Rất nhiều tài liệu về cryptoeconomics - kinh tế học mã hóa cho thấy nó có một đặc điểm thú vị nhưng cũng đáng báo động: bản chất kinh tế của nó mang tính truyền thống và bảo thủ.
Đó chắc chắn là một sự khác thường vì những người đột phá khỏi dòng chảy thông thường và phát triển tầm nhìn mới về tương lai và nền kinh tế lại quá dễ dàng chấp nhận các quy ước truyền thống của “dismal science” - khoa học ảm đạm (một thuật ngữ được đặt ra bởi nhà văn, nhà sử học người Scotland Thomas Carlyle để mô tả các chuyên ngành kinh tế. Thuật ngữ này được cho là lấy cảm hứng từ dự đoán ảm đạm của T. R. Malthus rằng dân số sẽ luôn tăng nhanh hơn lương thực, khiến nhân loại không ngừng đói nghèo và khó khăn)
Vấn đề là kinh tế học chính thống ngăn chặn tiềm năng thực sự của nền kinh tế học mã hóa và hệ thống kinh tế - xã hội phân tán dựa trên mã hóa tạo điều kiện cho việc xây dựng một nền chính trị và kinh tế thay thế triệt để.
Cốt lõi của quan điểm này là hai nhận thức:
1. Đối với vai trò là tiền tệ, cryptotoken (các mã token điện tử) có thể là một đơn vị tính toán thay thế chứ không chỉ là một phương tiện trao đổi. Chúng có thể là một thước đo giá trị mới chứ không chỉ tạo điều kiện cho các quá trình giao dịch mới. Như vậy, chúng có thể có bảo chứng cho giá trị đầu ra mà chúng đã tạo nền tảng chứ không chỉ là công cụ đơn giản ở vị thế đầu cơ
2. Đối với vai trò sở hữu, chúng có thể là các công cụ phái sinh (nghĩa là mua cả rủi ro tiềm ẩn chứ không chỉ mua quyền sở hữu tài sản) được thiết kế để sự rủi ro được chia đều cho mọi người chứ không chỉ cho một người. Chúng có thể đưa ra cách tiếp cận tập thể để đối phó với rủi ro và lợi ích: chúng cho phép mạo hiểm tập thể.
Trong bài viết này, trước tiên chúng ta sẽ theo dõi các khung tư duy khác nhau của ‘kinh tế học” và ý nghĩa của chúng đối với kinh tế học mã hóa. Sau đó bài viết sẽ khám phá quan điểm về giá trị cơ bản: cách nó được sử dụng trong kinh tế học mã hóa và các góc nhìn khác nhau của “kinh tế học” cho phép những hiểu biết khác biệt về cách phát triển sáng tạo ý tưởng về giá trị token trong giá trị cơ bản như thế nào. Mục tiêu của bài viết là chỉ ra làm thế nào việc tái tư duy kinh tế học có thể giải thích và quản lý mã token.
Để giúp bạn dễ theo dõi, bài viết sẽ gồm những nội dung sau:
1. Định nghĩa kinh tế học nào?
2. Các định nghĩa vẫn còn giới hạn của cyptoeconomics
3. Bước ngoặt Hayekian: tính toàn vẹn của các quy trình thị trường
4. Cryptotoken: phương tiện trao đổi hay đơn vị tính toán?
5. Việc định giá cryptotoken
A. Phát triển đơn vị tính toán ECSA (Economic Space Agency)
B. Một sự lệch hướng lịch sử, nhưng quan trọng
6. Bài học đương đại từ sự lệch hướng lịch sử
7. Các kiến thức bổ sung về giá trị cơ bản: phương pháp ECSA
8. Hình thức phái sinh: chia sẻ rủi ro với môt tương lai theo cấp số nhân và quyền chọn mua lớn
1. Định nghĩa kinh tế học nào?
Kinh tế học là một ngành học rộng và gây tranh cãi. Nó cũng đã có từ lâu đời, với cuốn “Sự giàu có của các quốc gia” của Adam Smith gần 250 tuổi và kinh tế học Karl Marx 150 tuổi. Nổi trội nhất là kinh tế học tân cổ điển, có từ cuối thế kỷ 19. Tất nhiên, nó đã tiến hóa đáng kể trong thế kỷ qua, nhưng tư tưởng thống trị hiện tại trực tiếp dựa trên sự xuất hiện tân cổ điển đó vẫn tương đối mạch lạc. Nó bị chi phối bởi sự chính thống cổ hủ, hoàn toàn không giống với phần còn lại của khoa học xã hội được hình thành trong các cuộc tranh luận về lý thuyết và phương pháp luận
Sự thống trị của kinh tế tân cổ điển không phải là không có đối thủ. Có những lời chỉ trích từ cả cánh hữu nhân danh chủ nghĩa tự do (ví dụ Hayek) và cánh tả (một nhà thống kê cánh tả như Keyne và một người chống tư bản trái như chủ nghĩa Mác). Vì vậy, hầu như không có gì đáng ngạc nhiên khi không có định nghĩa chung nào về kinh tế học được thống nhất
Dưới đây là một vài định nghĩa “tiêu chuẩn”, xuất phát từ các sách giáo khoa như “Kinh tế 101”, ở mức độ nào đó đã bao gồm nhiều quan điểm từ các cuộc tranh luận:
1. Kinh tế học là môn học nghiên cứu việc phân bổ nguồn lực khan hiếm cho các mục đích sử dụng khác nhau.
Đây là một định nghĩa nói về sự hình thành giá cả và việc ra quyết định, từ đó tìm cách tối ưu hóa. Nó được đóng khung tập trung vào kinh tế vi mô (cơ chế hoạt động của các thị trường cụ thể), chứ không phải kinh tế vĩ mô (tổng thể của các quá trình kinh tế, được hiểu nhiều hơn là tổng các quy trình thị trường).
2. Kinh tế học là nghiên cứu các quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ.
Đây là một định nghĩa với ý nghĩa xã hội và bối cảnh rộng hơn. Nó không chỉ nói về thị trường và chắc chắn không tập trung vào tối ưu hóa. Trọng tâm của nó là xã hội và các hệ thống chứ không phải cá nhân. Nó mang tính lịch sử nhiều hơn và ít tính toán hơn so với định nghĩa đầu tiên. Nó ngầm thừa nhận rằng nền kinh tế khó tách rời khỏi các khía cạnh khác của đời sống xã hội.
Ngược lại, định nghĩa đầu tiên cô lập tính kinh tế ở mức độ cao hơn bằng cách tập trung vào việc hình thành giá và ra quyết định. Trong hầu hết thế kỷ 20, điều này đạt được bằng cách coi các tác nhân kinh tế là tự chủ lý trí, sau đó được tăng cường bởi tính hợp lý chiến lược theo lý thuyết trò chơi và sau đó vẫn bị thách thức phần nào bởi các đề xuất về tính bất hợp lý hệ thống (kinh tế học hành vi). Những phát triển này đã cho phép kinh tế học trở nên tiên tiến về mặt toán học và có thể tuân theo mô hình chính thức.
Cả hai định nghĩa đều có ý nghĩa với cộng đồng kinh tế token, nơi chúng ta có thể nhận ra đồng thời một sự thay đổi mang tính thời đại trong cách thức hoạt động kinh tế và tiềm năng mới của mô hình toán học. Nhưng hai điểm nhấn này cần được giữ cân bằng.
Có lẽ sự công nhận này là một phần của sự thành công của Ethereum, nơi chúng ta có thể thấy từng trường phái kinh tế trong đó
Nhà phát minh Ethereum Vitalik Buterin đã định nghĩa kinh tế học mã hóa thống nhất với định nghĩa đầu tiên là:
- Xây dựng hệ thống có các thuộc tính mong muốn nhất định
- Sử dụng mã hóa để chứng minh các thuộc tính về các tin nhắn đã xảy ra trong quá khứ
- Sử dụng các ưu đãi kinh tế được xác định trong hệ thống để khuyến khích các thuộc tính mong muốn giữ vững trong tương lai.
Nhà phát triển Ethereum Vlad Zamfir cũng bao gồm cả định nghĩa thứ hai, nói rằng kinh tế học mã hóa có thể là:
“Một ngành học chính thức nghiên cứu các giao thức chi phối việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế kỹ thuật số phi tập trung. Kinh tế học mã hóa là một môn khoa học thực tế tập trung vào thiết kế và mô tả đặc trưng của các giao thức này.”
Nhưng rõ ràng là, trong phạm vi rộng lớn của kinh tế học mã hóa, định nghĩa thứ nhất vẫn là trọng tâm. Đôi khi được gọi là token engineering (kỹ thuật mã thông báo), nó mở rộng hệ thống các khuyến khích (incentive) có thể được áp dụng cho các rational agent (những người tiếp nhận incentive với tư duy lý trí). Chi phí của cách tư duy này là nó hạn chế ý nghĩa kinh tế xã hội của kinh tế học mã hóa và có khả năng mã token thất bại lớn hơn trong thực tế.
2. Các định nghĩa còn hạn chế về kinh tế học mã hóa
Cụ thể, trọng tâm của kinh tế học mã hóa trong việc giảm chi phí giao dịch và tạo ra từng khuyến khích (incentive) để vận hành tối ưu. Sự tập trung này có nguy cơ của việc không những bỏ qua các vấn đề xã hội rộng lớn hơn về phạm trù sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ mà còn tạo ra một khuôn khổ (framework) mà khiến cho việc tham gia một cách hệ thống là bất khả thi với rất nhiều vấn đề rộng lớn hơn kể trên
Nếu bạn tìm google cryptoeconomy/cryptoeconomics (nền kinh tế mã hóa/ kinh tế học mã hóa), các kết quả tìm kiếm có tính nhất quán đáng kể. Các blog/bài viết/bản tin khác nhau bắt đầu với gần như cùng một câu. Chúng chia nhỏ thuật ngữ kinh tế học mã hóa thành hai yếu tố thành phần. Chúng giải thích các quá trình mã hóa với độ chính xác nhất định, nhưng đến phần kinh tế học, sự mô tả là rất hẹp. Ví dụ:
“Kinh tế học mã hóa (Cryptoeconomics) xuất phát từ hai từ: Mật mã học (Cryptography) và Kinh tế học (Economics). Mọi người có xu hướng quên đi phần kinh tế học trong phương trình này và quên rằng phần đó mang lại cho blockchain những khả năng độc đáo... Giống như với bất kỳ hệ thống kinh tế vững chắc nào, cần có những biện pháp khuyến khích (incentive) và phần thưởng để mọi người hoàn thành công việc và cần có một hệ thống trừng phạt đối với những người khai thác (miner) không có đạo đức hay làm không tốt. Chúng ta sẽ xem blockchain kết hợp tất cả các nền tảng kinh tế cơ bản này như thế nào.” (Ameerr Rosic, ‘What is Cryptoeconomics: The ultimate beginners guide. - kinh tế học mã hóa là gì: hướng dẫn cho người mới bắt đầu).
