Hướng Dẫn Cho Người Mới Đạt Mục Tiêu Ứng Dụng Marketing Được Tải Xuống Không Giới Hạn

Thúy Đào
14/11/2019 - 10:00 3467     0

Bạn đã viết xong dòng mã cuối cùng và gửi ứng dụng của mình đến cửa hàng ứng dụng. Việc dành hàng giờ nhìn chằm chằm vào màn hình ở trước mặt đã khiến bạn tạm thời bị cận thị.

Khi bạn nhìn ra ngoài cửa sổ, chú chó hàng xóm đang dần dần tập trung khi đang chạy ngang qua sân để đuổi theo một con sóc. Bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi đứng lên, như thể vừa trút được một trọng lượng khổng lồ trên vai. Và rồi mọi thứ lại sụp đổ khi bạn nhận ra rằng, phần khó nhất vẫn còn ở phía trước.

Đấy chính là lúc bạn cần tìm ra cách để mọi người tải xuống ứng dụng của bạn.

 

Hàng ngàn dòng mã kia cực kỳ có ý nghĩa với bạn. Có thể đó là rất nhiều chi tiết, nhưng đã được cấu trúc và cụ thể hóa. Tuy nhiên, sự trừu tượng trong việc tìm ra đúng người để tải xuống ứng dụng lại nằm ngoài khả năng của bạn, và để lại cho bạn một nhiệm vụ khó khăn phía trước.

Đừng lo. Bạn đã đến đúng nơi rồi. Có thể bạn là người ở trong tình huống được mô tả chính xác ở trên, hoặc có thể bạn đã gặp tình cảnh đó vài tháng trước. Dù bằng cách nào đi chăng nữa, ứng dụng của bạn có thể sử dụng nhiều lượt tải xuống hơn, và bài đăng này ở đây để hướng dẫn bạn xuyên suốt hành trình khám phá cụ thể ứng dụng marketing

Bài viết này sẽ đi qua tất cả các chiến lược và chiến thuật chính tạo mục tiêu cho ứng dụng marketing, những điều mà bạn có thể thực hiện bên ngoài cửa hàng ứng dụng. Mục tiêu của các chiến lược này là để tạo ra khách hàng tiềm năng, và tăng lượt tải xuống cho ứng dụng của bạn. Chúng ta sẽ tìm hiểu 5 đề mục chính: một trang web, phương tiện truyền thông, xã hội, marketing nội dung, và sự ràng buộc.

Vậy thì, bạn còn chờ gì nữa? Hãy bắt đầu thôi nào!

Trang web: Một trung tâm thông tin

Khi nói đến marketing tự nhiên (Organic Marketing), sự tiếp xúc là yếu tố cốt lõi. Nếu bạn có thể nhắm mục tiêu vào đúng nơi, đúng thời điểm, thì điều đó thậm chí còn tốt hơn. Sau cùng thì, tất cả đều bắt nguồn từ việc đưa ứng dụng của bạn ra trước mắt càng nhiều người dùng tiềm năng càng tốt.

Tôi vẫn còn ngạc nhiên, bởi có rất ít ứng dụng có trang web của riêng họ. Web là một trong những nơi hàng đầu mọi người tìm đến để biết thông tin, lời khuyên và sản phẩm. Nếu bạn không có một trang web cho ứng dụng của mình, bạn sẽ bỏ lỡ một cơ hội lớn để tăng cường mức độ tiếp xúc và các lượt tải xuống tự nhiên của ứng dụng.

Trang Web Mở Rộng Phạm Vi Ứng Dụng

Chính xác thì một trang web sẽ hỗ trợ ra sao để giúp ứng dụng của bạn được tải xuống? Đầu tiên, trang web sẽ đưa ứng dụng của bạn đến trước những người dùng tiềm năng đang sử dụng các công cụ tìm kiếm truyền thống - nếu bạn sử dụng các chiến lược SEO - để nhắm vào các từ khóa và cụm từ tìm kiếm cụ thể. Hãy nghĩ đó như một phần mở rộng của phần tìm kiếm trong cửa hàng ứng dụng.

Ví dụ: nếu bạn có một ứng dụng ghi chú, thì tại sao bạn phải giới hạn mình vào quy mô những người đang tìm kiếm các cụm từ liên quan đến “ghi chú” trong cửa hàng ứng dụng, trong khi bạn cũng có thể tiếp cận hàng ngàn người dùng khác đang tìm kiếm cụm từ tương tự trên Google, Bing hoặc Yahoo. (Trong trường hợp bạn băn khoăn, theo Google Keyword Planner, thì “ghi chú” và “ứng dụng ghi chú” được tìm kiếm 3.600 và 1.900 lần hàng tháng.)

Thứ hai, một trang web có thể tạo ra sự tiếp xúc và tài nguyên cho các blogger hoặc nhà báo. Chúng ta sẽ nói chi tiết hơn về vấn đề này sau trong bài viết, nhưng về cơ bản, bạn muốn thông tin về ứng dụng của mình có sẵn cho bất kỳ và tất cả các phương tiện truyền thông có thể, những nền tảng có thể viết một đoạn giới thiệu ngắn liên quan đến ứng dụng của bạn.

Trang web có thể giúp các nhà báo khám phá ứng dụng của bạn (bằng cách đưa ra kết quả tìm kiếm của Google) và cũng có thể là một nguồn thông tin chi tiết có giá trị. Một trang đích tốt sẽ có thể cung cấp cho người viết mọi thứ họ cần biết về ứng dụng của bạn. Nếu bạn có thể giảm thiểu sự rườm rà và tiết kiệm cho các tác giả bước phải tải xuống ứng dụng của bạn, thì khả năng  các tác giả này viết về ứng dụng càng cao.

Đừng quên những điều cơ bản

Hy vọng rằng, bạn đã có một trang web cho ứng dụng của mình, hoặc tin chắc rằng bạn cần phải tạo một trang web. Vậy thì, một số khía cạnh quan trọng cần lưu ý khi tạo một trang web cho ứng dụng của bạn là gì? Chúng ta đã đi qua một vài điều ở trên, chẳng hạn như đảm bảo bạn triển khai các trường hợp SEO tiêu chuẩn, và cung cấp thông tin hữu ích về ứng dụng của bạn, nhưng đây là một vài điều cần lưu ý khi tạo trang web:

Tối Ưu Hóa Điện Thoại: Mặc dù mục đích của việc tạo trang web là đưa ứng dụng của bạn đến với nhiều người hơn, và phần lớn mọi người vẫn lướt web trên các thiết bị không phải di động, hãy đảm bảo bạn có một trang web có thiết kế đáp ứng - hoặc một trang web được tối ưu hóa - cho từng thiết bị di động cụ thể. Cả hai dạng này đều có những mặt tích cực. Các trang web đáp ứng thường được các công cụ tìm kiếm ưa thích, nhưng các trang web được tối ưu hóa cho thiết bị di động lại có xu hướng vận hành tốt hơn. Nếu bạn vẫn không biết phải lựa chọn loại nào, thì hãy xem qua phép so sánh này:

 

Một khía cạnh tiêu cực của những người lướt web trên thiết bị không phải di động, là họ có xu hướng thích tải ứng dụng trực tiếp vào điện thoại hoặc máy tính bảng của họ (thay vì chuyển chúng sang thiết bị di động của họ từ máy tính). Do đó, việc tạo một trang web được tối ưu hóa cho thiết bị di động sẽ dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, giúp bạn tối đa hóa lượt đăng ký cho những người đang lướt web trên thiết bị di động.

