏi cần thiết này không? Hãy tìm và mô phỏng các tuyên bố về sứ mệnh và tầm nhìn có kiểu cách thu hút và ngôn ngữ hấp dẫn của các thương hiệu mà bạn yêu thích để lấy cảm hứng. Nhưng trên hết thì hãy chắc chắn rằng tuyên bố về sứ mệnh và tầm nhìn bạn lập ra là của bạn và cho riêng bạn.  

Đọc thêm: Vì Sao Sứ Mệnh Và Tầm Nhìn Doanh Nghiệp Sẽ Không Bao Giờ Lỗi Thời

Một số câu hỏi dẫn dắt giúp bạn bắt đầu

Những tuyên bố về sứ mệnh và tầm nhìn thường được phát triển cùng với các giá trị nhận được từ một cuộc thăm dò - một đóng góp lớn khác cho “văn hóa doanh nghiệp”. (Các tuyên bố giá trị trả lời các câu hỏi: "Đâu là niềm tin cốt lõi của chúng ta?" Và "Kim chỉ nam của chúng ta là gì?)

Danh sách các câu hỏi sau đây được coi như là những bước đầu khám phá bức tranh tổng thể của những câu hỏi và ý tưởng lớn có thể truyền cảm hứng cho các tuyên bố về sứ mệnh và tầm nhìn của bạn.

Nếu bạn bị vướng mắc ở câu hỏi nào đó, hãy bỏ qua, chuyển tiếp sang câu khác và quay lại sau. Hãy coi chúng chỉ như là nhiên liệu, chứ đừng coi chúng như con đường dẫn tới các tuyên bố, mặc dù đôi khi câu trả lời cho một số câu hỏi sau khi được rút gọn hoặc tinh chỉnh có thể trở thành sứ mệnh hay tầm nhìn của bạn.

Các câu hỏi về sứ mệnh

  • Mục đích của chúng ta là gì?
  • Lý do tồn tại của chúng ta là gì?
  • Tại sao chúng ta tồn tại?
    • Chúng ta phục vụ ai?
    • Chúng ta phục vụ những khách hàng bằng cách nào?
    • Chúng ta giải quyết những vấn đề gì?
  • Nhu cầu, khao khát nào chưa được thỏa mãn hoặc sự kiện mang tính đòn bẩy nào đã buộc chúng ta khởi nghiệp?
  • Làm thế nào để chúng ta gia tăng giá trị?
  • Chúng ta muốn làm cho cuộc sống của khách hàng, sản phẩm hoặc xã hội của chúng ta tốt hơn như thế nào?

Các câu hỏi về tầm nhìn

• Chúng ta muốn hướng tới điều gì?

• Tại sao chúng ta thức dậy và đi làm mỗi ngày?

• Cái gì thực sự thúc đẩy chúng ta?

• Chúng ta muốn thương hiệu của mình trở thành một thương hiệu gì?

• Chúng ta muốn đạt được điều gì trong tương lai?

• Làm thế nào chúng ta biết chúng ta đã thành công sau 5 hay 10 năm nữa?

Cẩm nang phát triển

Khi bạn sử dụng những từ khóa và ý tưởng được hình thành từ tài liệu thô và bắt đầu phác thảo về sứ mệnh và tầm nhìn, hãy nhớ những điều sau:

• Ngắn gọn và đơn giản.

• Đặt lòng tin vào chúng và hợp tác với những người tin tưởng chúng.

• Cá nhân hóa, truyền động lực và sự hấp dẫn, thú vị của chúng.

• Tích hợp chúng như một phần trong cuộc sống, một phần văn hóa sinh động của bạn.

• Sử dụng chúng như một thước đo thường xuyên trong việc đánh giá cơ hội, quyết định và chỉ đạo của bạn.

• Tinh chỉnh hoặc nghiên cứu lại chúng nếu bạn thấy rằng chúng không còn đồng nhất thông tin hoặc có ý nghĩa.

Đọc thêm: Bước 1 Trong Hoạch Định Chiến Lược: Xây Dựng Sứ Mệnh Và Tầm Nhìn

Nguồn : Theo SAGA.VN