Tương tự:
“Kinh tế học mã hóa. . . kết hợp mật mã và kinh tế để tạo ra P2P (peer to peer) phi tập trung khổng lồ. Một mặt, mật mã là thứ làm cho P2P được bảo mật và mặt khác, kinh tế là thứ thúc đẩy mọi người tham gia vào mạng lưới, bởi vì nó mang lại cho blockchain những đặc điểm độc đáo của nó: (Introduction to Cryptoeconomics through Bitcoin - Giới thiệu về kinh tế học điện tử thông qua Bitcoin)
Cách tư duy hạn chế của kinh tế học có lẽ bởi vì thế giới thiếu những người có nền tảng về cả mật mã học và kinh tế học. Kinh tế học mã hóa, có lẽ, thường được phụ trách bởi những người có trình độ cao về lập trình và kỹ thuật, nhưng thường tự học về kinh tế. Nick Szabo đã tweet một quan điểm thú vị trước đây về các nhà kinh tế và lập trình viên:
“Một nhà kinh tế hoặc lập trình viên chưa học nhiều về công nghệ thông tin bao gồm cả mật mã, mà chỉ đoán mò thì không thể thiết kế hoặc xây dựng một loại tiền điện tử thành công lâu dài. Một nhà khoa học máy tính và lập trình viên máy tính chưa học về kinh tế học nhưng áp dụng logic thông thường thì có thể.”
Ở một mức độ nào đó thì ông hoàn toàn đúng, nhưng mặt khác, bạn sẽ không tạo ra bất cứ điều gì mới từ doxa (logic thông thường), mà chỉ lặp lại tương tự. Ý tưởng rằng nền kinh tế (xã hội) là logic thông thường sẽ tạo ra một nền kinh tế giống như một máy tính với các cấu trúc quyền lực hiện có. Trong kinh tế học tối ưu, vấn đề quyền lực, và ai nắm giữ nó, việc sử dụng nó như thế nào mới là vấn đề chính.
Và không chỉ các blogger và tweeter thúc đẩy khía cạnh kinh tế học đơn giản này. Trong giới học thuật, có một sự nhấn mạnh tương tự đang hình thành, gồm cả quan điểm từ các nhà kinh tế có trình độ.
Phòng thí nghiệm Kinh tế học mã hóa của MIT cũng đã trình bày một vài nghiên cứu tập trung vào chi phí giao dịch và kết nối mạng. Ví dụ, trong cuốn Some Simple Economics of the Blockchain (một vài khía cạnh kinh tế học đơn giản của Blockchain), Christian Catalini và Joshua Gans tranh luận về đề xuất cốt lõi của họ:
“Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa trên lý thuyết kinh tế để giải thích cách mà hai chi phí chính bị ảnh hưởng bởi công nghệ blockchain - chi phí xác minh các thuộc tính giao dịch và chi phí kết nối - thay đổi các loại giao dịch có thể được hỗ trợ trong nền kinh tế... Bài nghiên cứu tập trung vào hai chi phí chính bị ảnh hưởng bởi công nghệ blockchain: chi phí xác minh và chi phí kết nối mạng. Để thị trường phát triển mạnh, người tham gia cần có khả năng xác minh và kiểm toán các thuộc tính giao dịch một cách hiệu quả, bao gồm thông tin xác thực và uy tín của các bên liên quan, đặc điểm của hàng hóa và dịch vụ được trao đổi, các sự kiện trong tương lai có liên quan đến các thỏa thuận hợp đồng, v.v.”
Nhóm nghiên cứu về kinh tế học mã hóa tại Berkeley là một ví dụ khác. Zubin Koticha, Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển Blockchain tại Berkeley, bắt đầu cuốn "Introduction to blockchain through cryptoeconomics" (Giới thiệu về blockchain thông qua kinh tế học mã hóa) như sau:
“Mặc dù giao thức của Bitcoin thường được giải thích theo quan điểm công nghệ, trong loạt bài này, tôi sẽ truyền đạt các khuyến khích (incentive) hiện có ở mọi cấp độ cho phép các bên khác nhau tương tác với sự chặt chẽ và bảo mật. Việc nghiên cứu về các khuyến khích này để đảm bảo các hệ thống blockchain được gọi là kinh tế học mã hóa.”
Mục tiêu bài viết ở đây không phải là phê bình những quan điểm này: chúng có thể là những lựa chọn mẫu mực trong những trường hợp cụ thể. Mục tiêu bài viết là nếu chúng ta giới hạn quan niệm về kinh tế học mã hóa trong các khung này, thì chúng ta chỉ có thể tưởng tượng và đưa ra lý thuyết về kinh tế học mã hóa dựa trên các giao dịch và khuyến khích cá nhân được tối ưu hóa. Các lập trình viên cũng nên hiểu điều đó có nghĩa là gì. Các vấn đề về sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ - những vần đề toàn cảnh - không nằm trong những khung này.
3. Bước ngoặt Hayekian: tính toàn vẹn của các quy trình thị trường
Một số người chào đón điều này vì họ nhìn thế giới từ góc độ tương tác giữa các cá nhân và thị trường và xem chúng như một chế độ hiệu quả cũng như là môi trường đạo đức cho các cá nhân tham gia. Nếu chúng ta gắn nó với một môn kinh tế học và triết học thì rõ ràng nhất chính là Friedrich von Hayek. Hayek là một nhân vật không nổi lắm trong lý thuyết và chính sách kinh tế cho đến khi những ý tưởng của ông được thủ tướng Anh Margaret Thatcher chấp nhận. Hayek là một người coi thị trường và giá cả như các phương thức truyền tải thông tin, cho rằng chúng tạo ra sự tự tổ chức tự phát. Ông cũng là người ủng hộ vai trò hạn chế của chính phủ trong việc tạo và quản lý tiền, và trong chính sách xã hội cũng vậy, trích dẫn những gì Milton Friedman sau này mô tả là "sự chuyên chế của đa số” là sự nguy hiểm của sự can thiệp của chính phủ. Năm 1976, ông đã xuất bản một cuốn sách có tên là The Denationalization of Money (Sự phi quốc hữu hóa của tiền), lập luận rằng các chính phủ đã làm rối tung hệ thống tiền khi họ can thiệp, và các khoản tiền tư nhân cạnh tranh sẽ tốt hơn.
Cộng đồng blockchain thường ưu ái quan điểm này. Nhưng quan trọng là chúng ta không tin vào điều này một cách tình cờ. Bài viết sẽ không tranh luận vấn đề này hay bất kỳ triết lý cụ thể nào về kinh tế; vấn đề ở đây là có một môn kinh tế học Hayekian, với đón chào của các cá nhân trong ngành mật mã. Nhưng có những phiên bản chi tiết, phức tạp hơn của lý thuyết này mà không thể đơn giản hóa thành góc nhìn bình dân học vụ. Nhớ lại trong bối cảnh này rằng dù Hayek không ủng hộ tiền nhà nước, ông cũng hoàn toàn không ủng hộ rằng tiền nên được phát hành tự do. Ông tin rằng tiền nên có tính phản ánh, và số lượng và giá trị của nó nên được gắn với nền kinh tế thực sự. Trong những năm 1930 và 1940, các cuộc tranh luận về hệ thống tiền tệ toàn cầu sau Thế chiến thứ hai, Hayek, sau von Mises và những người khác, đã tranh luận chống lại đề xuất của Keynes về một loại tiền toàn cầu được nhà nước hậu thuẫn. Giải pháp thay thế mà ông ủng hộ là hệ thống này cần được hỗ trợ bởi dự trữ các mặt hàng cơ bản (than, lúa mì, v.v.). Yêu cầu này dường như bị bỏ qua bởi nhiều nhà bình luận kinh tế mã hóa, những người viện dẫn sự liên quan của Hayek để ủng hộ các loại tiền tệ phi nhà nước mà không cần vật chất để bảo chứng giá trị. Tuy nhiên, vấn đề bảo chứng giá trị của mã token là rất quan trọng và điều này sẽ được thảo luận thêm dưới đây.
Đối với những người không theo quan điểm Hayekian, vẫn có lựa chọn truyền thống kinh tế tân cổ điển bao gồm sự tối ưu hóa, chi phí giao dịch và khuyến khích (incentive), nhưng cũng chú ý nhiều hơn đến những hạn chế của các giải pháp thị trường. Một số lượng đáng kể giải thưởng Nobel cho khoa học kinh tế trong 30 năm qua đã được trao cho các nghiên cứu về các loại vấn đề này. Tất cả đều chỉ ra rằng thị trường không hoạt động theo cách đơn giản, lý tưởng hóa.
Các nhà kinh tế tân cổ điển xác định hai hạn chế lớn của các giải pháp thị trường. Một là thị trường không hoàn hảo, trong đó khả năng bảo đảm các hình thức kiểm soát đối với một thị trường tạo ra lợi nhuận cao hơn bình thường. Trong lịch sử, vấn đề này đã tập trung vào sự thiếu hiệu quả của độc quyền và độc quyền tập đoàn. Gần đây, người ta đã chú ý đến thông tin bất cân xứng, và đặc biệt là người bán thường biết nhiều về một mặt hàng so với người mua. (Joel Monegro trong cuốn “Fat Protocols” cũng theo truyền thống này, nêu ra loại kiểm soát nào tại điểm nào của chuỗi giá trị tạo ra lợi nhuận dài hạn tốt nhất.)
Yếu tố khác trong cách tiếp cận tân cổ điển là tình trạng thất bại thị trường: thị trường không thể phân bổ giá một cách hiệu quả vì chi phí và lợi ích tương ứng không phải do các nhà sản xuất và thương nhân riêng lẻ gánh chịu. Do đó, trong kinh tế học tân cổ điển có sự tham gia nhiều hơn của chính phủ trong việc khắc phục sự thất bại thị trường so với kinh tế học Hayek, mặc dù cũng có tranh luận về việc liệu phương pháp chữa bệnh có tệ hơn căn bệnh này hay không. Liệu các hệ thống tính toán được xây dựng trên các hợp đồng thông minh (smart contract) có thể làm giảm đáng kể sự thất bại của thị trường hay không vẫn là một điểm tranh luận.
Có một điểm thách thức gần đây hơn đối với kinh tế học tân cổ điển có liên quan đến kinh tế học mã hóa. Đây là nghiên cứu liên quan đến tài chính của Donald MacKenzie. người mô tả các mô hình kinh tế là những khái niệm mang tính “thực thi”, về cơ bản là chúng tạo ra thế giới chứ không mô tả nó và được Michel Callon phổ biến bằng tiếng Anh.
Cách tiếp cận này coi kinh tế học như là một môn học được quy định, với các tuyên bố giả định hơn là các tuyên bố chắc chắn. Nó đáng được đề cập ở đây bởi vì nó đã gợi ý về tiềm năng của kinh tế học mã hóa: khi được sử dụng triệt để hơn (không chỉ để lặp lại những quan điểm kinh tế chính thống), kinh tế học mã hóa mở ra cho chúng ta nền kinh tế như một không gian thiết kế. Chúng ta cần nhận ra sự phức tạp của các động lực kinh tế và xã hội trong thiết kế mã token và đảm bảo rằng khía cạnh xã hội nhận được nhiều sự chú ý phân tích ngang với các vấn đề chính thức mang tính kỹ thuật. Nếu chúng ta thiết kế các hệ thống đánh giá thấp sự phức tạp của khía cạnh xã hội hoặc không hiểu tác động của chúng, rất có khả năng các quy trình quản trị sẽ không hiệu quả.
Phần lớn phần còn lại của kinh tế học bao gồm một phạm vi quan điểm rộng hơn, nhưng với số lượng nhà kinh tế ít hơn. Nhưng chính ở đây, những câu hỏi rộng lớn hơn, mang nhiều tính văn hóa và lịch sử xã hội đã xuất hiện.
Chúng ta sẽ tập trung vào hai vấn đề rộng lớn hơn, vẫn rất “kinh tế” trong việc đóng khung vấn đề, mà có lẽ là đủ để nắm bắt phần nào cơ bản những lĩnh vực rộng hơn. Cả hai đều thu hút các quan điểm xã hội rộng lớn hơn trong phân tích kinh tế học mã hóa, nhưng thể hiện các quan điểm chính trị khác nhau.