Kêu gọi hành động (Call-to-action :CTAs): Có một thực tế đã được chứng minh rằng, việc kêu gọi hành động thông minh hơn (và hơn thế nữa) sẽ cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của bạn. Chính xác thì một lời kêu gọi hành động “thông minh”là gì? Bạn có thể tìm thấy một lời giải thích toàn diện và danh sách các mẹo ở đây, nhưng về cơ bản, bạn muốn CTA của mình chứa đựng những ngôn từ mang lại giá trị rõ ràng và tạo ra cảm giác cấp bách. Đã có quá nhiều trang web ứng dụng có các nút tải xuống chung giống như thế này:

Thay vì các nút được sử dụng nhiều tới mức mọi người đã thấy quen và nhàm chán, hãy tạo một nút CTA nổi bật và thu hút sự chú ý của người dùng. Đừng tạo hình cho nó nhìn giống  một nút tải xuống. Hãy làm nó giống như một nút điều hướng tới thứ gì đó khác mang tính thực thi. .

Nếu bạn có các nút tải xuống chung được hiển thị ở trên, hãy bổ sung chúng bằng một số bản sao có thể thao tác. Ví dụ: Thử thách tập luyện 7 phút, một trong những ứng dụng được trả tiền hàng đầu trong App Store của Apple, có thể có bản sao với nội dung “Bắt đầu tập luyện ngay hôm nay, chỉ trong 7 phút!”

Quan điểm của các CTA này là khiến người dùng suy nghĩ về việc tải xuống ứng dụng của bạn. Một lần nữa, vì họ thích tải ứng dụng trực tiếp vào điện thoại của họ, những yếu tố này sẽ đặc biệt quan trọng trên các trang web di động của bạn. Tuy nhiên, ngay cả đối với những người lướt web trên các thiết bị không phải di động, CTA vẫn sẽ củng cố suy nghĩ và lời nhắc tải xuống ứng dụng của bạn.

Các Video và ảnh chụp màn hình: Video và ảnh chụp màn hình là một cách tuyệt vời để thu hút mọi người tới ứng dụng của bạn trước khi tải xuống. Đây là những yếu tố hoàn hảo để cung cấp cảm giác trải nghiệm ứng dụng của bạn cho người dùng, và chúng cũng khá hữu ích cho các nhà báo nếu họ muốn biết ứng dụng của bạn có thể làm được gì - mà họ không cần phải tải xuống ứng dụng mới biết. Chúng ta sẽ nói kỹ hơn về các chi tiết ở video dưới đây.

Lời chứng thực: Lời chứng thực từ người dùng hiện tại cực kỳ hữu ích cho việc chuyển đổi những người đang dự định tải ứng dụng xuống, nhưng lại chưa thực sự bị thuyết phục. Nhưng xét về đa số, trừ những lời chứng thực đến từ một nguồn được công nhận và đáng tin cậy (ví dụ: chứng thực của người nổi tiếng), thì đây vẫn là thứ không đủ để cung cấp lý do duy nhất cho ai đó cài đặt ứng dụng của bạn.

Nếu bạn có một vài trích dẫn hoặc bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội từ những người dùng hài lòng với ứng dụng của bạn, thì việc đưa chúng lên trang web của bạn sẽ khá ổn. Đừng để những trích dẫn/bài đăng này quá lấn át, nhưng cũng đừng giấu chúng đi. Hãy  đặt một số trích dẫn ngay dưới cạnh của nút CTA gần đó, vì đây là một vị trí khá tốt. Đa dạng hóa các trích dẫn càng nhiều càng tốt, và tìm ra những trích dẫn nêu bật những lý do cụ thể mà người dùng yêu thích ứng dụng của bạn, thay vì chỉ nói chung chung “Ứng dụng này là tuyệt vời!”

Tiện ích mở rộng sản phẩm sáng tạo: Rất nhiều ứng dụng là tiện ích mở rộng, hoặc phần bổ sung, cho các sản phẩm chủ yếu dựa trên web. Tuy nhiên, nếu sản phẩm của bạn bắt đầu và tập trung vào một ứng dụng, hãy xem xét liệu bạn có thể biến trang web thành một phần mở rộng của ứng dụng không.

Chuyển tất cả hoặc một số tính năng của ứng dụng vào trang web của bạn, như ứng dụng nhắn tin GroupMe, là một cách bạn có thể thực hiện cách chuyển đổi này. Hãy sáng tạo lên, và làm cho một cái gì đó thú vị hoặc ngớ ngẩn, điều này sẽ giúp người dùng nhớ đến thương hiệu của bạn sau này, khi họ có thể được ưu tiên tải xuống ứng dụng.

Nói chung, công việc chính của trang web của bạn là khiến người dùng tải xuống ứng dụng của bạn. Dù ứng dụng của bạn là gì, hãy tìm cách khiến người dùng nghĩ rằng “Tôi cần ứng dụng đó ngay lập tức”. Hoặc, tạo một ấn tượng đủ mạnh và đáng nhớ, khi người dùng gặp phải một vấn đề mà chỉ ứng dụng của bạn mới có thể giải quyết được, họ sẽ nghĩ rằng “Ồ, , đúng rồi, tôi có nhớ đến [chèn tên ứng dụng của bạn]. Tôi sẽ tải nó xuống ngay bây giờ đây.”

Làm được việc này không phải dễ, nhưng nếu bạn thành công trong việc tạo ra một trang web tuyệt vời, bạn có thể thấy sự gia tăng rất lớn trong số lượt tải xuống tự nhiên của mình.

Phủ Sóng Truyền Thông: Mục tiêu chính của ứng dụng

Nếu bạn có thể khiến ứng dụng của mình được trở thành ứng dụng nổi bật trên các ấn phẩm truyền thông, thì bạn đã tiến được thêm một bước tới việc gia tăng lượt tải xuống tự nhiên cho ứng dụng của mình rồi. Không giống như một trang web, phạm vi truyền thông không cung cấp một luồng tải xuống dài hạn, ổn định. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nó không có ích. Phủ sóng truyền thông sẽ cực kỳ hữu ích trong việc gi tăng các lượt tải xuống trong thời gian ngắn, với tốc độ cao, thứ sẽ giúp ứng dụng của bạn bằng cách đưa ra định hướng tải xuống trực tiếp, và đưa ứng dụng lên thứ hạng cao hơn trong cửa hàng ứng dụng.

Phủ sóng truyền thông vận hành như một hình thức xác nhận. Nó không chỉ có thể dẫn đến một cú hích lớn trong lượt tải xuống, mà còn có thể cung cấp một sự gia tăng đột biến trong bảng xếp hạng về từ khóa và bảng xếp hạng từ khóa hàng đầu của bạn.

