Hướng dẫn nghề nghiệp cho chuyên ngành marketing

Hà Ly
01/12/2019 - 07:00 2475     0

Trong thế giới của phương tiện truyền thông nhịp độ nhanh, ở mọi định dạng từ truyền hình cho đến Twitter, nhu cầu tìm kiếm các chuyên gia marketing xuất sắc chưa bao giờ mãnh liệt hơn. Loài người càng kết nối với nhau, các tập đoàn và các nhóm lợi ích lại càng tìm đến những người biết cách lan truyền đến cả thế giới theo cách có lợi.

Nếu bạn đang tìm kiếm một ngành nghề trong lĩnh vực sáng tạo nội dung trực tuyến, quảng cáo in ấn, quan hệ công chúng, thiết kế logo, copywriting, thiết kế web hay nhiều nghề nghiệp khác cùng ngành mà việc tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ và làm cho sản phẩm, dịch vụ đó trở thành một thứ công cụ mà người ta không thể sống thiếu nó, marketing là con đường sự nghiệp của bạn.

 

Giáo dục

Mặc dù thị trường đang có nhu cầu cao về chuyên gia marketing, vẫn có sự cạnh tranh mãnh liệt cho những công việc tốt nhất. Bất kỳ ai mong muốn đi theo con đường marketing chuyên nghiệp trước hết cần phải có bằng cử nhân ngành marketing từ chương trình đại học kéo dài 4 năm. Mặc dù một số người tin rằng bằng cấp của một trường có uy tín có thể đem lại lợi thế cạnh tranh, các chuyên gia tuyển dụng nhân lực cho các hãng marketing lại có suy nghĩ khác; quan trọng hơn cả trường học là sự thể hiện của ứng viên. Những nhà tuyển dụng thường có hứng thú hơn với một ứng viên nổi bật tốt nghiệp từ một trường ít được biết đến hơn là một ứng viên tốt nghiệp trường Ivy League – người tự giới thiệu mình ở mức trung bình.

Bởi vì marketing là một lĩnh vực đa dạng, hầu hết các chuyên gia cũng chỉ có chuyên môn trong một số mảng marketing nhất định. Đối với những người thích vẽ, theo học một khóa không chuyên về thiết kế đồ họa thường được khuyến khích. Điều này cho phép các ứng viên có khả năng thiết kế các chiến dịch quảng cáo in cũng như thiết kế logo và bố trí tạp chí. Còn với những người mong muốn gia nhập vào sự phát triển chóng mặt của marketing online trên toàn cầu, một khóa học khoa học máy tính hay chứng chỉ HTML hoặc ngôn ngữ web khác là sự bổ sung hấp dẫn cho bất kỳ một bằng cử nhân marketing nào.

Bỏ qua con đường sự nghiệp của một người, mọi người trong lĩnh vực marketing cần phải là một nhà văn trên mức trung bình, cùng với việc phải có kỹ năng như một copywriter – một người có thể sử dụng ngôn ngữ để bán sản phẩm hoặc dịch vụ.

 

Thực tập

Để nhận được bẳng cử nhân marketing, không bắt buộc phải đi thực tập, nhưng hãy xem xét điều này: Nếu những công việc tốt nhất đều có tính cạnh tranh cao, đôi khi có tới hàng trăm người cùng đăng ký, liệu có ai nghiêm túc với sự nghiệp marketing lại có không nghĩ đến việc tham gia một khóa thực tập? Một người mới ra trường sẽ gửi một bản tóm tắt công việc trong khi các ứng viên khác có thể đã có nhiều năm kinh nghiệm.

Kinh nghiệm thành công trong ngành công nghiệp có thể là yếu tố quan trọng nhất khi xem xét một ứng viên, và một khóa thực tập có thể cung cấp cho một người mới tốt nghiệp điều đó. Một khóa thực tập cũng có thể mang lại cơ hội có một CV đánh giá tham khảo có ảnh hưởng hơn, một lá thư giới thiệu và các tài liệu đính kèm cho bộ hồ sơ.

Đừng đăng ký vào bất kỳ khóa thực tập nào một cách tùy tiện. Hãy lựa chọn một lĩnh vực trong phạm vi ngành marketing mà bạn muốn bắt đầu sự nghiệp của mình và tìm một công ty phù hợp với ước mơ của bạn. Nếu bạn muốn làm việc cho một hãng marketing lớn khi tốt nghiệp, hãy tìm những khóa thực tập ở các công ty lớn. Nếu bạn muốn bắt đầu bằng việc mở một hãng riêng hay làm cho một công ty nhỏ, hãy tìm một khóa thực tập có thể đòi hỏi bạn phải có khả năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

 

