Những chức danh công việc mới
Sự gia tăng các chức danh mới đã gây ra cuộc tranh luận trong ngành dịch vụ tài chính, về độ tin cậy của một số chứng chỉ so với số còn lại. Mặc dù không tồn tại sự tách biệt như giữa đen và trắng, nhưng giữa những công việc đã được tạo ra từ lâu và những công việc mới, đang liên tục được tạo mới thì có thấy được một số điểm khác biệt chung chung. Những chứng chỉ được ngành công nghiệp tài chính và báo chí đánh giá cao và công nhận bao gồm:
1. Chững nhận viên Lập Kế hoạch Tài chính (CFP)
Đây có lẽ là chứng chỉ được công nhận rộng rãi nhất trong ngành lập kế hoạch tài chính. Lý do cho việc giới truyền thông đã luôn "tâng bốc" chứng chỉ trong nhiều năm liên, chủ yếu là nhờ cách tiếp cẫn khách quan của nó trong việc dạy về công tác lập kế hoạch tài chính đồng thời các yêu cầu nghiêm ngặt của nó được quản lý bởi Hội đồng CFP.
Các yêu cầu học thuật bao gồm 5 khóa học về bảo hiểm, bất động sản, nghỉ hưu, giáo dục, thuế và lập kế hoạch đầu tư cộng với đạo đức và quá trình lập kế hoạch tài chính. Khi đã hoàn thành các tiêu chí học thuật, người học phải tham gia kỳ thi tổng được tổ chức bởi Hội đồng. Bài kiểm tra này sẽ diễn ra trong 10 giờ, gồm 285 câu hỏi được tổ chức trong hai ngày và cũng bao gồm hai bài nghiên cứu tình huống. Bên cạnh việc vượt qua kì thi, thì những người này còn cần có ít nhất ba năm kinh nghiệm cũng như bằng cử nhân để có được chứng chỉ CFP.
2. Kế toán viên Công chứng (CPA)
CPA là chứng chỉ tài chính lâu đời nhất và được công nhận rộng rãi nhất ở Mỹ. Các yêu cầu của CPA khác nhau theo từng bang nhưng nói chung người học cần có 150 giờ học với nội dung các khóa học có tính chất tương tự như ở đại học, đồng thời họ cũng cần có bằng cử nhân để có thể tham dự kì thi chính thức kéo dài 19 giờ diễn ra trong hai ngày. Ngoài ra, chứng chỉ này còn có thể có các yêu cầu khác như số lượng tín chỉ tối thiểu trong chuyên ngành kế toán và kinh doanh, hoặc thậm chí là luật kinh doanh. Người ứng viên cần xác nhận điều này với hội đồng kế toán của bang để cập nhật đầy đủ những yêu cầu mới nhất. Kỳ thi toàn diện này bao gồm kế toán, kiểm toán, thuế, đạo đức, và cả các chủ đề khác nữa. Từ lâu, chứng chỉ CPA được số đông thừa nhận là một trong những bằng chứng xác thực nhất cho chuyên môn về thuế.
3. Người đại diện (EA - Enroll Agent)
Đây là một công việc trong linh vực thuế nhưng không có tính chuyên môn rộng, những người làm việc này chỉ tập chung vào việc chuẩn bị hồ sơ thuế thu nhập hoặc thuế thu nhập từ bất động sản. Kỳ thi đặc biệt dành riêng cho người đại diện này được Cơ quan Thuế vụ (Internal Revenue Service - IRS) quản lý được chia thành bốn phần, mỗi phần diễn ra trong ba giờ và kéo dài hai ngày. Bài kiểm tra bao gồm kiến thức về thuế thu nhập cá nhân, bất động sản và doanh nghiệp, cũng như các quy định về đạo đức và các quy định của IRS, tuy nhiên lại không liên quan đến kiến thức về kế toán, kiểm toán hay việc giữ sổ sách. Có thể nói rằng những người đại diện (EA) giúp cho người được đại diện có thể thực hiện được công việc làm hồ sơ thuế một cách chuyên nghiệp nhưng những kế toán viên thực thụ, ít nhất là trong phạm vi của việc chuẩn bị hồ sơ kê khai thuế
4. Nhân viên ký quỹ (CLU) và Tư vấn tài viên chính (ChFC)
Khởi nguồn của cả hai công việc này đều đến từ ngành công nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Đề trở thành nhân viên ký quỹ (CLU), người học cần phải trải qua năm khóa học chính tương tự như với chứng chỉ CFP, đồng thời người học phải có tham gia ba khóa học tự chọn nữa. Tư vấn viên tài chính (ChFC) cũng phải đạt được yêu cầu giống như vậy, nhưng lại có xu hướng tập trung hơn vào các việc lập kế hoạch tài chính nói chung, chứ không giống như CLU, tập trung nhiều hơn vào bảo hiểm nhân thọ, những quy định, luật liên quan. Cả hai công việc này đều không cần thiết phải trải qua một kỳ thi toàn diện của bất kì hội đồng nào.