Một trong những yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất tới quyết định thứ hạng của bạn cho các từ khóa và Top Charts (Các biểu đồ hàng đầu) chính là tốc độ tải xuống (số lượt tải xuống ứng dụng của bạn trong một khoảng thời gian ngắn - thường là 48-72 giờ). Việc phủ sóng truyền thông có thể thúc đẩy thứ hạng của bạn trong bảng xếp hạng cửa hàng ứng dụng, thứ mà sau đó có thể gia tăng lượt tải xuống tự nhiên khác.

Một ví dụ về cách làm chủ truyền thông - yếu tố giúp giúp cải thiện thứ hạng và lượt tải xuống của bạn - là Snapchat. Bạn có thể nhớ trong vài tháng trước, vào tháng 11, khi Snapchat từ chối lời đề nghị trị giá 3 tỷ USD từ Facebook. Quyết định này đã thu hút cánh báo chí, và do đó, dẫn đến sự gia tăng về lượt tải xuống ứng dụng.

Bạn có thể thấy điều này ảnh hưởng đến thứ hạng của họ trong Bảng xếp hạng hàng đầu trong các ứng dụng miễn phí dành cho iPhone. Vào đầu tháng 11, họ đứng ở thứ hạng 13. Chỉ vài tuần sau, sau khi câu chuyện được đăng tải trên báo chí, họ đã thăng  hơn 10 hạng, và đứng ở vị trí thứ 2. Điều này đặc biệt ấn tượng bởi vì, khi thứ hạng của bạn càng cao, thì việc tiếp tục tăng tiến trong bảng xếp hạng lại càng khó khăn hơn.

Điều Gì Sẽ Giúp Bạn Phủ Sóng Truyền Thông?

Được phủ sóng ở quy mô lớn không phải là một điều dễ dàng, nhưng có một vài chủ đề liên quan đến các ứng dụng mà dường như được viết nhiều hơn những chủ đề khác. Thay vì chờ đợi một cách thụ động, hãy chủ động tiếp cận các nhà báo với những thông tin và ý tưởng cho những câu chuyện mà họ có thể quan tâm.

Chủ đề đầu tiên thường được đề cập là gây quỹ. Các phương tiện truyền thông thích nói về các ứng dụng (và các công ty nói chung) đang triển khai một chương trình quyên góp mới, bởi điều đó rất cuốn hút, đồng thời tăng tính xác thực cho ứng dụng. Tại thời điểm viết bài này, trang nhất của TechCrunch đang có 6 bài viết về các công ty tổ chức gây quỹ.

Một chủ đề khác mà họ thích đề cập đến là những người gây rối trong ngành. Có phải ứng dụng của bạn đã hoàn toàn thay đổi một ngành công nghiệp truyền thống? Có phải bạn đang thay đổi hiện trạng và thay đổi cách mọi người thường thực hiện một nhiệm vụ theo cách truyền thống không? Các công ty như Uber, đã cách mạng hóa ngành công nghiệp taxi, là những thành công lớn bởi vì, một lần nữa, họ thu hút sự chú ý của người dùng và cung cấp giá trị thông qua một cách làm mới.

Mọi sự thật mà bạn có thể cung cấp cho người dùng đều rất có giá trị. Không, tôi không có ý định nói về cách thu thập thông tin theo phong cách của NSA (Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ - National Security Agency) đâu. Ý tôi ở đây là là đưa ra cái nhìn sâu sắc về hành vi và động lực của người dùng. Ứng dụng của bạn là một phương tiện tuyệt vời trong việc thu thập và phân tích dữ liệu người dùng. Điều gì khiến cho người dùng thấu hiểu bạn? Điều gì đứng đằng sau sự phổ biến của ứng dụng này của bạn?

Bạn nên xem xét điều này để giúp cải thiện sản phẩm của mình, vì vậy đừng ngại, hãy cứ chia sẻ đi. Việc giữ kín công thức bí mật của bản thân rõ ràng là rất quan trọng, nhưng đồng thời, việc cho đi những thứ lặt vặt đôi khi có thể giúp nhiều hơn cả những gì nó có thể gây tổn hại cho bạn về sau.

Yếu tố lớn cuối cùng, được phủ sóng thường xuyên là sự mới lạ. Sự mới lạ không phải lúc nào cũng phải  xuất hiện từ một sản phẩm hoàn toàn mới. Có thể có một cái gì đó độc quyền về cách bạn làm một cái gì đó mà bạn có thể cố gắng công khai.

Mặc dù không phải là một ứng dụng, bài viết này trên Forbes về chương trình HBO mới - True Detective - đã đưa ra một ví dụ tuyệt vời. Trong khi một chương trình truyền hình khác xa với một sản phẩm mới lạ, nhưng cách chương trình được viết và đạo diễn lại thể hiện điều đó. Nó cung cấp cho người viết bài cơ hội để có một cái nhìn khác về một điều gì đó  bình thường. Hãy thử và tìm ra một góc nhìn như thế này trong ứng dụng của bạn, và bắt đầu tiếp cận các nhà văn với câu chuyện về nó.

Dưới đây là một hướng dẫn từ Mashable về cách giúp công tác khởi nghiệp của bạn được phủ sóng bởi các ấn phẩm hàng đầu. Một số lời khuyên quan trọng cần lưu ý bao gồm: một bài diễn thuyết ngắn gọn, chưa được phủ sóng rộng khắp ở đâu khác, và tham dự các sự kiện. Hãy ghi nhớ những điều này khi bạn bắt đầu tiếp cận các nguồn truyền thông khác nhau.

Bạn Nên Nhắm Mục Tiêu Vào Ai?

Đừng giới hạn bản thân khi tìm kiếm người phủ sóng cho ứng dụng của bạn. Tất nhiên, bạn nên đặt kỳ vọng cao và tiếp cận với các nguồn như Mashable, TechCrunch, Forbes, v.v. (Hãy lướt qua tất cả danh bạ mà bạn đang có, để tìm ra bất cứ ai có thể giới thiệu bạn với người đang ở cùng vị trí đó, điều này sẽ làm tăng cơ hội của bạn)

Ngoài ra, đừng né tránh các ấn phẩm và blogger ở quy mô nhỏ hơn. Những yếu tố này có thể có giá trị như nhau, bởi bạn thực sự có thể làm chủ đối tượng mục tiêu. Bằng cách tìm kiếm các blog hoặc ấn phẩm tập trung vào hệ sinh thái ứng dụng chung, hoặc theo chiều dọc cụ thể của bạn, bạn có thể sẽ có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

Hãy nhớ rằng, phủ sóng truyền thông cho ứng dụng của bạn cũng giống như rau chân vịt dành cho Popeye. Nó có thể cực kỳ hữu ích và giúp bạn tăng tốc nhanh chóng, nhưng nó sẽ không duy trì điều đó cho bạn mãi mãi. Hãy liên tục suy nghĩ về các cách khác nhau trên ứng dụng của bạn, và cách bạn có thể xoay chuyển câu chuyện muốn kể. Mặc dù bạn có thể nhìn nhận ra sự thay đổi trong một bản cập nhật đơn giản cho ứng dụng của mình, nhưng sẽ luôn có cách để bạn biến nó thành một thứ đáng tin cậy.

Xã hội hóa: Mở rộng phạm vi của bạn

Có được sự hiện diện xã hội từ lâu đã trở thành một tiêu chuẩn cho hầu hết mọi doanh nghiệp. Khi bàn về các ứng dụng và những lượt tải xuống tự nhiên, thì quá trình xã hội hóa có 2 vai trò chính: (1) khiến người dùng chia sẻ ứng dụng của bạn, và (2) xây dựng thương hiệu và mối quan hệ với người dùng.