Một vấn đề đến từ việc coi cryptotoken không chỉ là một phương tiện trao đổi mới (góc nhìn giao dịch) mà còn là một đơn vị tính toán mới (góc nhìn sản xuất và phân phối); vấn đề còn lại là từ các cuộc tranh luận về việc định giá cryptotoken.
4. Cryptotokens: phương tiện trao đổi hay đơn vị tính toán?
Quay trở lại định nghĩa về kinh tế học, định nghĩa đầu tiên - về tối ưu hóa, khuyến khích và chi phí giao dịch - quan niệm mã token là phương tiện trao đổi hoặc, trong trường hợp mã token tiện ích, các loại hợp đồng tương lai hàng hóa (có quyền chuyển đổi thành hàng hóa trong tương lai)
Chúng còn hơn thế nữa nếu từ dưới góc nhìn của định nghĩa thứ hai về kinh tế. Từ quan điểm của định nghĩa thứ hai, chúng ta có thể xem cryptotoken như đơn vị tính toán mới và do đó có những cách mới để đo lường nền kinh tế.
Trong định nghĩa đầu tiên, điều quan trọng trong nền kinh tế được xác định bằng cách tham khảo các nguyên tắc tính toán thị trường. Trong định nghĩa thứ hai, những gì được tính là “sản xuất” và “tiêu thụ” thì được mở rộng hơn. Những gì được tính - và những gì được định giá - mở ra như một câu hỏi về phạm trù thiết kế.
Các nhà kinh tế học đều thống nhất rằng các tiêu chí hiện hành của thị trường đang không xét đến một loạt các quy trình kinh tế quan trọng. Có thể nói như (vì rất phức tạp để chỉ định) bất cứ thứ gì không được sản xuất để bán đều bị loại trừ một cách có hệ thống.
Trong thế giới tư bản chủ đạo của tiền tệ định danh, việc kết hợp các hình thức sản xuất và tiêu dùng bị loại trừ này là một thách thức gần như không thể vượt qua. Ở đó chúng ta thấy sự thống trị của văn hóa sản xuất vì lợi nhuận và lịch sử thu thập dữ liệu dựa trên nguyên tắc đó. Những yếu tố có lợi mà không tạo ra doanh thu rất khó đo lường và kết hợp.
Tất nhiên đây không phải lần đầu tiên hạn chế này được phát hiện. Việc bỏ bê sản xuất hộ gia đình, cả hoạt động nuôi dưỡng gia đình và hoạt động kinh tế của các nền kinh tế nông dân, là những hạn chế được công nhận rộng rãi. Và trong kinh tế học tân cổ điển, có tranh luận về việc phân tích xã hội khái niệm ngoại tác mở rộng (và cách định giá chúng) được đến đâu. Tương tự, các ý tưởng như triple-bottom-line accounting (3 chủ yếu cơ bản trong kế toán) và đầu tư đạo đức, cũng đang dần tiếp thu những góc nhìn mới về cách kiểm đếm. Nhưng, điều này rất quan trọng, tất cả đều cho rằng tính ưu việt của phép đo tập trung vào lợi nhuận: chúng là các tiêu chuẩn phê bình hệ thống và hiếm khi đưa ra các phương thức tính toán thay thế.
Cryptotoken cho phép mở lại những tranh luận này. Tiền điện tử như một phương tiện trao đổi cho phép chúng ta giao dịch theo những cách mới. Tiền điện tử là đơn vị thanh toán mới cho phép chúng ta đo lường đầu ra (giá trị là gì và nó được sản xuất như thế nào) theo những cách mới.
Điều này chỉ cho chúng ta một trong những hiểu biết quan trọng mà chúng ta sẽ quay lại sau này: chúng ta đã biết rằng lớp sản xuất giá trị tiếp theo - của kỷ nguyên dữ liệu nguồn mở phi tập trung - phải liên quan đến quản trị (các mạng lưới tiền điện tử được quản lý tốt hơn và được chào đón hơn sẽ được định giá ở mức cao do độ tin cậy của việc đưa tính xã hội vào quá trình ra quyết định), nhưng cũng với các cách thức, cách chia sẻ cổ phần, rủi ro, cú sốc. Tổ chức 'cùng nhau mạo hiểm' - hay còn gọi là không gian kinh tế - giờ trở thành tầng tạo ra giá trị thực tế: đó là một dạng giá trị mới rất khác với dạng hàng hóa như một tế bào kinh tế cơ bản của xã hội, điều này khiến cho mối quan hệ xã hội giữa con người (vì vốn là một mối quan hệ xã hội) trở nên giống như mối quan hệ giữa các đồ vật. Về cơ bản, bạn sẽ cạnh tranh ngay bây giờ với một bối cảnh công dồng-kinh tế- chính trị khác nhau. Điều này - quan hệ rõ ràng, logic xã hội của dạng giá trị mới này - chính xác là những gì chúng ta cố gắng nắm bắt bằng cách nói về nó như là một phái sinh mạng lưới. Và nhằm thể hiện hiện những cách cơ cấu, tổ chức kinh tế xã hội này mà chúng tôi đang đào sâu nghiên cứu cách tổ chức không gian thiết kế nêu trên cũng như môi trường phát triển nó.
Thách thức trong kinh tế học mã hóa là thảo luận mở về cách chúng ta hiểu và đo lường quan niệm rộng hơn về 'sản xuất' và 'tiêu thụ', phù hợp với khát vọng của chúng ta về việc ươm tạo không chỉ trong cách thức tổ chức mới, mà còn trong việc sản xuất những thứ mới và quan hệ mới (quan hệ xã hội, chính trị, thẩm mỹ, tổ chức, môi trường).
Nhưng điều quan trọng ở đây là việc tưởng tượng ra những cách thức mới trong nền kinh tế và kinh tế học không chỉ mờ nhạt và để cho vui: chúng ta cần những cách để đo lường và xác nhận những chân trời mới này. Điều đó có nghĩa là trong trường hợp đầu tiên, chúng ta không thể quy hết tất cả các hình thức sản xuất xuống giá tiền tệ. Chúng ta có thể coi giá tiền là một chỉ số đo lường (vì với giá cả chỉ là một chỉ số bởi đơn vị đo lường cơ sở tùy thuộc vào thứ được đo), nhưng chúng ta cũng sẽ cần các chỉ số sản xuất khác, nhắm mục tiêu đo lường theo các cách thức khác mà hàng hóa, dịch vụ và tài sản vô hình được thừa nhận về mặt xã hội - hoặc, có thể định lượng xã hội, như Gabriel Tarde, một trong những nhà tư tưởng kinh tế có thể được coi là gần nhất với nền kinh tế mã hóa, đã nêu ra ban đầu. Hãy nghĩ về các phép đo nhân rộng, bắt chước, lặp lại, bao gồm các yếu tố xã hội và khuyến nghị.
Trong kinh tế học mã hóa, đặc biệt là nơi tập trung nhiều hơn vào các quan điểm xã hội rộng lớn hơn, các câu hỏi về những gì cần đo lường và cách đo lường mở ra một chương trình nghiên cứu quan trọng đòi hỏi sự chú ý và phân bổ nguồn lực liên tục. Rõ ràng, ngay cả trong dòng chảy thông thường của kinh tế và kế toán, việc định giá tài sản vô hình là một vấn đề quan trọng. Nó luôn luôn là một vấn đề, đối với những tài sản như vậy không thể đo lường được như nhà máy và thiết bị và bất động sản, nhưng vì vốn vô hình (thương hiệu, sở hữu trí tuệ, v.v.) hiện đang chiếm tỷ lệ áp đảo trong tài sản của các công ty lớn nhất thế giới (Facebook , Apple, v.v.), việc thiếu các công cụ thích hợp để định giá đã nổi lên như một vấn đề kế toán dễ thấy.
Hầu hết các tài sản trong kinh tế học mã hóa cũng có khả năng chủ yếu là vô hình, như vấn đề đã nói ở trên. Sự khác biệt là các mã token mới mở ra các cách thức và cấu trúc mới - các cấu trúc đo lường mới. Rất dễ nhận ra rằng nghiên cứu về đo lường liên quan đến các đơn vị tài khoản tiền điện tử cũng có thể trở nên vô giá đối với kế toán chính thống.
Phát triển các biện pháp thay thế không phải là một quá trình đơn giản, và chắc chắn có những thách thức, đáng chú ý nhất là đo lường giữa các chỉ số và xử lý những quy cách của hệ thống đo lường. Những thách thức này là đáng kể và chắc chắn đáng để đương đầu. Và đưa các nguồn lực vào để khám phá các chương trình đo lường mới là rất quan trọng.
5. Việc định giá tiền điện tử
Vấn đề này có tầm quan trọng vì nó đi vào trọng tâm của câu hỏi: liệu thị trường có thể định giá mã token hiệu quả hơn so với các đối tượng đầu cơ không? Đây chắc chắn là một vấn đề cho cuộc tranh luận phổ biến vào cuối năm 2017 khi giá bitcoin tăng vọt. Trong bối cảnh này, nhà đầu tư tiền điện tử nổi tiếng Fred Wilson cho biết:
“Trong những lúc như thế này, tôi thích tìm đến các nguyên tắc cơ bản để xem mọi thứ như thế nào và tôi nên cư xử ra sao... Bạn cần có một số lý thuyết cơ bản về giá trị và sau đó áp dụng nó một cách chặt chẽ.”
Đối với những người tin rằng thị trường tạo ra trật tự tự phát, việc tìm kiếm một thứ gì đó cơ bản là điều chắc chắn: giá cả chứa mọi thông tin, nó là biểu hiện của cung và cầu và tự xác định chính nó. Vì vậy, chính việc đặt ra câu hỏi về một giá trị “bản chất” hay “cơ bản” đã nằm ngoài quan điểm của Hayekian. Đó là gợi ý rằng mã token điện tử có và có thể có giá trị vượt ra khỏi giá cả hiện nay. Nó đưa chúng ta vượt ra ngoài định nghĩa đầu tiên về kinh tế về thị trường và những khuyến khích tới một số vấn đề xã hội và lịch sử rộng lớn hơn về kinh tế.
Vấn đề đang được xem xét ở đây không phải là liệu phép đo theo “nguyên tắc cơ bản” có phải là một định hướng tốt cho chiến lược giao dịch trong các thị trường mã hóa. (Có một cuộc tranh luận tiêu chuẩn giữa chiến lược giao dịch về các nguyên tắc cơ bản với phân tích kỹ thuật về quy luật của biến động giá. Warren Buffet ủng hộ phân tích cơ bản) Nó cũng không phải là về việc phát triển khả năng dự báo mô hình thu nhập và chi tiêu cho tương lai, dù điều này cũng rất quan trọng
Vấn đề ở đây là làm thế nào chúng ta có thể đo lường nền kinh tế mã hóa nếu không dùng giá mã token hiện tại. Điều này quan trọng bởi vì giá trị cơ bản hướng đến khả năng tồn tại lâu dài của mã token và các hoạt động làm nền tảng cho nó và có khả năng mang lại cho mã token tính toàn vẹn sẽ được công nhận trên thị trường vốn rộng lớn hơn.
Giá trị cơ bản không chỉ đơn giản là giá trung bình dài hạn để làm cơ sở của giá giao ngay. Đó là một giá trị có thể được đo lường bằng các tiêu chí liên kết với khả năng của một tài sản để tạo ra giá trị mới. Trong lý thuyết cân bằng tân cổ điển, thuyết thị trường hiệu quả đã giả thuyết rằng về lâu dài, giá bán trên thị trường sẽ tự di chuyển dần đều về giá trị thực của khả năng tạo ra các giá trị trong tương lai. Nhưng nó chỉ là một quan điểm cụ thể cho các diễn ngôn của kinh tế học tân cổ điển.