Phỏng vấn xin việc lần đầu

Là một chuyên gia marketing, bạn sẽ bị gắn với các tiêu chuẩn cao nhất trong một buổi phỏng vấn. Người phỏng vấn bạn sẽ nghĩ đến một vấn đề then chốt khi nói chuyện với bạn: Nếu bạn không thể làm bật thương hiệu của bản thân theo cái cách mà anh ấy hay cô ấy không thể tưởng tượng được công ty của họ sẽ thế nào nếu thiếu bạn, bạn có lẽ không đủ tốt cho công việc đó. Một nhà tiếp thị phải biết làm thế để nâng cao thương hiệu theo cái cách có thể lan truyền được sản phẩm và dịch vụ của mình. Người tiếp xúc với thương hiệu cần phải bị cuốn hút mạnh mẽ bởi thương hiệu đó, và khi mà bạn rời khỏi cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn bạn cần phải nghĩ về bạn như một người nổi bật. Trước khi phỏng vấn xin việc, hãy xây dựng hình ảnh cá nhân của bạn và quyết định xem bạn sẽ thể hiện nó theo cách nào để người phỏng vấn không thể từ chối bạn.

Tiếp theo, nghiên cứu về công ty. Bạn cần phải biết tất cả mọi thứ về công ty – các khách hàng hàng đầu, các chiến dịch marketing nổi tiếng, các dịch vụ được cung cấp và hình ảnh. Sau đó, hãy suy nghĩ về mỗi lĩnh vực này, và có thể nói về những gì mà khả năng của bạn có thể làm được, giúp bạn tiến xa hơn trong những lĩnh vực then chốt.

Hãy nhớ rằng một cuộc phỏng vấn cũng giống như là một cuộc gọi bán hàng. Nếu bạn có thể chào hàng bản thân một cách hiệu quả và vượt trội, cơ hội được tuyển dụng của bạn sẽ tăng lên đáng kể. Hãy tập trung vào những gì bạn có thể làm mà mang lại giá trị cho công ty.

 

Xây dựng sự nghiệp

Hãy tiếp tục xây dựng thương hiệu bản thân. Tham gia các buổi hội thảo và seminar, không chỉ để học hỏi hay tìm hiểu thông tin liên quan đến ngành nghề của bạn, mà còn để xây dựng mạng lưới cũng như nhận thức về thương hiệu của bản thân. Như với bất kỳ ngành nghề nào, không bao giờ ngừng học hỏi. Hãy cố gắng đọc ít nhất một vài ấn phẩm công nghiệp mỗi tuần. Bạn sẽ dễ dàng làm quen với các ý tưởng tiến bộ hoặc ý tưởng mới. Ở bất kỳ lĩnh vực nào mà thành công phần lớn là dựa trên sự sáng tạo, nắm bắt được những xu thế thiết kế mới là rất quan trọng.

Hãy tìm những dự án mà giúp cho công việc của bạn có thể nổi bật. Mặc dù làm việc trong chiến dịch của một công ty cao cấp có vẻ rất vinh dự, nhưng bắt đầu với một thương hiệu tương đối mờ nhạt và tăng cường nhận thức về thương hiệu đó một cách đáng kể thì có thể coi là một sự nghiệp có tính thành tựu hơn nhiều. Hãy nghĩ đến những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến thương hiệu của bạn trước khi chấp nhận hay từ chối bất kỳ dự án nào.

 

Từ bỏ nghề

Nếu bạn quyết định rằng marketing không phải là nghề nghiệp dành cho bạn thì vẫn có tin tốt. Marketing là một lĩnh vực trong kinh doanh, và bởi vì lẽ đó, nhiều ngành nghề mở ra cho những ai có bằng cử nhân marketing và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Thậm chí có nhiều cơ hội hơn dành cho những ai có bằng MBA. Doanh số bán lẻ, đồ họa, bán hàng trực tuyến, giám đốc doanh nghiệp và quản lý chỉ là một vài trong số các lựa chọn. Nếu một nghề nghiệp liên quan đến marketing không hấp dẫn đối với bạn, hãy dựa vào kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực marketing khi đi phỏng vấn cho công việc tiếp theo của bạn.

 

Kết luận

Bất kỳ công ty nào trước khi thuê bạn để bán thương hiệu của họ đều muốn biết rằng bán có thể đánh bóng thương hiệu của bản thân hay không và thông thường, nó sẽ đến một cách tự nhiên. Nếu bạn miêu tả bản thân là một người làm việc chăm chỉ nhưng thích làm việc một mình, marketing có thể không phải là sự lựa chọn đúng đắn cho bạn. Nếu bạn yêu thích những thách thức của việc bán sản phẩm, dịch vụ hay con người cho xã hội, bạn đã tìm đúng ngành nghề cho mình.

Nguồn : THEO SAGA.VN
Hà Ly
Hà Ly

Saga App

Saga App