1. Chia sẻ là quan tâm

Yêu cầu người dùng chia sẻ ứng dụng của bạn là ưu tiên hàng đầu. Một lần nữa, điều này đóng vai trò vào mục tiêu chính của marketing tự nhiên, đó là đưa ứng dụng của bạn ra trước mọi người. Mạng xã hội cho phép bạn tận dụng kết nối của người khác, tăng theo cấp số nhân của bạn. Đây là cách ứng dụng, Bitstrips, một ứng dụng tạo truyện tranh và hình đại diện mà bạn có thể thấy ở đâu đó trên Facebook, đã đạt mốc 10 triệu người dùng chỉ trong 7 tháng.

Rất ít ứng dụng có một sản phẩm tạo cho người dùng mong muốn chia sẻ một cách tự nhiên. Ngoại lệ cho điều này là các ứng dụng có sức hấp dẫn trực quan cao, là nơi mà người dùng tạo hoặc chỉnh sửa hình ảnh mà họ tin rằng bạn bè của họ sẽ thích. Đối với các ứng dụng như Instagram, Pic Stitch và Bitstrips, thì điều này khá dễ dàng. Sản phẩm của họ có một yếu tố chia sẻ được tích hợp bên trong ứng dụng. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là một ứng dụng như trên, có một vài điều khác bạn có thể làm để giúp thúc đẩy chia sẻ xã hội.

Đầu tiên, và có lẽ là rõ ràng nhất, hãy tích hợp các nút chia sẻ ở nhiều nơi nhất có thể. Hãy cho người dùng biết rằng họ có thể chia sẻ. Làm cho các nút chia sẻ ấy thật rõ ràng, nhưng đừng nổi bật. Khi nói vậy, ý tôi là đừng giấu chúng ở một góc mà người dùng có thể dễ dàng bỏ sót, nhưng cũng đừng làm cho chúng lớn đến mức người dùng khó nhìn thấy những thông tin khác. Hãy nghĩ như thế này: Nếu các nút có thể nói chuyện, họ sẽ nói, “Này, bạn thân, tôi sẽ ở đây nếu bạn cần tôi, nhưng đừng cảm thấy tồi tệ nếu bạn không muốn sử dụng tôi.”

Một cách hiệu quả khác để thúc đẩy chia sẻ, là để người dùng đăng ký bằng tài khoản truyền thông xã hội của họ. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng việc đăng ký không hoàn toàn cần thiết, thì trong hầu hết các trường hợp, người dùng nên tạo một số loại tài khoản với bạn trước khi bắt đầu sử dụng ứng dụng của bạn. Điều này cho phép bạn truy cập vào chúng ngoài ứng dụng, và cung cấp cho bạn thông tin về người dùng. Nếu ai đó đã chủ động tải xuống ứng dụng của bạn, thì họ đã đủ hứng thú với ứng dụng của bạn rồi, và họ sẽ không ngại tạo thêm tài khoản đâu.

Liên kết với phương tiện truyền thông xã hội sẽ cung cấp cho họ cách thức đăng ký nhanh chóng và dễ dàng, đồng thời thúc đẩy việc chia sẻ liền mạch khi họ đang sử dụng ứng dụng của bạn. Sau đó, bạn có thể quyết định xem bạn có muốn tự động đăng lên tài khoản của ai đó như Spotify hay không, hoặc nếu bạn muốn ít lạm quyền hơn và cho phép họ tự quyết định thời điểm đăng bài. Tôi sẽ bàn về chuyện này sau. Rất ít ứng dụng có thể thoát khỏi việc đăng bài tự động mà không làm mất lòng tin của người dùng. Và việc đưa ra cách để đăng ký mà không cần sử dụng phương tiện truyền thông xã hội cũng quan trọng không kém.

Facebook là mạng truyền thông xã hội phổ biến nhất trong việc dùng tài khoản để đăng nhập. Dù vậy, bạn vẫn muốn cung cấp nhiều tùy chọn cho người dùng. Việc sử dụng tài khoản Google sẽ nhanh chóng trở nên phổ biến, và các loại hình kinh doanh khác nhau sẽ thúc đẩy các tùy chọn phương tiện truyền thông xã hội nhất định. Ví dụ: Yahoo là hình thức đăng nhập xã hội phổ biến thứ ba cho các thương hiệu tiêu dùng, và LinkedIn là hình thức phổ biến thứ hai cho các công ty B2B (Business-to-Business). Bạn có thể tìm thấy thông tin chi tiết hơn về mức độ phổ biến đăng nhập xã hội cho các ngành dọc cụ thể tại đây.

Tạo Ưu Đãi Cho Việc Chia Sẻ

Như hầu hết các ưu đãi, có hai chiến thuật chính để khiến người dùng chia sẻ qua phương tiện truyền thông xã hội: bạn có thể treo một củ cà rốt trước mặt họ, hoặc đánh họ bằng một cây gậy. Rất nhiều ứng dụng và công ty thưởng cho mọi người vì đã chia sẻ; ví dụ: giảm giá để có được lượt đăng ký từ bạn bè. Đây sẽ là phương pháp cà rốt. Khuyến khích người dùng chia sẻ bằng cách thưởng cho họ những thứ như quyền truy cập hạn chế vào phiên bản cao cấp của sản phẩm của bạn.

Nếu bạn không có bất kỳ ưu đãi nào có thể cung cấp trong sản phẩm thực tế của mình, hãy thử hợp tác với một công ty để cung cấp ưu đãi giảm giá, hoặc phiếu giảm giá cho sản phẩm của họ. Có thể phần lớn người dùng của bạn rơi vào một nhân khẩu học cụ thể mà một công ty sẽ thích truy cập. Ví dụ, nếu bạn là một ứng dụng liên quan đến việc tập thể hình cho phái nữ, hãy khám phá các cuộc trò chuyện với Lululemon (hoặc tốt hơn là một trong những đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn của họ) để cung cấp cho người dùng của bạn một số tiền bồi thường.

Ngoài ra, còn có một thứ mà người ta gọi là phương pháp kết dính. Thông thường, điều này sẽ đòi hỏi hình phạt hoặc đe dọa trừng phạt như một  động lực. Tuy nhiên, trong bất kỳ tình huống nào liên quan đến khách hàng hoặc người dùng, hẳn bạn sẽ không muốn “trừng phạt” họ. Thay vào đó, hãy để cơ hội chia sẻ một cái gì đó thay thế cho một lựa chọn được coi là tồi tệ hơn, thay vì có ý định sử dụng một “hình phạt”

Mặc dù khá rủi ro, nhưng phương pháp này lại có thể cực kỳ hiệu quả. Đây là những gì Candy Crush Saga, ứng dụng có doanh thu hàng đầu trong cửa hàng ứng dụng, đã làm được. Khi có ai đó chơi hết mạng, họ hoặc phải hỏi bạn bè để có thêm mạng, hoặc phải mua chúng bằng tiền thật. Đối với Candy Crush, đó là một tình huống đôi bên cùng có lợi. Họ hoặc nhận được tiền, hoặc sẽ được chia sẻ trò chơi của mình qua mạng xã hội. Đối với người dùng, họ chỉ cần chọn ít hơn hai lựa chọn,  và họ sẽ tự xác định điều đó.