Thách thức của giá trị cơ bản là tìm ra một chế độ để đo lường giá trị hiện tại của một tài sản, đặc biệt là khi giá trị đó đòi hỏi phải dự đoán về tương lai. Đó đã từng là một phép tính tương đối đơn giản: một biện pháp kế toán chủ yếu (và ổn định), khi ngành sản xuất là mô hình tập đoàn, và vốn là vật chất (nhà máy, máy móc, chứng khoán). Nó đã trở thành một vấn đề khó khăn hơn đối với kế toán vì tài sản của công ty ngày càng trở nên vô hình - tài sản trí tuệ, thương hiệu, thiện chí, v.v. Một số kế toán viên hàng đầu cho rằng nghề này đang gặp khủng hoảng vì không thể đo lường giá trị của tài sản vô hình.
Vì vậy, chúng ta nên nhận ra rằng, trong bối cảnh tiền điện tử, ý tưởng tính toán một giá trị cơ bản mới là thử nghiệm. Chúng ta cũng nên lưu ý rằng trong kinh tế học mã hóa, có thể định giá thông qua định nghĩa và cách sử dụng đơn giản hóa của mã token. Đó là, có thể mã token là những thứ phức tạp, lai tạo, mới lạ. Nhưng trong sự phức tạp của quá trình định giá, có coi chúng là một điều như tiền hoặc là vốn chủ sở hữu, và đặc biệt là tiền.
Một số cuộc tranh luận ở đây xảy ra thông qua sự tương xứng. Ví dụ, bitcoin có thể được cho là có thể cung cấp thẻ tín dụng Mastercard hoặc Visa, vì vậy chúng ta có thể ước tính giá trị doanh nghiệp cho bitcoin dựa trên giá trị của các công ty kể trên. (Xem đánh giá quan trọng về điều này của Andy Kessler, Bong bóng định giá Bitcoin, Tạp chí Wall St, ngày 27 tháng 8 năm 2017). Nhưng điều đó không thực sự hiệu quả, bởi vì nó không còn tương tự nữa. Chúng ta không thể tuyên bố nền kinh tế tiền mã hóa là khác biệt, mà đánh giá giá trị của nó qua tài sản và các quy trình mà chúng ta tìm cách phá vỡ.
Một cách tiếp cận khác, chúng tôi cho rằng khi mong muốn việc nắm bắt tiền điện tử làm công cụ phái sinh là đáng khen ngợi (xem thêm bên dưới), cho rằng mô hình định giá tùy chọn Black Scholes có thể được điều chỉnh để giải thích các giá trị của mã token. (Xem J. Antos và R. McCreanor, “Khung định giá thị trường hiệu quả cho tiền điện tử bằng cách sử dụng lý thuyết tùy chọn Black-Scholes)
Bản chất của đề xuất này là các mã token nắm giữ cơ hội đến với một tương lai có ý nghĩa to lớn, do đó, chính các loại tài sản mã hóa là quyền chọn mua giá trị tiện ích của thứ mà chúng có thể cung cấp trong tương lai. Sự biến động của các giá trị token sau đó có thể được coi là sự phản ánh hiệu quả của ước tính hợp lý về xác suất nhận ra một số giá trị tiện ích thực sự của một sản phẩm trong tương lai - có lẽ là tương lai xa - từ các loại tài sản mã hóa hiện tại
Đóng khung trong giả thuyết thị trường hiệu quả (Eugene Fama), cách tiếp cận này mang theo một đề xuất quan trọng rằng kết quả hiệu quả là một sự phản ánh của một số giá trị cơ bản. Nhưng bên ngoài giả định đó, nó không thực sự thuyết phục như một lời giải thích về các giá trị cơ bản. Tuy nhiên, giá trị trong cách tiếp cận này là nó tập trung vào những thay đổi trong các biến ước tính, chứ không phải vào giá trị tĩnh của các tài sản cơ bản. Theo cách này, cách tiếp cận sẽ nắm bắt được một khía cạnh phái sinh trong định giá (một vấn đề được đề cập ngay dưới đây).
Một số cách đo lường đổi mới được đưa ra thông qua lý thuyết số lượng cũ về tuyên bố giá trị của tiền, được biểu thị bằng phương trình trao đổi. Công thức nêu rõ:
MV = PQ
Trong đó:
- M = số lượng tiền đang lưu hành
- V = vận tốc lưu thông tiền của nó
- P = mức giá chung trong nền kinh tế
- Q = số lượng hàng hóa và dịch vụ được bán trong nền kinh tế.
Đáng để dành một chút thời gian để đưa ra bối cảnh cho công thức này, cả vì ứng dụng của nó trong tài liệu hiện có về định giá tài sản mã hóa và vì đó là nơi ECSA tìm đến để đóng khung các giá trị cơ bản, mặc dù theo cách khác các cuộc tranh luận hiện tại.
Phương trình MV = PQ xuất phát từ một dòng dõi kinh tế lâu dài, chủ yếu được biết đến với nhà triết học người Scotland thế kỷ 18 David Hume. Nó thể hiện nền kinh tế thực tế ở vế phải và tiền tương đương ở vế trái. Dù đã có từ lâu nhưng chức năng của nó trong kinh tế bị thách thức (ví dụ: liệu có phải nó chỉ là một phương trình; nó có thể có ý nghĩa nhận quả khi đọc từ phải sang trái cũng như từ trái sang phải không?). Trong ứng dụng chính sách cuối thế kỷ 20, nó đã được sử dụng để tập trung vào mối quan hệ của M và P, và cho rằng các quốc gia nên thụ động trong quản lý kinh tế, tạo ra một số tiền vừa đủ để giữ giá ổn định (với V không đổi, cung tiền sẽ mở rộng tỷ lệ với Q). Nó trở nên phổ biến trong kinh tế học thập niên 1970 của Milton Friedman (liên kết rộng rãi với Hayek). Nó được gọi là chủ nghĩa tiền tệ và cho rằng việc mở rộng tài chính và tiền tệ của nhà nước không giải quyết được suy thoái, nhưng gây ra lạm phát.
Tiền tệ đã trở thành chính sách ngân hàng trung ương chính thống ở nhiều nước Anglo chỉ trong một thời gian ngắn vào đầu những năm 1980, được thể hiện dưới dạng “cung tiền mục tiêu”. Nó đã nhanh chóng bị từ bỏ và một trong những lý do, với tầm quan trọng mới đối với thế giới mã hóa, là các định nghĩa khác nhau về tiền của nhà nước (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng giao dịch, v.v.) đã chuyển sang các hướng khác nhau: không có một loại tiền nhà nước nào được nhắm mục tiêu. Gần đây, tác động phi lạm phát của việc nới lỏng định lượng của Hoa Kỳ (cho đến nay) có thể là một số dấu hiệu nữa cho thấy giới hạn thực tế của phương trình trong việc hình thành chính sách của nhà nước. QE cũng đặt ra thách thức rằng phương trình chỉ có thể hoạt động đối với đầu ra và giá cả hàng hóa và dịch vụ, chứ không phải cho tài sản tài chính. Thật vậy, đặt tài sản tài chính có tính thanh khoản vào vế nào của phương trình là rất mơ hồ: chúng là hàng hóa (RHS) hay tiền (LHS)?
Với nền tảng ngắn gọn đó, chúng ta hãy xem nhanh việc sử dụng lý thuyết số lượng tiền trong định giá tiền điện tử.
Người đáng chú ý đầu tiên ở đây là Chris Burniske, người đã quan sát rằng các mã token có cả thuộc tính tài sản và tiền và có vai trò là tiền trong bối cảnh của chúng. Nhưng trong vai trò đó, chúng không tạo ra dòng tiền, vì vậy chúng có thể được định giá bằng giá trị chiết khấu trong tương lai nhưng không phải là chiết khấu liên quan đến dòng tiền mà là giá trị cơ bản trong tương lai dự kiến. Vì vậy, phân tích chuyển hướng sang các giá trị tiện ích (Định giá tài sản mã hóa).
Với mục đích này, Chris định nghĩa lại các biến của phương trình:
- M = kích thước của cơ sở tài sản
- V = vận tốc lưu thông tài sản
- P = giá của tài nguyên kỹ thuật số được cung cấp (lưu ý: không phải giá của tài sản tiền điện tử)
- Q = số lượng tài nguyên kỹ thuật số được cung cấp (lưu ý: không phải số lượng tài sản tiền điện tử)
Sau đó, ông ta giải phương trình tìm M, cho phép định giá mã token.
Đây thực sự là một cách tiếp cận mới lạ và vì một lý do nào đó đã mở ra một cuộc tranh luận quan trọng. Nhưng nó có một số vấn đề:
- Nó là điểm kết của việc chuyển vấn đề từ định giá mã token sang định giá tài nguyên kỹ thuật số và sự mơ hồ trong cách đo lường.
- Chuyển V sang RHS để tìm M biến phương trình trở thành một định danh logic (giá trị tiền ngang bằng giá trị hàng hóa) thành một đề xuất lịch sử về định giá biến riêng lẻ. (Ví dụ: nếu vận tốc tăng gấp đôi, thì nó không giảm một nửa kích thước của cơ sở tài sản.)
- Trong cuộc thảo luận rộng hơn có sự thừa nhận về việc định giá rắc rối của V (thực ra là sự biến động của V). Có một tài liệu giải quyết câu hỏi về vận tốc. Có nhiều cuộc tranh luận về vấn đề này, nhưng, như Alex Evans đã tóm tắt, đề xuất chung của nó là:
“Các token không phải là tài sản lưu trữ giá trị thường sẽ chịu vận tốc cao ở quy mô vì người dùng tránh giữ tài sản trong khoảng thời gian có ý nghĩa, triệt tiêu giá trị cuối cùng.”
Một vấn đề với tài liệu định giá dường như là nó kết hợp kích thước vốn chủ sở hữu và kích thước tiền tệ của các mã thông báo. Việc tập trung vào thực tế là (a) mã token sẽ được luân chuyển nhanh chóng vì chúng không phải là kho lưu trữ giá trị tốt cho nhà đầu tư khác với vấn đề (b) mã token chuyển sang sử dụng làm phương tiện trao đổi trong các dự án / doanh nghiệp. Vấn đề (b) quan trọng, còn (a) thì không. Tập trung vào vấn đề (a) giống như nói rằng doanh thu của cổ phiếu công ty ảnh hưởng đến giá dài hạn của cổ phiếu công ty. Vấn đề: Chúng ta cần nghĩ lại ý nghĩa của vận tốc trong một thế giới token. Vấn đề cơ bản ở đây là các mã token làm mờ ranh giới giữa vốn và tiền, và vận tốc của các thuộc tính này có các trình điều khiển khác nhau.
Chúng ta quan tâm đến cách tiếp cận này và những lời chỉ trích nó không nhằm mục đích từ chối nó - vì có lẽ bất kỳ đề xuất nào trong lĩnh vực này đều có phần dễ phê phán. Vấn đề là kế toán mã hóa, giống như kế toán chính thống, đơn giản là không có công cụ tốt để đo lường trong lĩnh vực này. Nhưng đó là một lĩnh vực mà chúng ta nên khám phá, và nó đòi hỏi sự sáng tạo, như Burniske và cuộc tranh luận mà nghiên cứu của ông đã gợi lên. Thật vậy, tính mới của tài sản mã hóa cho chúng ta cơ hội để phát minh ra các quy trình định giá có thể thực sự có lợi cho nghề kế toán chính thống.
