Theo cuốn "The Facebook Effect", chỉ vài tháng trước khi Mark "ra quyết định trong vòng 5 phút" rằng mình sẽ bỏ trường Harvard, anh ấy đã đi được một nửa quá trình học.
Ở một chừng mực nào đó, học tập mà không cần đến trường là một điểm chung giữa không ít doanh nhân. Danh sách tỉ phí bỏ học thì dài vô kể.
Michael Dell (sáng lập hãng máy tính Dell) bỏ học sau năm đầu tiên tại ĐH Texas. Và ông không nói gì với bố mẹ.
Sau khi mẹ qua đời, Larry Ellison (CEO hãng phần mềm Oracle) cũng bỏ học, hai lần.
Bill Gates đã trải qua 3 năm học tập tại Harvard. Ông thậm chí đã tích lũy đủ số tín chỉ để tốt nghiệp. Nhưng rồi ông đã không làm vậy. Sau khi đọc được thông tin về một loại máy tính mới trên một tạp chí, ông đã ra quyết định về việc bỏ học: "Chúng tôi e ngại rằng nếu chờ, thì ai đó sẽ xuất hiện và đánh bật chúng tôi mất. Đó thực sự là một sự lựa chọn khó khăn, và tôi biết bố mẹ cũng có những lo ngại của riêng họ. Và dù tôi không bao giờ khuyến khích ai bỏ học, đối với tôi, đó lại là một lựa chọn đúng đắn." 32 năm sau, ông đã lấy được bằng (danh dự) từ Harvard. Ít nhất thì ông không phải trả học phí cho một năm học thêm.
Không phải ai bỏ ngang chương trình học cũng thành công ngay cả. Có một số người chẳng có kế hoạch gì. Steve Jobs là một ví dụ. Ông bỏ học đơn giản chỉ là vì học phí đại học quá đắt đỏ. Khi bỏ học, ông lại nhảy vào các lớp khác để học miễn phí. Đó là cách ông học thư pháp phương Tây (tiền đề hình thành nên ý tưởng cho chiếc máy Mac đầu tiên). Bố mẹ đẻ của Steve buộc bố mẹ nuôi của ông hứa rằng, ông sẽ tốt nghiệp đại học. Nhưng rồi điều đó cũng chẳng quan trọng nữa.
Nếu quyết định bỏ học không quá ảnh hưởng về mặt tài chính, những gì bạn cần làm là so sánh giá trị tấm bằng đại học với những gì bạn có thể làm được với học phí hiện đang bỏ ra.