Bạn phải rất cẩn thận nếu quyết định đi theo phương pháp kết dính. Lý do Candy Crush Saga có thể thực hiện điều này là vì họ có một sản phẩm cực kỳ gây nghiện và tương đối độc đáo. Họ không hề nói về cách thức hoạt động của mình, cho đến khi người dùng mắc câu và đầu tư vào ứng dụng. Và, mặc dù có những trò chơi tương tự khác ngoài kia, nhưng một người dùng vẫn sẽ không thể rời bỏ và thay thế Candy Crush bằng một trò chơi giống hệt như nó.

Nếu trong ứng dụng của bạn có yếu tố gây nghiện hoặc cạnh tranh, bạn có thể muốn thử phương pháp này. Tuy nhiên, đừng nói hết mọi thông tin ra từ đầu. Hãy cho người dùng thời gian làm quen, và sau đó cho họ với tùy chọn trong việc chia sẻ (không có ý chơi chữ gì ở đây cả).

Nếu ứng dụng của bạn dễ dàng được thay thế bằng một sản phẩm tương tự, thì sử dụng phương pháp cà rốt sẽ khá phù hợp. Ví dụ: nếu Uber cố gắng “phạt” người dùng vì đã không chia sẻ chuyến đi của mình, thì sẽ rất nhiều khách hàng của họ chuyển sang Lyft. Tuy nhiên, nếu họ cung cấp phiếu giảm giá miễn phí để chia sẻ qua mạng xã hội, thì không chỉ người dùng có nhiều khả năng chia sẻ, mà các phiếu giảm giá sẽ giúp xây dựng nên lòng trung thành, và lặp lại chu kỳ kinh doanh.

Những Loại Nội Dung Bạn Nên Chia Sẻ Là Gì?

Bạn phải nhớ rằng, mỗi mạng xã hội là một phần mở rộng của người sở hữu nó. Điều này tạo ra một thách thức, vì không có loại nội dung bao quát nào mà mọi người sẵn sàng chia sẻ cả.

Nếu ứng dụng của bạn có một số yếu tố được tích hợp, trong đó giúp thúc đẩy chia sẻ một cách tự nhiên, thì công việc của bạn đã hoàn thành. Bạn không cần phải nghĩ gì về việc chia sẻ cả, vì bạn đã làm điều đó rồi. Tất cả những thứ bạn cần làm là khiến cho việc chia sẻ có thể dễ dàng truy cập thông qua nút CTA phù hợp.

Hãy nhớ rằng, mục tiêu cuối cùng là để có được lượt tải xuống ở chất lượng cao. Hãy ghi nhớ điều này khi nghĩ về những gì người dùng của bạn sẽ viết lên mạng xã hội của họ. Dưới đây là một số loại nội dung bạn có thể chia sẻ để giúp tăng lượt tải xuống:

Nội dung có “Giá trị gia tăng”: Loại thông điệp này sẽ cho mọi người biết giá trị chính xác mà ứng dụng của bạn bổ sung vào. Mặc dù tất cả các loại nội dung sau đây đều thực hiện theo cách này, nhưng trong trường hợp này, tôi đang đề cập đến cách bạn có thể tiết kiệm cho người dùng tiền bạc, thời gian hoặc nỗi đau. Mặc dù hiệu quả, nhưng điều này thường bị người dùng coi là quảng cáo, đồng  nghĩa với việc họ có thể không muốn chia sẻ nó.

Hiệu quả nhất là hãy áp dụng nội dung này kết hợp với phương pháp cà rốt hoặc cây gậy. Mặc dù số người chia sẻ loại nội dung này có thể không nhiều, nhưng lại có khả năng dẫn đến nhiều lượt tải xuống hơn, vì bạn đang tạo ra một lời khuyến khích rõ ràng và có thể định lượng cho bất kỳ ai nhìn thấy thông điệp.  Một câu gì đó kiểu như “Bạn có thể tiết kiệm 50 đô la trên X bằng cách sử dụng ứng dụng của chúng tôi ngay hôm nay!”. sẽ tạo ra một giá trị cụ thể cho bất kỳ người dùng tiềm năng nào.

Nội Dung Mang Tính “Tiết Lộ” : Loại thông điệp này khá tuyệt cho các ứng dụng có thể thích hợp hoặc trừu tượng hơn. Tại đây, bạn muốn chia sẻ tổng quan hoặc chức năng chung của ứng dụng. Ví dụ: giả sử bạn có một ứng dụng thích hợp có tên Antiqueify, có thể tìm thấy tất cả các cửa hàng đồ cổ trong một thành phố nhất định. Rất có thể, nếu bạn có những người sử dụng một ứng dụng cụ thể và thích hợp như vậy, họ có thể có những người bạn trong mạng lưới quan hệ của họ, những người chia sẻ tình yêu của họ với đồ cổ.

Mọi người sẽ sẵn sàng đăng tải thông tin này, vì chia sẻ một ứng dụng hữu ích lên mạng sẽ làm tăng giá trị cảm nhận của họ. Nếu bạn khiến những người dùng đó chia sẻ một cái gì đó giống như ”Tôi vừa tìm thấy bảng tính thế kỷ 19 tuyệt vời này bằng cách sử dụng Antiqueify”, thì bạn bè của người dùng có chung niềm đam mê đó có thể thấy nó và nghĩ rằng “Tôi không hề biết rằng có một ứng dụng để làm được điều đó! Thật tuyệt vời!” Và đó, bạn đã có thêm một người dùng khác tải xuống ứng dụng của bạn rồi.

Nội Dung “Tôi Cũng Thế”: Điều này tương tự với nội dung “tiết lộ”, nhưng nó đi sâu hơn vào các tính năng của ứng dụng. Nó cũng có thể được áp dụng cho các ứng dụng không thích hợp. Khi được chia sẻ, loại thông điệp này khiến người dùng nghĩ rằng “Ồ, tôi cũng thích nó!” Đây là một loại nội dung tốt để chia sẻ, nếu người dùng đã liên kết tài khoản xã hội của họ với ứng dụng của bạn, và bạn đã quyết định tự động đăng bài cho họ (trừ khi họ từ chối).

Lấy một ví dụ, một ứng dụng âm nhạc như Spotify. Thay vì người dùng chia sẻ rằng họ chỉ nghe nhạc trên Spotify, họ chia sẻ các bài hát cụ thể mà người dùng hiện tại đã nghe. Khi mọi người thấy John vừa nghe “Roar” của Katy Perry, họ có thể nói rằng “John thích bài hát đó sao? Tôi cũng vậy! Tôi có thể nghe nó trên Spotify!”

Ok, có lẽ đó là một lựa chọn tồi cho một bài hát, và có lẽ mọi người sẽ không suy nghĩ như vậy. Nhưng bạn hiểu vấn đề ở đây là gì rồi đấy. Hãy tìm một thứ gì đó cụ thể mà người dùng của bạn có thể chia sẻ, để bất kỳ ai trong mạng lưới của họ cũng có thể quan tâm đến việc đó, sẽ biết nơi họ có thể làm điều tương tự.