5. Chuyên viên Phúc lợi Nhân viên (CEBC)
Như tên gọi, công việc này được thiết kế đặc biệt cho những người bán hoặc quản lý kế hoạch phúc lợi cho nhân viên. Chương trình giảng dạy của công việc này chỉ gồm tám khóa học về các chủ đề khác nhau trong lĩnh vực kinh doanh, bảo hiểm, nghỉ hưu, trợ cấp và quy định. Đây cũng không phải một công việc đòi hỏi người làm việc phải trải qua một kỳ thi tổng thể. Giống như CLU hoặc ChFC, phần lớn các tài liệu trong khóa học này cũng được đề cập trong chương trình CFP.
6. Người bảo lãnh Bảo hiểm Y tế được đăng ký (RHU) và Người bảo lãnh Bồi thường Tai nạn Tài sản (CPCU)
Tên của hai chức danh này đã nói lên tính chuyên môn cao với mỗi loại bảo hiểm tương ứng. Chứng chỉ nào cũng đều đòi hỏi người học phải hoàn thành một số khóa học kiến thức học thuật chuyên sâu, nhưng như với CLU, ChFC và CEBC không có kỳ thi hội đồng quản trị. Nói chung, những chức danh này chỉ dành cho những người có ý định dành thời gian trong sự nghiệp của họ tập trung vào bảo hiểm sức khoẻ hoặc tài sản-tai nạn.
7. Chuyên gia phân tích Tài chính Chartered (CFA)
Chứng chỉ này thường được coi là một trong những chứng chỉ có độ khó cũng như có uy tín nhất trong ngành tài chính, ít nhất là trong việc quản lý đầu tư. Yêu cầu học thuật đối với chứng chỉ này chỉ đứng sau những yêu cầu về CPA. Người học phải có tối thiêu 3 năm học cũng như làm việc bao gồm nhiều các các chủ để và chuyên môn như phân tích kĩ thuật, phân tích cơ bản, kế toán tài chính và lý thuyết xây dựng danh mục đầu tư và phân tích danh mục đầu tư. Những người có được chứng chỉ này thường trở thành những người quản lý danh mục đầu tư hoặc các chuyên gia phân tích làm việc tại các định chế tài chính. Giống như kế toán viên CPA, những chuyên gia phân tích tài chính CFAs thường sẽ được trả lương chủ yếu dựa theo cơ chế lương cộng với thưởng dựa theo kết quả làm việc (nếu như họ làm việc trong các công ty) hoặc từ doanh thu đến từ việc kinh doanh, đối với người tự mở các công ty quản lý đầu tư tư nhân.
