Có rất nhiều cách để sở hữu kim loại quý như vàng, bạc và bạch kim và cũng có rất nhiều lý do đẩy bạn vào cuộc săn lùng kho báu.
Vàng là tất cả những gì lấp lánh
Chúng tôi sẽ bắt đầu với kim loại số một: vàng. Vàng quý vì độ bền (vàng không bị gỉ và không bị ăn mòn), dễ tán mỏng và có khả năng cách nhiệt, cách điện. Vàng có ứng dụng kĩ thuật trong nha khoa và thiết bị điện tử, nhưng chúng ta chủ yếu biết đến vàng với chức năng làm đồ trang sức và đóng vai trò như một đồng tiền.
Giá trị của vàng luôn biến động theo biến động của thị trường. Giao dịch vàng chủ yếu dựa trên cảm tính; giá của nó ít bị ảnh hưởng bởi các quy luật cung cầu. Điều này là do khối lượng vàng đang được tích trữ và sử dụng vượt xa so với khối lượng được khai thác từ các mỏ mới. Nói đơn giản, khi những người tích trữ muốn bán, giá giảm. Khi họ muốn mua, nguồn cung vàng tăng lên nhanh chóng, giá tăng.
Một vài nguyên nhân giải thích cho cho lý do của việc mong muốn tích trữ vàng:
1. Mối quan tâm tới hệ thống tài chính
Khi các ngân hàng và tiền bị coi là bất ổn định hoặc việc ổn định chính trị không được đảm bảo, vàng thường được xem như một kênh đầu tư an toàn.
2. Lạm phát
Khi lợi nhuận thu được từ thị trường cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản không cao, mọi người thường tìm đến vàng như một công cụ để bảo toàn giá trị tài sản.
3. Chiến tranh hay khủng hoảng chính trị
Chiến tranh và biến động chính trị luôn đẩy người ta vào tình trạng tích trữ vàng. Những khoản tiết kiệm này nhằm mục đích dễ mang theo và được lưu trữ để trao đổi lấy thực phẩm, nơi trú ẩn hoặc lối đi an toàn đến một địa điểm ít nguy hiểm hơn.
Viên đạn bạc
Không giống như vàng, giá bạc dao động do nó vừa có vai trò như một công cụ lưu trữ giá trị, vừa có vai trò rất hữu hình – là một kim loại được sử dụng trong công nghiệp. Vì lý do này, giá bạc biến động hơn so với giá vàng.
Vì vậy, trong khi bạc cũng như vàng được giao dịch và xem như một công cụ để tích trữ (nhu cầu đầu tư), phương trình cung / cầu của 2 kim loại này có sức ảnh hưởng mạnh như nhau về giá cả. Phương trình này luôn luôn dao động khi xuất hiện những phát minh mới, như:
1. Bạc đã từng đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp nhiếp ảnh (phim ảnh có chứa nguyên tố bạc), mà giờ đã bị lu mờ bởi sự ra đời của máy ảnh kỹ thuật số.
2. Sự gia tăng của một bộ phận lớn tầng lớp trung lưu trong nền kinh tế thị trường mới nổi ở phương Đông đã tạo ra một nhu cầu bùng nổ cho các thiết bị điện, sản phẩm y tế và các mặt hàng công nghiệp khác có sử dụng nguyên liệu bạc. Từ vòng bi đến các kết nối điện, tính chất của bạc khiến nó trở thành một món hàng mà ai cũng muốn sở hữu.
3. Ứng dụng của bạc trong pin, trong ứng dụng siêu dẫn và trên thị trường vi mạch.
Vẫn chưa ai rõ liệu sự phát triển này liệu có ảnh hưởng đến tổng thể nhu cầu về bạc sử dụng trong công nghiệp, và nếu có thì ảnh hưởng đến mức độ nào. Một thực tế vẫn tồn tại: giá bạc đang bị ảnh hưởng bởi các ứng dụng của bạc và nó không chỉ được sử dụng trong thời trang hoặc như một công cụ lưu trữ giá trị.
Vỏ đạn bạch kim
Giống như vàng và bạc, bạch kim được giao dịch thường xuyên trên các thị trường hàng hóa toàn cầu. Thường thì nó có giá cao hơn so với vàng trong thời kỳ kinh tế, chính trị ổn định, đơn giản vì bạch kim hiếm hơn nhiều so với vàng; chỉ một khối lượng nhỏ kim loại này được đưa ra khỏi lòng đất hàng năm. Các yếu tố khác để xác định giá bạch kim bao gồm:
1. Giống như bạc, bạch kim được xem là một kim loại công nghiệp. Vai trò lớn nhất của bạch kim là dùng làm chất xúc tác trong công nghiệp ô tô, được sử dụng để giảm tác hại của khí thải. Sau này, nó được sử dụng chủ yếu để làm đồ trang sức. Phần còn lại được dùng cho các ngành công nghiệp như dầu khí, chất xúc tác lọc hóa chất và ngành công nghiệp máy tính.