Nội Dung “Thúc Đẩy”: Loại nội dung này khiến bạn bè của người dùng trở nên có động lực để hoàn thành một nhiệm vụ hoặc hành động, và hy vọng muốn sử dụng ứng dụng của bạn. Một cách tuyệt vời để làm điều này là thông qua cạnh tranh. Đăng tải thành tích hay điểm số cao của ai đó có thể thúc đẩy người khác thử và đánh bại họ.

Bạn cũng có thể thử nghiệm các chuyến đi tội lỗi đầy động lực. Đây là  nơi mọi người nhìn thấy một cái gì đó mà người dùng của bạn đã làm trên ứng dụng của bạn, như hoàn thành một buổi tập luyện hoặc nấu một bữa ăn lành mạnh, mà người xem biết rằng họ nên tự làm. Hầu hết người dùng của bạn sẽ sẵn sàng chia sẻ thông tin này, vì nó biểu thị thành công hoặc thành tích từ phía họ. Do đó, một củ cà rốt hoặc một cây gậy không nhất thiết cần thiết cho nội dung như thế này. Chỉ cần một nút CTA đơn giản là ổn.

Nội Dung Khiến Bạn Phải Thốt Lên “Ooh-aah” : Bạn cũng có thể gọi nội dung này là “ghen tị”. Bạn muốn làm cho người dùng tiềm năng mong muốn tham gia vào một nhiệm vụ, hoặc hoàn thành một hành động có thể được thực hiện bằng ứng dụng của bạn. Điều này đặc biệt hiệu quả trong các trò chơi.

Lấy ứng dụng Heads Up làm ví dụ. Đây là một trò chơi được tạo ra bởi Ellen DeGeneres,  một người sẽ đưa điện thoại lên trán với một từ trên màn hình. Những người khác sau đó cung cấp cho người dùng đó manh mối và cố gắng để anh ta hoặc cô ta đoán từ đó, và cho họ thấy họ có thể tiếp thu được bao nhiêu từ khóa khi cùng làm việc nhóm trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi họ đang chơi trò chơi, ứng dụng sẽ ghi lại một video mà người dùng có thể chia sẻ. Khi một người dùng tiềm năng nhìn thấy điều này, họ có thể nghĩ rằng “Ooh-aah, nhìn có vẻ vui đấy! Tôi sẽ tải xuống ứng dụng để tôi có thể làm điều đó!”

2. Xây dựng mối quan hệ

Tác dụng lớn thứ hai của phương tiện truyền thông xã hội là phát triển mối quan hệ với khách hàng của bạn. Sử dụng các phương tiện như Facebook hoặc Twitter để trả lời câu hỏi của người dùng và giúp giải quyết vấn đề của họ. Ngay cả khi bạn chỉ là một nhóm nhỏ gồm một hoặc hai người, bạn vẫn nên theo dõi thường xuyên các mạng xã hội của mình để biết các vấn đề tiềm ẩn mà người dùng có thể gặp phải.

Đây cũng là một cách tuyệt vời để bạn chia sẻ nội dung của người dùng. Bạn có thể sử dụng mạng xã hội ứng dụng của bạn giống như cách bạn sử dụng lời chứng thực trên trang web của mình. Hãy tìm những ví dụ về những người khen ngợi ứng dụng của bạn, hoặc chia sẻ những điều thú vị mà họ đã thực hiện khi sử dụng ứng dụng đó, và “thích” hoặc chia sẻ những điều này trên tài khoản của bạn. Điều này sẽ không chỉ cung cấp cho những người theo dõi hiện tại của bạn những ứng dụng hữu ích và thú vị, mà nó sẽ củng cố hành vi ban đầu của người dùng.

Bạn cũng nên chia sẻ những tin tức lớn trong ngành có thể liên quan đến ứng dụng của bạn. Trọng tâm chính của tài khoản của bạn rõ ràng phải là ứng dụng của bạn, nhưng nếu bạn có thể chia sẻ thông tin có liên quan mà những người theo dõi của bạn thích, điều đó sẽ giúp giữ sự chú ý của họ bởi vì bài đăng của bạn sẽ không thể đoán trước được điều gì cả.

Tôi sẽ kết thúc mục xã hội hóa với một mẹo cuối cùng. Nếu bạn đang sử dụng Android, hãy chắc chắn yêu cầu người dùng +1 ứng dụng của bạn trong Google Play. Nhận +1 cho ứng dụng của bạn sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn trong cửa hàng Google Play. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các mạng lưới mà bạn đang hoạt động. Twitter và Facebook là phổ biến nhất, nhưng Vine và Instagram có thể là các tùy chọn khả thi tùy thuộc vào loại nội dung bạn đang đăng.

Marketing nội dung: Tạo lập mồi nhử

Marketing nội dung là tất cả về việc truyền bá từ ứng dụng của bạn và thuyết phục mọi người tải xuống. Bạn muốn nội dung của bạn có sức thuyết phục, có thể được chia sẻ, và có tính hấp dẫn. Nội dung sẽ len lỏi vào các khía cạnh khác trong quá trình marketing của bạn, như trang web và các chiến lược xã hội của bạn, vì vậy, đây là một phần rất quan trọng để tập trung vào.

Blog

Khi nói đến marketing nội dung, viết blog thường được coi là cách hiệu quả nhất để thúc đẩy tải xuống không giới hạn.Tuy nhiên, đối với một ứng dụng, viết blog có vai trò hơi khác so với một trang web. Nếu bạn có một trang web, blog rất quan trọng vì chúng giúp thúc đẩy lưu lượng truy cập đến trang web của bạn, đó là đích đến cuối cùng mà bạn mong muốn.

Tuy nhiên, đối với một ứng dụng, cửa hàng ứng dụng, chứ không phải trang web, là điểm đến cuối cùng mà bạn mong muốn (một lần nữa, vì mọi người thích tải xuống ứng dụng trực tiếp từ cửa hàng ứng dụng trên thiết bị di động của họ). Bạn hẳn sẽ muốn ghi nhớ điều này khi viết nội dung của bạn. Hãy đảm bảo bao chứa các chủ đề về các cách sử dụng khác nhau cho ứng dụng của bạn, hoặc nỗi đau chung mà ứng dụng của bạn có thể  giải quyết.

Có phải mọi ứng dụng đều cần một blog không? Không, không nhất thiết. Nếu chiều dọc của bạn không có lợi cho việc tạo ra nhiều nội dung, thì đừng tự buộc mình làm điều đó.

Bài đăng của khách rất quan trọng và nên được sử dụng để truyền bá về ứng dụng của bạn. Tận dụng người dùng hiện tại của các blog khác để tận dụng lợi thế của bạn. Bạn có thể tiếp cận các blog khác với cùng loại nội dung mà tôi đã đề cập trong các phần phủ sóng truyền thông và xã hội.Tuy nhiên, vì các blog có xu hướng cụ thể cho một phân khúc thích hợp, bạn nên điều chỉnh nội dung của mình theo blog cụ thể. Hãy tìm các bài viết và chủ đề phổ biến trên trang web, và viết các bài đăng gắn các chủ đề đó và ứng dụng của bạn với nhau.