Chúng ta đã xem xét kỹ trên hệ thống định giá mã token ECSA, vì nó có thể được coi là một cam kết với cuộc tranh luận này, trả lại ý nghĩa ban đầu của phương trình MV = PQ như sự mô tả của một nền kinh tế cân bằng “”vế tiền tệ” của một nền kinh tế (MV) với “vế kinh tế thực sự” (PQ). Từ góc độ ECSA, quá trình đo có nghĩa là P quá bị giới hạn để được coi là một danh mục. Chúng ta coi giá chỉ là một chỉ số của “giá trị” đo lường trong phạm vi. Vì vậy, ta có:
MV = I (1-x) Q
Trong đó:
- M = số lượng mã token được phát hành trong không gian kinh tế mới (hệ sinh thái khởi động ECSA của các hình thức giá trị mới)
- V = vận tốc lưu thông của các mã ttoken trong không gian kinh tế mới (hệ sinh thái khởi động ECSA của các dạng giá trị mới)
- I (1-x) là một loat chỉ số định giá, và giá chỉ là một trong số đó
- Q là số lượng đầu ra (hữu hình và vô hình) được tạo ra trong không gian kinh tế mới (hệ sinh thái khởi động ECSA của các dạng giá trị mới).
Nếu chúng ta đo lường không gian kinh tế mới (nền kinh tế khởi động ECSA) theo cách được mô tả, chúng ta có thể sử dụng đơn giản công thức này, hoặc ít nhất là cảm giác phía sau, cả về kinh tế và xã hội. Đối với bản thân ECSA, chế độ đo lường này cung cấp một phương tiện để xác định cả giá trị cơ bản và thiết lập một số chương trình quản trị.
Đương nhiên, LHS và RHS luôn bằng nhau. Vị trí chính sách tiền tệ của ECSA là RHS (tổng giá trị sản lượng trong không gian kinh tế mới/ hệ sinh thái khởi động ECSA) sẽ thúc đẩy LHS (phát hành mã token đủ điều kiện theo vận tốc). Hệ thống phân phối cung cấp và kết hợp ECSA đang xây dựng có thể phát triển các bộ dữ liệu quan trọng của M (phát hành mã thông báo phân tán) V (nơi chúng ta có thể phân biệt rõ ràng giữa các đề nghị về mua lại đầu vào cho sản xuất và hay chỉ dùng dể trao đổi mã token) và phát triển phép đo thực nghiệm để tính I (1-x) và P. Chúng tôi nghĩ rằng việc cung cấp mã token không gian kinh tế mới dựa trên đề xuất có thể được điều chỉnh theo cách phân tán để đảm bảo MV = IQ và nền kinh tế có thể được vận hành trên các mã thông báo không lạm phát. Mấu chốt ở đây là đồng thời có các token hoạt động nội bộ và token thị trường giao dịch trên thị trường vốn. Phương trình trao đổi chỉ nên áp dụng cho mã token nội bộ, chứ không phải mã token thị trường vốn, vì đó là mã thông báo nội bộ nối với sản xuất và phân phối.
Một câu hỏi là, tất nhiên, làm thế nào để chúng ta giảm I xuống một chỉ số duy nhất? Câu trả lời có hai lớp. Một là, một khi chúng ta đạt được khối lượng quan trọng của các đề nghị và khớp lệnh, các quy trình thị trường sẽ tự định giá. Lớp thứ hai là những đề nghị và sự chấp nhận tương tự sẽ tạo ra dữ liệu quan trọng mà sau đó có thể được chuyển đổi thành các chỉ số để định giá hàng hóa và dịch vụ (đầu ra và hiệu suất). Làm thế nào các chỉ số này sẽ được thu thập là một trong những lĩnh vực nghiên cứu thú vị nhất của chúng tôi tại thời điểm này - nó sẽ là kết quả của một quá trình xử lý thực nghiệm với dữ liệu lớn; nó không thể được biết đến là một suy đoán; cũng không nên được coi là cố định về giá trị.
Có một số yếu tố trong đề xuất này cho phép giải thích sâu hơn sau này. Chúng ta sẽ nói đến ở phần sau, nhưng trong bối cảnh hiện tại, điểm quan trọng là chúng tôi tin rằng dữ liệu lớn được tạo ra bởi các đề nghị bán và chấp nhận mua của đại lý cung cấp một nguồn thông tin quan trọng để đóng khung cơ bản trong khuôn khổ (rộng) MV = PQ.
“Dữ liệu lớn” trong xã hội đương đại thường dễ dàng được mô tả, và đúng như vậy, là xâm phạm và thao túng xã hội. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng trong bối cảnh nền kinh tế token với tính minh bạch và dữ liệu nguồn mở phi tập trung, chúng rất quan trọng đối với tổ chức và tính toàn diện. Và hơn nữa, không có thời gian chạy đáng tin cậy và ngữ pháp có thể giúp chúng ta điều hướng và vận hành không gian này, và xây dựng các dẫn xuất tri thức (chỉ mục) của nó, chúng ta ngày nay không có chính trị, kinh tế, không có khả năng nói, nắm bắt và can thiệp vào các quy trình và tương lai của cuộc sống của chúng ta. Đây là nhiệm vụ phát triển công nghệ mà chúng tôi đang thực hiện trong ECSA
Chúng tôi luôn bị ấn tượng bởi Galileo Galilei, Leonardo da Vinci và các nhà khoa học phục hưng khác, những người đã phát minh ra các thí nghiệm và dụng cụ để điều hướng, hiểu và đo lường thực tế không gian mới mở - kính hiển vi và kính viễn vọng để phát hiện vi mô và vĩ mô, máy đo độ nghiêng xác định vĩ độ, nhiệt kế để hiển thị sự thay đổi nhiệt độ, áp kế để tiết lộ áp suất khí quyển, dụng cụ hải lý, phương pháp thí nghiệm để hiểu hiện tượng vô hình, vận tốc, gia tốc, trọng lực - chúng ta sẽ cần phải làm điều tương tự trong không-thời gian kinh tế mới. Giống như sự ra đời của quan điểm trong nghệ thuật, chúng tôi sẽ giới thiệu quan điểm trong nền kinh tế. Nó sẽ là một kỳ phục hưng tiếp theo.
Chúng tôi sẽ sớm quay trở lại vấn đề giá trị cơ bản, vì vấn đề giá trị cơ bản nào sẽ được lập chỉ mục về vai trò đo lường và vai trò quản trị, vẫn được bao gồm trong hệ thống token. Do đó, trọng tâm là các yêu cầu của không gian kinh tế mới, nhưng chúng tôi đạt được điều đó bằng cách phân nhánh cho các hệ thống mã token rộng hơn.
Kính viễn vọng nguyên bản của Galileo và ống kính mà ông đã tặng cho Medici tại Bảo tàng della Storia della Scienza ở Firenze
(Ảnh: Akseli Virtanen)
6. Phát triển đơn vị tài khoản ECSA
Phần A: Một cuộc cải cách lịch sử, nhưng có một số ý nghĩa
Vấn đề của đề xuất đo lường triệt để của chúng tôi là tất cả ngôn ngữ của tiền, thị trường, giá cả và lợi nhuận đều bị chi phối bởi một ngữ pháp tương đương với tiền với nhà nước, thị trường với phương thức tính toán tập trung vào lợi nhuận và coi lợi nhuận như một khoản thặng dư được xác định bởi tham chiếu đến khai thác lợi ích cá nhân. Kinh tế học mã hóa đã rất mạnh mẽ trong việc thách thức cái đầu tiên trong số này, nhưng kém hiệu quả hơn trong những cái sau. Nhưng chúng cũng cần phải được thử thách.
John Maynard Keynes, nhà kinh tế học gắn liền với các nguyên tắc phát hành và quản lý tiền của nhà nước ở các nền kinh tế tư bản tiên tiến, cho biết trong Chuyên luận về tiền năm 1930 của ông:
“Thời đại của chartalist (một lý thuyết không chính thống về tiền, nhấn mạnh tác động của các chính sách và hoạt động của chính phủ đối với giá trị của tiền, nói rằng tiền không có giá trị nội tại mà giá trị của nó được nhà nước trao cho) hoặc tiền Nhà nước đã đạt được khi Nhà nước khẳng định quyền tuyên bố cái gì được coi là tiền - khi nhà nước không chỉ khẳng định quyền thực thi từ điển mà còn viết từ điển. Ngày nay, tất cả tiền văn minh, hiển nhiên, đều là chartalist.”
Chín mươi năm trôi qua, cryptotoken là đối trọng với đề xuất này, nhưng đề xuất của Keynes về Nhà nước viết từ điển là đúng. Một phần của kinh tế học mã hóa thách thức từ điển: mở ra những cách nghĩ mới về tiền và giá cả.
Thách thức đó rất rộng, nhưng trong bối cảnh này, chúng ta hãy đến với Keynes và Hayek, và đọc chúng thông qua sự đổi mới của tiền điện tử. mục tiêu khá cụ thể cụ thể: để xem các danh mục của chúng hiện nay được coi là “lý thuyết”, thậm chí là tiên đề (từ điển), lại thực sự thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể và phải được thử thách trong sự phát triển của tiền điện tử. Hơn nữa, từ mỗi nhà kinh tế học quan trọng này, chúng ta có thể thấy khía cạnh phái sinh bị kìm nén trong lợi ích của việc truyền đạt một nền văn hóa của sự chắc chắn về mặt lý thuyết.
Chúng ta sẽ bắt đầu với Keynes.
Đề xuất trung tâm của ông, được hình thành trong những năm của Đại suy thoái, rằng các quốc gia phải quản lý nền kinh tế quốc gia cho thị trường sẽ không tiến đến sự ổn định việc làm đầy đủ. Trung tâm ở đây là ý tưởng rằng nhà nước định nghĩa tiền và quản lý chặt chẽ hệ thống tài chính. Trong Chương 17 về Lý thuyết tổng quát, ông đã thách thức tiền đề của chính mình và đưa ra ý tưởng giả thuyết rằng tiền có thể không phải là duy nhất trong các đặc điểm kinh tế của nó:
“Lãi suất không có gì hơn là phần trăm vượt quá của một khoản tiền được ký hợp đồng để chuyển tiếp, ví dụ: sau một năm, do đó, chúng ta có thể gọi đó là “giá giao ngay” hoặc giá tiền mặt của số tiền được ký hợp đồng để chuyển tiếp. Vì vậy, đối với mỗi hàng hóa lâu bền, chúng ta có một lãi suất, - lãi suất lúa mì, lãi suất đồng, lãi suất nhà, thậm chí lãi suất nhà máy thép. Tiền là lãi suất cao nhất của lãi suất riêng (như chúng ta có thể gọi là tiền lãi), cai trị mọi thứ.
Về bản chất, Keynes mô tả tiền là lãi suất cao nhất vì (a) bản thân nó không tạo ra giá trị sử dụng (như lúa mì hoặc đồng) nên nó không bị chuyển hướng sang những mục đích sử dụng đó (nó chỉ là ‘tiền). (b) không có vấn đề lãng phí (c) nó là tài sản có tính thanh khoản cao nhất và (d) số lượng của nó được quản lý.
Hai điều thú vị ở đây. Đầu tiên, các tiêu chí này được Keynes xác định là không thể tách rời với 'sự vĩ đại' của tiền (nhà nước) không được áp dụng một cách thuyết phục ngày nay: thực sự tất cả các công cụ tài chính phái sinh đều có tính thanh khoản và tính trao đổi của tiền nhà nước, và cryptytokens không bị ràng buộc bởi sự chấp nhận của quốc gia (hoặc nhóm quốc gia) cụ thể.