2. Do ngành công nghiệp ô tô phụ thuộc nhiều vào loại kim loại này, giá bạch kim được xác định phần lớn dựa trên doanh số và số lượng ô tô bán ra. Quy định về môi trường đòi hỏi các nhà sản xuất ô tô phải lắp đặt thêm bộ chuyển đổi chất xúc tác, làm tăng nhu cầu về bạch kim. Tuy nhiên, trong năm 2009, các nhà sản xuất xe hơi của Mỹ và Nhật Bản đã được dùng các chất xúc tác tái chế, hoặc sử dụng một nhóm kim loại gần gũi với bạch kim là Palladium (thường thì ít tốn kém)
3. Các mỏ Platinum chủ yếu tập trung tại hai quốc gia: Nam Phi và Nga. Điều này tạo ra tiềm năng lớn về việc độc quyền nhóm, nhằm hỗ trợ, và đẩy giá bạch kim lên cao.
Các nhà đầu tư nên xem xét rằng tất cả các nhân tố trên góp phần khiến platinum trở thành kim loại bất ổn nhất trong số các kim loại quý.
Đầu tư vào kim loại quý
Chúng ta hãy nhìn vào những lựa chọn cho những ai muốn đầu tư vào kim loại quý.
1. Quỹ đầu tư ETF: các quỹ đầu tư ETF tồn tại đại diện cho cả ba kim loại quý, nhưng đến năm 2009, nhà đầu tư mới có thể giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán London để tiếp cận với một quỹ ETF cho bạch kim. Quỹ ETF là một công cụ thuận tiện và có tính thanh khoản để mua, bán vàng, bạc hoặc bạch kim.
2. Cổ phiếu thường và quỹ tương hỗ: Cổ phiếu ngành khoáng sản được bẩy lên nhờ biến động giá từ các kim loại quý đó. Trừ khi bạn nhận thức được giá trị của những cổ phiếu ngành khoáng sản, sẽ thông minh hơn nếu bám lấy những quỹ được quản lý tốt.
3. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn: Các thị trường hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn cung cấp tính thanh khoản và đòn bẩy cho các nhà đầu tư muốn đặt cược lớn vào khoáng sản. Nhà đầu tư có thể có lời hoặc lỗ lớn với các sản phẩm phái sinh.
4. Vàng thỏi: Khó mà tìm một nơi để lưu trữ vàng xu và vàng miếng. Rõ ràng, đối với những người lo lắng tình trạng thị trường xấu nhất có thể xảy ra, giữ vàng thỏi là lựa chọn duy nhất, nhưng với các nhà đầu tư chỉ giữ tài sản trong một thời gian đáo hạn nhất định, vàng thỏi có tính thanh khoản thấp và rất khó để giữ
5. Giấy chứng nhận giữ vàng: Giấy chứng nhận cung cấp cho nhà đầu tư tất cả lợi ích từ việc sở hữu vàng đến việc loại bỏ những rắc rối của vấn đề vận chuyển và lưu trữ. Điều đó có nghĩa rằng, nếu bạn đang tìm kiếm bảo hiểm cho một thảm họa thực sự, chứng nhận này chỉ đơn giản là một tờ giấy. Đừng mong đợi bất cứ ai nhận chúng để trao đổi bất cứ thứ gì có giá trị với bạn.
Kim loại quý sẽ có ích với bạn?
Các kim loại quý giúp phòng ngừa lạm phát - chúng có giá trị nội tại, không có rủi ro tín dụng và bản thân chúng không thể bị thổi phồng (bạn không thể tự tạo ra thêm khoáng sản). Kim loại quý cũng cung cấp "bảo hiểm biến động", chống lại những sự biến động về quân sự / tài chính hay chính trị.
Từ một quan điểm lý thuyết về đầu tư, kim loại quý cũng cung cấp mối tương quan thấp và ngược chiều với các loại tài sản khác như cổ phiếu và trái phiếu. Điều này có nghĩa rằng ngay cả việc sở hữu một tỷ lệ nhỏ các kim loại quý trong một danh mục đầu tư cũng có thể làm giảm tính biến động và rủi ro trong danh mục.
Thay cho lời kết
Các kim loại quý cung cấp một phương tiện hữu ích và hiệu quả cho việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Bí quyết để đạt được thành công với chúng là phải biết mục tiêu và rủi ro trước khi tham gia đầu tư. Sự bất ổn định của các kim loại quý có thể được khai thác để tích lũy giá trị, nhưng điều này vẫn có thể dẫn tới sự phá sản.