Ví dụ, cứ cho là bạn có một ứng dụng nấu ăn không chỉ mang đến những công thức tuyệt vời, mà còn có thể gợi ý những địa điểm tốt nhất và rẻ nhất ở địa phương để mua nguyên liệu. Một ngày nọ, giả sử bạn tình cờ xem blog và diễn đàn nấu ăn, và nhận thấy dường như có một số bài viết về việc các thành phần chất lượng tốt nhất được định giá quá cao.

Bạn có thể sử dụng kiến ​​thức và hiểu biết của mình và viết về cách mà điều đó thực sự không đúng, và mọi người có thể tìm thấy các thành phần chất lượng rất cao với giá rẻ nếu họ biết đúng nơi để tìm. Ồ, nhân tiện, có một ứng dụng để làm điều đó.

Các bài đăng của bạn không nên nhìn giống như quảng cáo trắng trợn cho ứng dụng của bạn, mà nên giải quyết vấn đề chung mà bạn đang cố gắng giải quyết (đồng thời trình bày ứng dụng của bạn như một giải pháp khả thi). Ứng dụng ấy cũng có thể hữu ích khi đề xuất các cách khác để giải quyết vấn đề, đặc biệt nếu ứng dụng của bạn là lựa chọn tốt nhất và dễ nhất trong tất cả.

Các Video

Bạn đã nghe câu nói “một bức ảnh đáng giá 1.000 từ”. Với logic đó, bạn có thể tiếp nhận được 24.000 từ trong một giây của video (giả sử bạn đang quay ở tốc độ 24 khung hình/giây). Video và đoạn giới thiệu cho ứng dụng của bạn có thể là một nguồn nội dung tuyệt vời. Chúng rất dễ dàng chia sẻ, hấp dẫn hơn văn bản, và cho bạn cơ hội để cung cấp bản demo và lời quảng cáo trong thang máy, tất cả ở một nơi.

Hai điều quan trọng nhất cần nhớ khi tạo video là giữ cho chúng thật ngắn (trong khoảng 1-2 phút) và đảm bảo hiển thị trải nghiệm người dùng (UX) trong thực tế. Hãy bao chứa tất cả các yếu tố cần thiết trong ứng dụng của bạn, và chỉ ra cách mà nó có thể giúp giải quyết vấn đề. Ngoài ra, quá trình sáng tạo là tùy thuộc vào bạn. Dưới đây là một số loại video bạn có thể thực hiện:

Thử nghiệm: Video đơn giản nhất để thực hiện là hãy mô tả trực tiếp sản phẩm của bạn. Đưa người dùng tiềm năng của bạn đi qua các tính năng chính của ứng dụng. Việc thêm một câu chuyện vào các video này cũng sẽ rất hữu ích, điều này thực sự đảm bảo người dùng hiểu được toàn bộ giá trị ngoài những gì họ có thể thấy. Hãy làm nổi bật giá trị nội tại mà ứng dụng của bạn thêm vào cuộc sống của họ.

Dưới đây là một ví dụ về một video thử nghiệm tốt mà bạn bè của chúng tôi tại Apptamin đã thực hiện cho Wine Enthusiast.

Ứng dụng Vào Thực Tiễn: Đây là một loại video phổ biến khác. Nó cũng cung cấp một bản thử nghiệm của ứng dụng, nhưng điểm khác là đóng khung nó trong một tình huống thực tế. Những video này thường cho thấy một người thực tế sẽ sử dụng ứng dụng như thế nào. Mặc dù đôi khi rất khó để thể hiện ra từng tính năng, nhưng đây là những tính năng tuyệt vời để cung cấp một bức tranh về giá trị tổng thể mà ứng dụng của bạn có thể thêm vào, cùng với một vài tính năng chính.

Đây là một video Snapchat được thực hiện để làm nổi bật một tính năng mới cụ thể của ứng dụng của họ có tên là Story (Câu chuyện).

Hướng dẫn: Thật thú vị, một trong những loại video được xem nhiều nhất có thể là hướng dẫn trợ giúp cho ứng dụng của bạn. Những hướng dẫn này áp dụng gần như chỉ cho các trò chơi; tuy nhiên, bạn có thể sáng tạo và áp dụng nó cho các loại ứng dụng khác. Ví dụ: một ứng dụng nấu ăn, có thể tạo một video hướng dẫn về cách làm nên một công thức được tìm thấy trong ứng dụng.

Một điều tuyệt vời ở đây là người dùng thường tự tạo video, và bạn đỡ được rất nhiều việc. Điều này không có nghĩa là bạn có thể tạo ra chúng, nhưng bạn có thể tìm thấy những người khác đã tạo ra và sử dụng nội dung cho chính mình. Hãy đăng chúng trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc trên trang web của bạn. Điều này sẽ khuyến khích những người dùng khác tạo ra chúng, đồng thời, sẽ rất tuyệt vời trong việc giúp giải quyết những điểm đau của người dùng nếu họ có thể hoàn thành một nhiệm vụ nhất định.

Story: Một phong cách khác của video là một câu chuyện kết thúc bằng việc trình bày ứng dụng của bạn. Loại video này không làm nổi bật các tính năng cụ thể của ứng dụng của bạn, hoặc thậm chí không đi sâu vào chi tiết về những gì ứng dụng vận hành. Thay vào đó, nó kể một câu chuyện hấp dẫn và  thu hút người dùng ở mức độ cảm xúc. Sau khi câu chuyện kết thúc, bạn sẽ giới thiệu ứng dụng của mình. Điều này bổ sung thêm một yếu tố huyền bí, cùng với kết nối cảm xúc, và có thể dẫn đến việc người dùng muốn tìm hiểu thêm về ứng dụng của bạn.

Chipotle đã rất thành công khi áp dụng phương pháp này vào một trò chơi mà họ thực hiện. Họ đã phát hành nó cùng với một video - video này cuối cùng đã lan truyền rộng rãi. Họ chỉ hiển thị khoảng 5 giây của ứng dụng thực tế vào cuối video, nhưng video này đã có hơn 11 triệu lượt xem trên YouTube. Ứng dụng của họ ngay lập tức lọt vào Top 10 trong danh mục Trò chơi và Top 25 trong số tất cả các ứng dụng miễn phí trên iPhone.

Nội dung là một cách tuyệt vời để sử dụng sự sáng tạo của bạn, từ đó thúc đẩy nhu cầu sử dụng ứng dụng của bạn. Thực sự không có giới hạn hay quy tắc cứng nào về những gì sẽ hoặc sẽ không hiệu quả. Những lời khuyên trên là một vài gợi ý, nhưng có một tấn cơ hội khác cho sự tự do, sáng tạo và đổi mới khi nói đến khía cạnh marketing nội dung.

Nếu bạn định làm một video, tôi khuyên bạn nên thực hiện nó một cách chuyên nghiệp, trừ khi bạn đã có kinh nghiệm từ trước. Kết quả sẽ tự động được trả về trong vài tháng. Bên cạnh đó, việc tạo một video chất lượng kém có thể gây hại nhiều hơn là giúp ích. Nếu bạn đang tìm kiếm ai đó, bạn bè của chúng tôi tại Apptamin có rất nhiều kinh nghiệm để tạo ra những video tuyệt vời.