Thứ hai, Keynes sử dụng ngôn ngữ hiện được liên kết với các công cụ phái sinh để mô tả lãi suất. Tiền là nền tảng từ đó lãi suất phái sinh. Và đối với Keynes, tiền là tiền nhà nước. Cryprotokens trong bối cảnh này là một tùy chọn bán của nhà nước: quyền bán hết đơn vị tài khoản của nhà nước.
Đối với Hayek, nguồn gốc suy nghĩ của ông về các đức tính kinh tế và xã hội của các quá trình thị trường xuất phát từ một cuộc tranh luận từ đầu đến giữa thế kỷ 20 với những người ủng hộ lấy cảm hứng từ Liên Xô và các biến thể khác của kế hoạch hóa trung tâm. Nó được gọi là cuộc tranh luận tính toán xã hội chủ nghĩa. Hayek, theo sau von Mises, lập luận rằng kế hoạch trung tâm, dù là tốt nhất, cũng chưa tính đến từng chi tiết: nó chỉ có thể hiệu quả với dữ liệu tổng hợp và lỗi thời, áp đặt các quyết định chung này lên các cá nhân. Thị trường, mặt khác, vận hành bằng cách xử lý thông tin phi tập trung. Nó có thể tổng hợp các dạng thông tin kinh tế và xã hội phức tạp thành một chỉ số duy nhất, cho phép các quan hệ kinh tế được thực hiện bởi các quy trình đơn giản và có trật tự.
Rất đáng để trích dẫn Hayek ở một mức độ nào đó, bởi vì những gì ông ta nói cộng hưởng với năng lực của một nền kinh tế mã hóa:
“Chính trong mối liên hệ này, cái mà tôi gọi là “tính toán kinh tế” giúp chúng ta, ít nhất là bằng cách tương tự, để xem vấn đề này có thể được giải quyết như thế nào, và trên thực tế đang được giải quyết, bằng hệ thống giá. Ngay cả tâm trí kiểm soát duy nhất [người lập kế hoạch trung tâm], sở hữu tất cả dữ liệu cho một số hệ thống kinh tế nhỏ, khép kín, cũng sẽ không phân rõ ràng tất cả quan hệ giữa các kết quả và phương tiện có thể bị ảnh hưởng mỗi khi có một sự điều chỉnh nhỏ trong việc phân bổ nguồn lực. Đó thực sự là sự đóng góp to lớn của logic thuần túy của sự lựa chọn mà nó đã chứng minh một cách thuyết phục rằng ngay cả một tâm trí như vậy chỉ có thể giải quyết loại vấn đề này bằng cách xây dựng và liên tục sử dụng tỷ lệ tương đương (hoặc giá trị thay thế, tỷ lệ thay thế hoặc tỷ lệ thay thế biên) bằng cách gắn vào mỗi loại tài nguyên khan hiếm một chỉ số bằng số không thể có được từ bất kỳ tài sản nào được sở hữu bởi thứ cụ thể đó, nhưng phản ánh, hoặc trong đó được cô đọng, tầm quan trọng của nó đối với toàn bộ cấu trúc phương tiện - kết quả . Trong bất kỳ thay đổi nhỏ nào, người đó sẽ chỉ phải xem xét các chỉ số định lượng này (hoặc các giá trị) trong đó tất cả các thông tin liên quan được tập trung; và, bằng cách điều chỉnh số lượng từng cái một, người đó có thể sắp xếp lại một cách hợp lý các quyết định của mình mà không phải giải quyết toàn bộ từ đầu hoặc không cần khảo sát ngay lập tức tất cả các phân nhánh của nó ở bất kỳ giai đoạn nào
Về cơ bản, trong một hệ thống mà kiến thức về các sự kiện có liên quan được phân tán giữa nhiều người, giá cả có thể liên kết hành động riêng biệt của những người khác nhau theo cùng một cách vì các giá trị chủ quan giúp từng người hợp nhất các phần trong kế hoạch của mình.”
Vì vậy, giá là sự cô đọng của một bội số của các quyết định (vay từ Althusser). Thị trường có thể kết hợp và xử lý tất cả các dạng thông tin khác nhau (tạo kiến thức) để tạo ra trật tự tự phát.
“Một thực tế quan trọng nhất về hệ thống này là nền kinh tế của kiến thức mà nó vận hành, hoặc người tham gia cần biết tối thiểu bao nhiêu để có thể thực hiện hành động đúng. Ở dạng viết tắt, bằng một loại ký hiệu, chỉ những thông tin cần thiết nhất mới được truyền lại và chỉ được truyền cho những người liên quan. Nó không chỉ là một phép ẩn dụ để mô tả hệ thống giá như một loại máy móc để đăng ký thay đổi, hoặc một hệ thống viễn thông cho phép các nhà sản xuất riêng lẻ chỉ xem chuyển động của một vài con trỏ, vì một kỹ sư có thể xem tay của một vài mặt số , để điều chỉnh các hoạt động của họ theo những thay đổi mà họ không bao giờ biết nhiều hơn ngoài cái được phản ánh trong biến động giá”.
(F.A. Hayek, “The Use of Knowledge in Society” (Việc sử dụng kiến thức trong xã hội), Tạp chí kinh tế Mỹ. XXXV, №4. Năm 1945, trang 519-30.)
Sự ủng hộ về thị trường của những năm 1940 có thể thay thế cho kế hoạch trung tâm của thập niên 1940, nhưng 70 năm về lập luận này là và nên khác biệt. Hiện tại có “dữ liệu lớn”, truy cập vào lượng thông tin khổng lồ để thông báo các quyết định riêng lẻ và khả năng tính toán để xử lý thông tin này ngay lập tức. Không còn bắt buộc phải giảm các biến phức tạp chỉ còn giá nữa. Ra quyết định phi tập trung không nhất thiết phải nói rõ thông qua việc hình thành giá cả trên thị trường. Thật vậy, một tiềm năng của các loại tiền điện tử là thách thức việc sử dụng giá Hayekian làm đối tượng tính toán phi tập trung.
Hayek nói rằng giá cả thể hiện thông tin phức tạp - nó tạo ra kiến thức về xã hội - và chức năng tuyệt vời của nó là một đại diện đơn giản cho sự phức tạp đó.
Blockchain và cryptotoken cho chúng tôi thấy các cách xử lý thông tin phức tạp khác. Để đến với thế kỷ 21 này, chúng ta có thể đóng khung phân tích Hayek trong bối cảnh rủi ro và các công cụ phái sinh. Có hai chiều ở đây.
Trong kỷ nguyên của blockchain và dữ liệu lớn và theo ngôn ngữ của Gilles Deleuze, chúng ta có thể phân chia kiến thức: chia nhỏ nó thành các yếu tố cơ bản, quyết định các yếu tố (mà Hayek nghĩ là quá phức tạp để lập trình), nhưng không nhất thiết phải thấy những yếu tố đó kết hợp với nhau để đặc quyền về mặt bản thể của tổng thể 'kiến thức'. Kiến thức là tài sản tổng hợp; một tập hợp thông tin. Mục đích của nó không phải là sự hình thành của giá cả thị trường.
Theo sau, trong kỷ nguyên của các công cụ phái sinh, chúng ta coi giá cả như là một công cụ phái sinh mà từ đó các dạng thông tin cơ bản của giá mà được tập trung lại. Trong phân tích của Hayek về ‘The Price System as a Mechanism for Using Knowledge’ (Hệ thống giá như một cơ chế sử dụng kiến thức), giá thực sự là giá thực hiện trên tùy chọn trên một tài sản tổng hợp gọi là “kiến thức”. (Các cá nhân trong khung này ở vị thế quyền chọn mua out-of-the-money trong đó họ bị định giá ngoài thị trường và lợi nhuận từ các lựa chọn quyền chọn mua in-the-money là những gì các nhà kinh tế tân cổ điển gọi là thặng dư của người tiêu dùng hoặc nhà sản xuất.)
Nếu cách tiếp cận Hayek giờ đây có thể được coi như là quy tất cả thông tin thành một đơn vị đo lường tổng thể (‘giá cả,), chúng ta có thể xem các dạng thông tin chính nào mà giá cả thể hiện mức độ tiếp xúc phái sinh? Và một khi chúng ta xác định được chúng là gì, chúng ta có thể xem chúng quan trọng như thế nào ngoài việc là "cơ sở" của giá cả? Chúng quan trọng như thế nào trong vai trò là kiến thức và là chỉ số xã hội cho việc ra quyết định?
Tầm quan trọng của những lần chuyển đổi này thành Keynes và Hayek là rất sâu sắc: nó còn hơn cả khi mới thoạt nhìn.
Đối với Hayek, nếu có thể giải cấu trúc thông tin đằng sau giá, tại sao người ta cho rằng mục tiêu của thông tin này là sự hình thành của giá chứ không phải là một số đơn vị đo lường khác? Chúng ta có thể mở ra các chế độ tính toán xã hội hoàn toàn khác nhau.
Đối với Keynes, nếu tiền là tiếp xúc phái sinh đối với nhà nước, vậy cryptotoken có thể là một công cụ phái sinh của cái gì? Những phương thức xã hội và kinh tế của tổ chức có thể có ở đây?
Để thấy được ý nghĩa này, chúng ta cần phòng bị một chút: thách thức từ điển. Giá không nhiều hơn một chỉ số: nó đo các giá trị tương đối (giữa các sản phẩm; theo thời gian). Nhưng nó được đối xử xã hội như một biện pháp xã hội tuyệt đối. Đây là trung tâm của ý tưởng về việc tin tưởng vào một hệ thống tiền (định danh). Nhưng thước đo tuyệt đối là một cấu trúc xã hội, và nó có thể được thay đổi: Francs sang Euro; Bảng Anh cũ sang bảng Anh mới (thập phân). Sự xuất hiện của tiền điện tử, mang lại tiềm năng cho rất nhiều hệ quy chiếu khác nhau để định giá, làm cho việc xây dựng xã hội trở nên rõ ràng.
Vậy tại sao giá hiện tại là chỉ số định giá được ưu tiên? Tại sao chúng ta không sử dụng (ví dụ) tính xã hội (tác động xã hội) làm chỉ số định giá ưu tiên? Hay tác động môi trường?
Câu trả lời là giá cả là thước đo thể hiện các giá trị văn hóa xã hội của một xã hội tư bản. Khi sử dụng giá làm thước đo đặc quyền, chúng tôi giả định rằng (a) sản xuất cho thị trường được định giá cao hơn sản xuất để sử dụng trực tiếp (vì sản xuất trực tiếp không tạo ra giá) và (b) chúng tôi giả định rằng lợi nhuận được đưa vào giá (mọi người đưa mọi thứ ra thị trường để kiếm lợi nhuận). Trong một xã hội tư bản, những ưu tiên đó có vẻ phù hợp: giá nắm bắt các giá trị của xã hội đó.
Trên đây là không nghi ngờ gì nữa là một lời nói quá. Từ lâu đã có sự phê phán dữ liệu GDP, chẳng hạn vì chúng không đo lường đầy đủ môi trường, hoặc sản lượng hàng hóa không phải là thước đo của hạnh phúc. Chính xác thì những loại chỉ số nào chúng ta có thể áp dụng không phải là vấn đề cụ thể ở đây. Đó là một biện pháp không chỉ là một sự thay thế lý tưởng hóa cho GDP mà là một chỉ số sống được sử dụng trong quản lý kinh tế, nó phải có một nền tảng vật chất trong tổ chức xã hội: GDP như chúng ta biết hiện nay là một thước đo tổng hợp trong một xã hội ưu tiên sản xuất vì lợi nhuận.