Tách lúa mì ra khỏi rơm rạ (Phân tách rõ ràng hơn)
Mặc dù các công việc hay chứng chỉ này vốn được công nhận là một phần cơ sở hình thành nên ngành dịch vụ tài chính, nhưng làn sóng của những chứng chỉ mới cũng đã bắt đầu dấy lên, và chúng đang dần thế chỗ những chứng chỉ trước đây chưa rõ ràng về mặt phạm vi công việc hay tiêu chuẩn nghề nghiệp. Tuy nhiên, những phân tích sâu sát hơn về những công việc mới này đã chỉ ra rằng người có những chứng chỉ mới cần ít thời gian học tập và làm việc thực tế hơn hẳn so với các chứng chỉ truyền thống. Chẳng hạn, Chuyên gia Quản lý Tài sản Chứng chỉ (AAMS) và Cố vấn Quỹ Tương Hỗ (CMFC) hoàn toàn có thể hỗ trợ các cố vấn trong quá trình lựa chọn và quản lý các khoản đầu tư (và cũng có nhiều triển vọng, và có thể gây ấn tượng với khách hàng). Tuy nhiên, chương trình giảng dạy yêu cầu cho hai chứng nhận trên, hầu như không liên quan tới chương trình của CFA hay CFP. So với CFA thì hầu hết các chứng chỉ nghề nghiệp khác đều không yêu cầu nhiều thời gian học và làm việc thực tế, thì gần đây đã xuất hiện một ngoại lệ đáng chú ý.
Chứng chỉ Chuyên viên phân tích tài chính quốc tế (LIFA) có chương trình tương tự như như chương trình CFA, nhưng linh hoạt hơn CFA về mặt quản lý. Không giống như các kỳ thi CFA, được tổ chức vào những giờ nhất định, được diễn ra tại một số điểm thi nhất định đã chấp thuận từ trước, học viên LIFA có thể đến bất kỳ địa điểm thi kiểm tra của Thomson-Prometric và làm các bài kiểm tra - được thực hiện ít nhất 260 ngày trong năm. Các kỳ thi LIFA cũng ít tốn kém, và học viên cũng có thể bỏ qua hai cấp độ đầu tiên của kỳ thi và thực hiện bài thi ở cấp độ III. Nó vẫn được xem là chứng chỉ có thể so sánh với chương trình CFA truyền thống.
Thực tế, một số tên gọi gần đây đã được tạo ra chỉ với mục đích "tiếp thị" là chủ yếu (ví dụ như chứng chỉ này được thiết kế để tư vấn cho người lớn tuổi). Những chứng chỉ này thường tập trung nhiều hơn vào việc đào tạo tư vấn viên về cách tiếp thị các loại sản phẩm và dịch vụ tài chính nhất định cho người già một cách hiệu quả. Do đó, một phần đáng kể của khóa đào tạo chủ yếu hướng tới việc khám phá tư duy của một người cao tuổi thông thường và cách thức có thể được sử dụng để khuyến khích họ làm theo các khuyến cáo của một chuyên gia mới được chứng nhận.
Giữ vững quan điểm
Các chuyên gia tài chính sở hữu những chứng chỉ không bị yêu cầu nghiêm ngặt không hẳn là không trung thực hay không đủ năng lực; chỉ đơn thuần là nhiều người trong số họ đã không nhận được cùng một mức độ đào tạo và kinh nghiệm như những người khác vỗn đã được kiểm chứng bởi một hoặc nhiều các chứng chỉ trước đây. Tuy nhiên, ngay cả những chứng chỉ có phạm vi chuyên môn nhỏ hơn cũng có thể cho phép các cố vấn giúp đỡ khách hàng tốt hơn nếu như chỉ xét trong những lĩnh vực cụ thể. Về khía cạnh tiếp thị, những người ít được đào tạo về chuyên ngành sẽ gặp khó khăn trong việc tìm hiểu các dịch vụ mà một Cố vấn cao cấp đã được Chứng nhận và một Người lập Kế hoạch Tài chính được Chứng nhận có thể cung cấp cho họ. Điều này, tất nhiên, đã dấy lên sự oán giận từ người làm công việc tư vấn, vốn đã giành nhiều công sức để có được chứng chỉ khó hơn. Nhiều người trong số này đang tìm đến những cơ sở pháp lý để có thể hoặc là giảm bớt số lượng chứng chỉ mới xuất hiện thêm hoặc là khiến những chứng chỉ này phải ghi rõ về phạm vi nhỏ hơn của nó. Thời gian và luật pháp sẽ trả lời cho câu hỏi câu chuyện này sẽ đi về đâu.