Số tương tác: Gián tiếp tăng lượt tải xuống của bạn

Mặc dù đây có thể không phải là điều đầu tiên bạn nghĩ đến khi nói về marketing tự nhiên, nhưng số tương tác là rất quan trọng. Mặc dù không phải là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định thứ hạng của bạn trong cửa hàng ứng dụng, nhưng nó vẫn có vai trò riêng. Việc tương tác cũng tương tự như xây dựng liên kết trong SEO; càng có nhiều người dùng mở và tương tác với ứng dụng của bạn, thì ứng dụng đó càng đáng tin cậy, và thứ hạng sẽ càng cao.

Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của bạn trong cửa hàng ứng dụng, số tương tác có thể có tác động gián tiếp. Nó có thể giúp tăng xếp hạng và đánh giá của bạn (cũng giúp tăng thứ hạng của bạn trong cửa hàng ứng dụng), và có thể tăng số lượng người dùng chia sẻ ứng dụng của bạn trên mạng xã hội, đồng thời tăng lượt tải xuống của bạn từ việc truyền miệng.

Lập chỉ mục ứng dụng

Lập chỉ mục ứng dụng, một tính năng dành cho Android Kit Kat, cho phép bạn nhắm mục tiêu theo một cách mới vô cùng tuyệt vời. Lập chỉ mục ứng dụng là một công cụ thay đổi tình thế,, và cho phép ứng dụng của bạn hiển thị trong tìm kiếm của Google (trên thiết bị di động) với một liên kết sâu đến một phần cụ thể của ứng dụng. Người bình thường (ở Hoa Kỳ) có 41 ứng dụng được cài đặt, và rất nhiều lần, họ có nhiều ứng dụng thực hiện cùng một chức năng.

Quay trở lại ví dụ về ứng dụng nấu ăn, nếu người dùng đã cài đặt ứng dụng của bạn và tìm kiếm “công thức làm mì ống” trên Google (công cụ tìm kiếm truyền thống vẫn là nơi đầu tiên mọi người tìm đến khi cần tìm kiếm thứ gì đó trên web), bạn có thể liên kết sâu tới công thức mì ống cụ thể và đưa người dùng trở lại ứng dụng của bạn. Quá tuyệt!

Nếu bạn có một ứng dụng trên Android, bạn nên tận dụng 100% lợi thế của việc lập chỉ mục ứng dụng. Tính năng Spotlight của Apple có thể được sử dụng theo cách tương tự, mặc dù chưa đến mức tương tự như thế...

Thông báo đẩy

Thông báo đẩy là một cách tuyệt vời khác để chủ động giữ người dùng tương tác với bạn. Một trong những điều đầu tiên mà hầu như bất kỳ ứng dụng nào bạn tải xuống cũng làm, là xin phép gửi thông báo cho bạn. Khi tôi viết bài này, tôi vừa nhận được một thông báo từ Cut The Rope, nhắc nhở tôi rằng tôi vẫn còn nhiều ván để chơi.

 

Bạn có thể sử dụng thông báo đẩy để cập nhật cho người dùng về ứng dụng của mình, thông báo cho họ khi có gì đó thay đổi, khi một người bạn đã tham gia ứng dụng và hơn thế nữa. Bất cứ điều gì bạn nghĩ rằng người dùng sẽ thấy đủ thú vị để quay lại ứng dụng của bạn đều có thể được nêu ra.

Ba trong số những điều quan trọng nhất cần lưu ý khi tạo và gửi thông báo đẩy là mức độ liên quan, giá trị, và kiểm soát. Bạn muốn mọi thông báo đều có liên quan đến người dùng để nó không bị xem là spam.

Mặc dù thông báo đẩy có thể cực kỳ hữu ích, nhưng nếu  thực hiện sai cách hoặc quá thường xuyên, chúng có thể dẫn đến những cảm xúc tiêu cực đối với ứng dụng của bạn. Hãy tìm những thời điểm mà bạn có thể bổ sung giá trị vào các thông báo. Bạn đang chạy một ưu đãi đặc biệt hoặc cung cấp giảm giá? Đây sẽ là một cơ hội tuyệt vời để sử dụng một thông báo. Người dùng sẽ đánh giá cao việc được thông báo về giá trị mà ứng dụng của bạn có thể mang lại.

Ngoài ra, hãy làm cho thông báo có thể chỉnh sửa trở nên dễ dàng để tìm và sử dụng. Cung cấp khả năng tùy chỉnh thông tin mà bạn có thể chia sẻ với họ, và tần suất bạn có thể chia sẻ thông tin đó. Tốt hơn là gửi cho ai đó ít thông báo mà họ thực sự quan tâm, hơn là khiến họ choáng ngợp bằng những thông báo đẩy liên tục mà không đem lại giá trị gì.

Nếu bạn đang tìm kiếm một dịch vụ để giúp bản thân tận dụng tối đa các thông báo đẩy, hoặc chỉ muốn một số thông tin tuyệt vời hơn, hãy tham khảo Urban Airship.

Trở Nên Lỗi Thời với Email

Đừng bỏ qua sức mạnh của marketing qua email cho ứng dụng của bạn. Điều này có thể được sử dụng theo những cách tương tự để đẩy thông báo, nhưng cũng cho phép bạn tiếp cận người dùng thông qua các kênh khác ngoài màn hình chính hoặc trung tâm thông báo của điện thoại của họ.

Hãy đảm bảo thiết kế email của bạn trông thật đẹp mắt trên thiết bị di động, và việc gửi cho mọi người thông tin hữu ích và có liên quan sẽ khuyến khích họ sử dụng ứng dụng của bạn. Có một lời kêu gọi hành động, và nhắc người dùng hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ: nếu bạn có một ứng dụng thể thao, hãy để email cập nhật điểm số của trò chơi vào ngày hôm đó, và nhắc họ xem các khoảnh khắc nổi bật của trận đấu, và các số liệu thống kê cụ thể trong ứng dụng của bạn.

Số tương tác là một phần trung tâm trong việc tạo ra một ứng dụng tốt. Khách hàng của bạn càng gắn bó, họ càng hạnh phúc với sản phẩm của bạn. Bạn có thể có một ứng dụng tuyệt vời, và đã có những người dùng hoạt động thực sự, nhưng điều đó không có nghĩa là không cần cải tiến thêm. Sử dụng một vài phương pháp ở trên để cải thiện sự tương tác cho ứng dụng của bạn, đồng thời tăng lượt tải xuống tự nhiên trong quy trình này.

Và nền tảng được thiết lập

Dù không phải là một con đường dễ đi, nhưng ít nhất thì giờ bạn đã có một bản đồ. Những biện pháp đo lường tự nhiên này là nền tảng cho marketing ứng dụng của bạn một cách tự nhiên. Có rất nhiều chiến dịch và chiến thuật marketing bổ sung mà bạn có thể thử, không phải trả tiền hoặc phải trả tiền, nhưng đây sẽ là nền tảng cho bạn bắt đầu tạo ra khách hàng tiềm năng. Chỉ cần nhớ hãy cẩn thận trong từng bước thực hiện, và rồi đặt mắt theo dõi ngay khi xuất hiện những lượt tải xuống đầu tiên.

Nguồn : "Theo SAGA.VN"
Thúy Đào
Thúy Đào