Phần B: Bài học đương đại từ cuộc cải cách lịch sử
Trong một nền kinh tế không bị thúc đẩy bởi lợi nhuận, mà bởi các khung khác nhau của đóng góp xã hội, chúng ta cần các phương thức đo lường khác nhau. Nếu chúng ta duy trì các thước đo giống như GDP, nhưng thêm các tiêu chí (như định giá môi trường hoặc định giá sự chăm sóc), chúng ta phải chuyển đổi các tiêu chí này thành tiêu chí tập trung vào lợi nhuận, và sau đó tìm cách biện minh cho việc thiếu tính sinh lời của chúng về mặt lợi ích xã hội không xác định. Trong khung này, hàng hóa xã hội phi lợi nhuận chắc chắn được mô tả là ‘nhượng bộ (người thua lỗ có đạo đức). Chúng tôi muốn đóng khung chúng không phải là nhượng bộ mà là mục đích của hoạt động kinh tế. Việc đóng khung đó đòi hỏi phải loại bỏ sự thống trị của lợi nhuận trong các diễn ngôn về phân tích kinh tế. Nó chỉ là một viễn cảnh - một quan điểm rất hạn chế - về giá trị.
Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể mượn từ phương pháp Hayekian để suy nghĩ lại các biện pháp khác nhau có thể thực hiện được bằng cách tạo mã token dưới dạng đơn vị tài khoản. Giá, theo nghĩa trừu tượng của nó, là định giá của một cái gì đó (đầu ra) bằng một chỉ số. Vì vậy, thay vì phân bổ từ chung chung giá cả, vào chỉ số đo lường hiện tại của chúng ta (và được Hayek ưa thích hơn), hãy gọi phép đo đó là “giá lợi nhuận”, báo hiệu nền tảng nhận thức luận của chỉ số: đó chỉ là một quan điểm tập trung vào lợi nhuận của giá trị.
Nhưng kinh tế học mã hóa cung cấp một phương tiện để đo lường cả về giá trị hậu tư bản - về mặt hình thức giá trị trong tương lai. Và giá lợi nhuận không phải là chỉ số nắm bắt tốt nhất các hình thức giá trị và việc tạo ra các hình thức giá trị. Trái lại, nó đã trở thành một lực cản cho việc tạo ra các hình thức giá trị. Đây có lẽ là một trong những điều khó hiểu nhất về sự biến đổi mà chúng ta đang gặp phải: khi vốn trở thành thông tin và kiến thức vô hình, có một sự thay đổi không thể đảo ngược về bản chất của chính nó. Nó không còn tuân theo cùng một luật, nó không hành xử theo cùng một cách, nó không tạo ra và nắm bắt giá trị nữa theo cùng một cách nữa.
Hãy nghĩ về kiến thức. Làm thế nào và ở đâu kiến thức có được giá trị của nó? Làm thế nào để kiến thức trở nên có giá trị? Làm thế nào để giá trị của kiến thức tăng lên? Giá trị của kiến thức tăng cao (a) nếu nó được sử dụng theo nhiều cách, rằng nhiều cách sử dụng nó được phát minh: nếu nó được chia sẻ, chấp nhận, lặp lại, bắt chước, sao chép; có nghĩa là nó luôn luôn là một quá trình tập thể và xã hội; (b) nếu nó được giải thích một cách chủ quan, được chấp nhận, được sở hữu và được đầu tư vào; không có gì có giá trị hơn một nhà sản xuất tri thức sở hữu sự sản xuất đó, có khả năng chia sẻ rủi ro và đặt mình rủi ro trong quá trình sản xuất; (c) nếu các nhà sản xuất của nó ‘cùng nhau mạo hiểm, nếu họ tự điều chỉnh liên tục các mối quan hệ sản xuất của mình, chia sẻ rủi ro, lợi nhuận, cú sốc. Những đặc điểm chính của sản xuất tri thức - khả năng nhân rộng cách sử dụng, khả năng diễn giải và đưa ra ý nghĩa chủ quan, khả năng tự điều chỉnh và liên tục sửa đổi mối quan hệ giữa các tác nhân trong sản xuất - chính xác là điều mà sản xuất giá trị cũ không có. Đó là một ngữ pháp khác nhau, nơi giá trị được tạo ra bằng cách (a) chia sẻ, sao chép và phát minh nhiều cách sử dụng (so với việc hạn chế sử dụng bởi quyền sở hữu độc quyền); (b) nhiều cách hiểu, lặp lại, biến thể, chủ sở hữu (so với việc ẩn mã nguồn); (c) tự tổ chức tập thể, tự quản và quyền phân nhánh (so với tổ chức bên ngoài và kiểm soát).
Chẳng nhẽ lại không hợp lý nếu một loại khác về chỉ số, ví dụ ‘chỉ số xã hội (‘ giá xã hội) sẽ nắm bắt tốt hơn sản xuất giá trị đó và thị trường có thể định giá theo giá xã hội hơn là giá lợi nhuận. (Mục tiêu ở đây không phải là đưa ra độ chính xác cho chỉ số xã hội - hay chỉ số - mà chỉ là để đóng khung độ tin cậy của sự tồn tại của chúng như một sự thay thế xã hội, một quan điểm khác về giá trị.)
Nhiều người sẽ nói nó thật thần kì! Hayek khiến chúng ta tin tưởng, và nhiều người chấp nhận một cách thụ động, rằng giá lợi nhuận là ’tự nhiên và xã hội tự nhiên hút vào một trật tự xung quanh việc tính giá lợi nhuận. Giá xã hội không tồn tại, và sẽ là một sự đảo ngược hoàn toàn các chuẩn mực xã hội để sử dụng nó.
Vậy làm thế nào để bạn tạo ra một chỉ số xã hội được xã hội thừa nhận và sử dụng?
Đầu tiên, chúng ta nên nhận ra rằng quan niệm của Hayek rằng sự hình thành giá cả trên thị trường là một trật tự tự phát của xã hội đơn giản là sai. Như Karl Polanyi đặt nó trong bối cảnh của cuộc tranh luận tính toán xã hội chủ nghĩa: thị trường đã được lên kế hoạch; nhưng việc lên kế hoạch thì không
Bản thân Hayek nhấn mạnh có bao nhiêu thông tin phức tạp và phi tập trung đdùng để xây dựng giá như một chỉ số. Nó là về chi phí và sức mạnh thị trường, quy định, vv về phía chi phí và thị hiếu, thu nhập, vv về phía nhu cầu. Chúng khác nhau với mọi cá nhân, mọi hàng hóa và tại mọi thời điểm. Nhưng, và ở đây Hayek nói đúng về mối quan hệ xã hội hiện tại, nói chung, xã hội của chúng ta kết hợp tất cả lại với nhau để tạo ra giá cả và thị trường có trật tự.
Chúng tôi trả lời rằng đây không phải là một trật tự tự nhiên, mà là một trật tự có tổ chức xã hội. Xây dựng các chỉ số xã hội thay thế, và được con người trân trọng cách tham khảo giá xã hội, liên quan đến một sự thay đổi lớn về văn hóa cũng như kinh tế. Nó sẽ là về sản xuất vì giá trị hơn là sản xuất vì lợi nhuận. Các số liệu chính sẽ phải chuyển từ điều kiện lợi nhuận sang điều kiện có giá trị. Nó không hề kém khả thi hay khả thi hơn về mặt logic hơn là định giá bằng giá lợi nhuận.
Cryptotokens cho chúng ta cơ hội để thử nghiệm, ví dụ với chỉ số xã hội về giá: thực sự phát triển nhiều chỉ số định giá phản ánh các ưu tiên xã hội khác nhau theo cách giá lợi nhuận phản ánh các ưu tiên của chủ nghĩa tư bản. Và nếu tổng thu nhập được xác định bằng các khoản thanh toán cho đóng góp cho xã hội, chúng ta có các điều kiện cho một thước đo giá trị khác nhau, cho một phép cách tính giá trị khác.
Chúng tôi đang suy nghĩ để bắt đầu thử nghiệm hệ thống này. Trích dẫn các nhà phát triển ECSA:
“Hãy nghĩ về mã token như một lực lượng đề xuất, một tia tiềm năng. Đó là một cổng kết nối đa chiều có thể nảy mầm các hình thức quan hệ và chia sẻ giá trị mới. Mã token là một sự xuất hiện, một tinh thể (thời gian) ảo mong đợi môi trường xã hội cá nhân liên quan chuyển đổi của nó. Đây là một ví dụ của việc nắm bắt giá trị, nhưng chỉ trong phạm vi hoạt động của nó, như một sự chuyển tiếp chạy trốn của các cổ phiếu vô chính phủ điều chỉnh và khuếch đại các giá trị. Quan niệm mã token như các rơle thực dụng đầu cơ là một cách giải trí chúng như là máy phát điện sủi bọt tập thể.
(Erik Bordeleau và cộng sự tại Cơ quan Vũ trụ Kinh tế, “We don’t know yet what a token can do” - Chúng tôi chưa biết mã token có thể làm được gì; đọc thêm “On intensive self-issuance” - Giới thiệu về việc tự phát hành chuyên sâu, Economic Space Agency in MoneyLab Reader, pp. 232–233)
7. Một lần nữa về giá trị cơ bản: cách tiếp cận ECSA
Giá trị cơ bản, rất quan trọng trong kinh tế học mã hóa vì lý do đơn giản là, về mặt kinh tế, nó là chuẩn mực đầu tiên của quản trị tốt. Đó là, nó cung cấp khung để ta có thể thấy được tính toàn vẹn của mã token được phát hành trong hệ thống sản xuất mà nó hỗ trợ. Vì vậy, phải có một mối quan hệ được nêu rõ ràng giữa phát hành mã mã token và mức độ sản xuất.
Nhưng mối quan hệ đó là cụ thể về mặt lịch sử và chúng ta cần nhận ra rằng những quan niệm cũ về giá trị cơ bản có thể phải điều chỉnh, và không chỉ trong bối cảnh của tiền điện tử, mà rõ ràng là trong bối cảnh của chúng.
Vậy đâu là dấu hiệu của quan niệm truyền thống về giá trị cơ bản? Đó là có thể có một biện pháp cơ bản bên ngoài (bên dưới) những thăng trầm của trao đổi thị trường. Adam Smith gọi đó là ’giá tự nhiên; Marx đã tìm kiếm một đơn vị giá trị trong thời gian lao động cần thiết xã hội. Kế toán tìm kiếm giá trị cơ bản trong giá trị sản xuất dài hạn của các tài sản khác nhau của tập đoàn, phân biệt với giá cổ phiếu. Trong mỗi trường hợp này, vốn vô hình phá vỡ các phương thức đo lường giá trị cơ bản. Điều đó rất quan trọng khi vốn vô hình ngày càng trở nên phổ biến trên bảng cân đối kế toán của công ty và rõ ràng nó là trung tâm của các nền kinh tế mã hóa
Nhưng rộng hơn, do bản chất của vốn thay đổi, nên chế độ đo lường của nó thay đổi. Nếu chúng ta nhìn vào cách các thị trường tài chính đã phát triển trong 60 năm qua để giải thích giá trị - sử dụng các công cụ như CAPM (Capital asset pricing model - mô hình định giá tài sản vốn), VaR (Value at Risk - giá trị rủi ro), EMH (Efficient Market Hypothesis - giả thuyết thị trường hiệu quả) và mô hình Black Scholes - chúng ta có thể thấy rằng định giá thực tế đã đi vào bên trong thị trường: ý tưởng giá trị thực tồn tại bên ngoài các giao dịch thị trường không còn là sự phản ánh về cách định giá thực sự xảy ra.
Những gì nó báo hiệu là giá trị cơ bản đã chuyển từ các thước đo tĩnh (giờ lao động, máy móc và nhà máy) sang các thước đo dòng chảy: từ các biện pháp ‘bên ngoài thị trường đến cách diễn giải lại dữ liệu được tạo ra trong thị trường.
Một cách tiếp cận dòng chảy đến giá trị cơ bản tập trung vào các nguồn và sử dụng hơn là định giá cổ phiếu (tài sản, danh mục đầu tư, kho).
Giáo sư Perry Mehrling, một trong những nhà phê bình chính của tài chính hiện đại trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, trích lời Hyman Minsky rằng “cách tiếp cận dòng tiền coi tất cả các đơn vị - có thể là hộ gia đình, tập đoàn, chính quyền bang và thành phố, hoặc thậm chí chính phủ quốc gia - như thể chúng là ngân hàng.” Dòng tiền có các cách sử dụng và nguồn của chúng, và “với mỗi đối tượng, mỗi lần sử dụng đều có một nguồn tương ứng và ngược lại” và “sử dụng của người này là nguồn của người khác và ngược lại.” Nếu coi các đối tượng như các ngân hàng thì tất cả tài sản và nợ của họ được đan xen. Bất cứ tài sản nào mà ngân hàng có (ví dụ tiền mặt) đến từ nơi khác, vì tất nhiên các khoản nợ của nó cũng có tính xã hội. Trong một phiên bản chứng khoán cơ bản, những gì có giá trị được giả định là có tính xã hội bởi vì những gì có giá trị là sản phẩm của các quá trình xã hội trong quá khứ. Ở đây, trong việc đo lường dòng chảy, chúng tôi tập trung vào quá trình xã hội.
Cách tiếp cận này cộng hưởng trực tiếp với ngữ pháp khả năng tương tác của các đề nghị và chấp nhận được thực hiện bởi các đối tượng trên blockchain. Nó cho thấy một chế độ mới của khung giá trị cơ bản; một hình thức phù hợp với hình thức tương tác kinh tế mới được tạo ra trong nền kinh tế mã hóa.
Cách tiếp cận MV = PQ đối với giá trị cơ bản phải nằm dưới khung này. Nhận biết này là một quan điểm quan trọng về giá trị cơ bản.
ECSA nghĩ rằng việc đóng khung này đặt ra các điều kiện mà dựa trên đó ECSA phải xây dựng các công cụ chẩn đoán và các đơn vị tài khoản (vì không cần phải chỉ có một, mặc dù sẽ có sự tương xứng giữa các đơn vị, nhưng chúng có thể không được mã hóa). Chúng ta có thể rút ra từ Hayek ý tưởng rằng dữ liệu giao dịch thể hiện thông tin chi tiết, phức tạp, từ đó các chỉ số có thể được tạo ra: các chỉ số sẽ cung cấp quyền truy cập vào xu hướng cơ bản và có thể được tạo ra theo cách để thực hiện chức năng của các đơn vị tài khoản.
Nhưng, và điều này rất quan trọng, các chỉ số này không thể được xác định trước cũng như giới hạn: chúng được tạo ra như một bài tập phân tích dữ liệu đệ quy, và vì dữ liệu tiến hóa và các kỹ thuật phân tích dữ liệu hóa, do đó (tổng hợp ) chỉ số của giá trị cơ bản phải tiến hóa. Các chỉ số phải hài hòa với các quy trình thị trường cơ bản; không mâu thuẫn.
Trong khung MV = PQ, chúng tôi phải xây dựng dữ liệu từ các đề nghị bán và khớp lệnh để biên tổng hợp ra cách đo Q và V, và cuối cùng, để ổn định mối quan hệ giữa M và P. Chúng phải xuất hiện từ việc điều tra dữ liệu và phù hợp các mục đích cụ thể của các không gian kinh tế mới được ECSA khởi động. Và những chỉ số đó phải được phép tiến hóa theo thời gian, cả bằng các quá trình sàng lọc khi dữ liệu trở nên phong phú hơn và các quá trình chuyển đổi khi các khái niệm về giá trị xã hội tiến hóa trong không gian kinh tế mới.
Quá trình phát triển các chỉ số đang diễn ra này sẽ là một trong những hoạt động quan trọng của ECSA. Điều quan trọng đối với tính toàn vẹn của không gian kinh tế mới, nhưng chúng tôi cũng mong muốn rằng nó sẽ là một phần của một dự án xã hội rộng lớn hơn để nghĩ lại về giá trị. Chúng ta đã quen thuộc với công việc đo lường thay thế rộng rãi trên khắp thế giới - trong các nghiên cứu phát triển, về các biện pháp năng lực của con người, về sức khỏe, chăm sóc, trong môi trường. Chúng tôi tin rằng dự án lập chỉ mục ECSA có thể là một phần của chương trình lớn hơn này; thực sự đóng khung trong nền kinh tế mã token sẽ có những cách mới để dự án này phát triển.
8. Hình thức phái sinh: mua tiếp xúc với một tương lai theo cấp số nhân và một khoản lớn
Những điều trên gợi ý cho chúng ta rằng các token trong kinh tế học mã hóa, và chắc chắn trong không gian kinh tế mới, có hình thức phái sinh. Chúng tôi muốn nói điều này không chỉ theo nghĩa là việc mua mã token ECSA trên thị trường vốn là một công cụ phái sinh, giống như cách cổ phiếu của công ty là công cụ phái sinh (liên kết với hiệu suất của công ty, không có quyền sở hữu phía sau).
Các đề xuất là sâu sắc hơn - một phần vật chất, nhưng một phần cũng mang tính biểu tượng.
Đầu tiên là biểu hiện vật chất. Có một sự chấp nhận rộng rãi từ cộng đồng kinh tế mã hóa về vấn đề tiềm năng biến đổi: mã token mở ra một tương lai chưa được xác minh nhưng theo cấp số nhân. Các chỉ số khác nhau mà ECSA sẽ tổng hợp chính là các công thức phái sinh, theo nghĩa là các chuyển động trong các chỉ số sẽ xác định các giá trị mã token riêng lẻ khi chúng trao đổi với các mã token khác và với quỹ sở hữu chung của ECSA. Do đó, việc mua mã token là việc mua lại tiếp xúc với các chỉ số này. Các chỉ số chính là thước đo hiệu suất của không gian kinh tế. Vì vậy, mã token là sự tiếp xúc với một chỉ mục mà bản thân nó là đại diện cho hiệu suất kinh tế của các không gian kinh tế phát hành mã thông báo.
Thứ hai, về mặt biểu tượng, nền kinh tế tiền điện tử bao gồm việc đảm nhận các vị trí rủi ro trên nền kinh tế tư bản đã được thiết lập, tính toán giá trị và cơ cấu quyền lực kinh tế (và chính trị) xung quanh nó.
Những người chúng tôi tham gia xây dựng (và phân tích) kinh tế học tiền điện tử và ở vị thế bán tiềm năng của nó.
Những nhà quản lý / bình luận viên nhà nước đang chê bai tiềm năng của các nền kinh tế tiền điện tử đang sử dụng sức mạnh điều tiết và truyền thông của chúng để bán chúng tôi.
Những người đa dạng hóa từ thị trường vốn thông thường và nền kinh tế tư bản và đầu tư vào ECSA đang chiếm vị thế bán trong các hệ thống tư bản tính toán giá trị. Mượn cái nhìn sâu sắc của Cố vấn ECSA, giáo sư Robert Meister của trường đại học California UCSC, chúng tôi cung cấp cho họ một khoản lớn, một khả năng để bán chủ nghĩa tư bản.
Theo lời của Cố vấn ECSA, giáo sư NYU Robert Wosnitzer:
Nếu hệ thống / cấu trúc vốn hiện tại “bán” các khía cạnh định tính của cuộc sống và xã hội, và / hoặc chi phí sản xuất bên ngoài (ví dụ, các doanh nghiệp đã đặt các chi phí, ví dụ như ô nhiễm lên xã hội), thông qua mua hệ thống sản xuất và lưu thông hiện tại, sau đó ECSA sẽ mua các chiều định tính / vô hình và bán hệ thống hiện tại.
Nói cách khác, một quyền chọn bán đặt lại chi phí chênh lệch giữa giá trị hiện tại của một thứ gì đó và giá thực hiện của nó đối với các đối tác trong các lựa chọn vốn chủ sở hữu, hoặc trong trường hợp trái phiếu có quyền chọn bán, quyền đặt lại mệnh giá tại một thời điểm cụ thể. Tùy chọn bán nàycũng có logic của chứng khoán hóa - nghĩa là, sự hợp lý và cần thiết của việc chứng khoán hóa các khoản thế chấp là do chủ nhà có một tùy chọn bán mà họ có thể thực hiện bất cứ lúc nào, do đó thể hiện dòng tiền không thể đoán trước và do đó không phù hợp để đầu tư và giảm tính thanh khoản. Bằng cách đảm bảo an toàn cho các khoản thế chấp, tùy chọn bán được giảm thiểu do rủi ro được rải trên nhiều khoản thế chấp, và sau đó việc tranching cho phép dự đoán chính xác hơn nữa. Vì vậy, tùy chọn bán luôn luôn có một số mối đe dọa đối với hệ thống quan hệ vốn hiện tại và nhu cầu chứng khoán hóa phát sinh phần lớn để giải quyết mối đe dọa này. Tất nhiên, tùy chọn bán trong thế chấp đã giảm đáng kể đến độ nhạy cảm lãi suất ( và do đó cần có các hoạt động mạnh mẽ của ngân hàng trung ương), trong khi bỏ qua các bối cảnh xã hội thực tế, vật chất thường thúc đẩy lãi suất - thất nghiệp, tăng giá của các nhà sản xuất, chi phí chăm sóc sức khỏe, v.v.
Và cục diện ở đây là rõ ràng:
Tạo ra các không gian kinh tế thay thế cho phép các chủ sở hữu mã token sở hữu một quyền chọn mà trong một số điều kiện nhất định, bán lại chi phí ngoại lai cho chủ sở hữu phương tiện sản xuất tạo ra ngoại lệ (hoặc bất công). Nó có một cuộc chơi dài, có định hướng (mua quyền chọn bán), đối lập biện chứng với lối chơi dài, định hướng của quan hệ vốn hiện có.
Tuy nhiên, hiện tại không có sản phẩm phái sinh nào nhận ra tầm quan trọng của cái nhìn sâu sắc này và cho phép nó được phát huy về mặt tài chính, theo cách một cách mà không thể thể hiện đơn giản thông qua sự biến động của các giá trị mã token.
ECSA hiện đang khám phá những cách chúng ta có thể sử dụng logic này, ví dụ bằng cách chứng khoán hóa một phần doanh thu nhất định (có lẽ là một giấy nợ vốn được thế chấp đầu tiên trên thế giới?), với khả năng vả về phòng vệ doanh thu (cả về số lượng và tiền tệ) và cung cấp một công cụ thị trường lỏng để thu hút các vị trí bán trên ECSA, nhưng theo cách chuyển hướng hoạt động bán này khỏi chính mã token ECSA.
Cần phải nhấn mạnh rằng đây là một chiến lược hiện chỉ ở giai đoạn thăm dò, như là một phần của quá trình khám phá những gì tiền điện tử có thể trở thành. Nó được nêu ra ở đây chỉ đơn giản là để chỉ ra chúng ta cần thực hiện khám phá như thế nào.