Chúng ta chỉ có một khoảng thời gian giới hạn để chuyển từ năng lượng bẩn sang năng lượng xanh. Chúng ta không thể nhờ cậy vào các chính phủ liên bang trong việc thúc đẩy chuyển đổi năng lượng này - đặc biệt không phải ở Hoa Kỳ, nơi đang tích cực chống lại việc áp dụng nguồn năng lượng xanh quy mô lớn. Phần lớn những tiến bộ mà chúng ta thấy từ trước đến nay đều đến từ những người mua năng lượng từ các công ty lớn, họ cần nguồn năng lượng không chứa carbon. Có một động lực sinh thái, nhưng nó cũng được thúc đẩy bởi mong muốn giảm chi phí và khả năng dự đoán chi phí cao của các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời.
Khách hàng lớn nhất của công ty là các tập đoàn công nghệ lớn - những doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào mạng lưới trung tâm dữ liệu lớn trên toàn cầu, lưu trữ và phục vụ hầu hết các nội dung kỹ thuật số trên Internet: video và phim, trang web, kết quả tìm kiếm. Và không có gì ngạc nhiên rằng: Google là một nguồn năng lượng khổng lồ, nhưng hiện cũng là công ty mua năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới, dưới nhiều hình thức khác nhau - trên 3 gigawatt - theo một báo cáo vào tháng 3 của Bloomberg New Energy Finance. (Bài viết về Fast Company đặc biệt này đến với bạn thông qua một máy chủ được lưu trữ bởi Amazon Web Services, nhà cung cấp đám mây lớn nhất thế giới, và đứng thứ 2 trong danh sách của Bloomberg; Microsoft, Apple và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ lọt vào top 5 hiện tại.)
Với việc mua năng lượng tái tạo tới một mức đáng kể, Google cho biết: hiện tại, lượng năng lượng này vừa vặn với tổng nguồn năng lượng sạch mà công ty đã dùng. Nhưng khi bạn nghe một công ty như Google nói rằng, “Chúng tôi sử dụng 100% năng lượng tái tạo”, nó thường có nghĩa là, theo tính cân đối, mua thật nhiều năng lượng sạch, tái tạo được (gió, mặt trời, ...) để bù cho việc tiêu thụ nguồn năng lượng ô uế, không thể tái tạo (than, khí tự nhiên, ...) trong một năm nhất định. Điều này không giống như việc “cung cấp” năng lượng trực tiếp cho các hoạt động của công ty, bằng tất cả các năng lượng tái tạo mọi lúc.
Các công ty thường không thể tạo ra đủ năng lượng cho một trung tâm dữ liệu từ một trang trại năng lượng mặt trời hoặc gió ngay tại chỗ; họ phải kết nối với lưới điện địa phương như những người khác. Và các tiện ích cục bộ - dùng để chạy lưới - có được dòng điện từ một nguồn hỗn hợp, một số khá bẩn, số khác lại khá sạch. Người mua năng lượng không thể chỉ chọn mua các electron từ lưới - những electron được tạo ra từ nguồn năng lượng sạch.
Thay vào đó, người mua sẽ bù đắp năng lượng mà họ cần sử dụng. Có nhiều công ty ký kết hợp đồng mua bán nguồn điện ảo, theo đó, họ mua tín dụng năng lượng tái tạo, các công cụ tài chính - những thứ chứng nhận cho việc một nguồn năng lượng xanh nhất định đã được thêm vào lưới điện. Ở một số thị trường, khách hàng là doanh nghiệp có thể trực tiếp đến một nhà bán buôn năng lượng xanh để có thể mua được nguồn năng lượng này. Những công ty mua lớn như Google, Apple, Microsoft, Amazon và Facebook tích cực tổ chức cũng như đầu tư vào các dự án năng lượng sạch mới tại các thị trường nơi họ hoạt động, do đó, luôn có nhiều thứ có sẵn để mua.
Nhưng những chiến thuật này chỉ là bước đi đầu tiên trong một trò chơi lâu dài. Trong một bài nghiên cứu mới, Google bắt đầu xem xét mục tiêu cuối cùng: chuyển đổi các trung tâm dữ liệu của mình thành 100% năng lượng xanh - chạy cả ngày, và chạy mỗi ngày. Và nó bao gồm một khuôn khổ, có tác dụng mô tả các bước cần làm để đạt được điều đó.
“Đạt được mức 100% năng lượng tái tạo chỉ là bước khởi đầu”, ông Michael Terrell, người đứng đầu bộ phận phát triển thị trường năng lượng của Google, nói với tôi. “Chúng tôi vẫn đang theo dõi giải thưởng, và đó là việc truyền tải năng lượng không chứa carbon mỗi giờ trong ngày cho mọi địa điểm”.
MẠNG LƯỚI KHÔNG GÂY Ô NHIỄM TRÔNG NHƯ THẾ NÀO
Điều này đòi hỏi một cách khác nhau để đo lường tiến độ. Mua đủ năng lượng sạch để bù cho tất cả số năng lượng bẩn mà bạn thực sự sử dụng là một chuyện, nhưng nguồn năng lượng sạch ấy có phù hợp với nhu cầu năng lượng với tài nguyên năng lượng sạch để chạy cả ngày, mỗi ngày hay không lại là một chuyện hoàn toàn khác. Các nhà khoa học gọi đó là “tính đặc thù về không gian và thời gian” của những người đến sau, và đó cũng là thứ mà Google đang bắt đầu nghĩ và bàn luận.
Để thể hiện sự tiến bộ trong việc hướng tới mục tiêu đó, Google đã phát triển một đồ họa bản đồ nhiệt để thể hiện lượng năng lượng sạch đang được sử dụng vào các thời điểm khác nhau trong ngày trong suốt cả năm.
Nhu cầu về năng lượng từ các trung tâm dữ liệu của Google khá dễ đoán, chúng vận hành liên tục, và luôn cần rất nhiều năng lượng. Nhưng quá trình sản xuất ra năng lượng xanh lại không được liên tục (do mặt trời - thứ nung nóng các tấm pin mặt trời - đều lặn vào mỗi đêm) và ít dự đoán được hơn (ai biết khi nào gió sẽ thổi cơ chứ?). Nguồn năng lượng xanh sẵn có cũng sẽ tùy thuộc vào mùa và theo địa lý của nơi mà nó được tạo ra.
Giá trị đo lường không gian và thời gian là yếu tố dẫn đến việc tạo ra một mô hình. từ đó cho thấy cách một trung tâm dữ liệu cụ thể trên lưới có thể đạt được mục tiêu là năng lượng tái tạo 24 giờ, 7 ngày một tuần, trích lời của Jesse Jenkins, một nghiên cứu sinh môi trường hậu tiến sĩ tại Trường Chính phủ Harvard Kennedy. Mô hình có thể đề xuất một hỗn hợp kỹ lưỡng của các loại năng lượng xanh, tùy thuộc vào tính khả dụng và vị trí của chúng. Nó có thể đề xuất một loại mạng truyền dẫn cụ thể và / hoặc số lượng và dung lượng của các thiết bị lưu trữ pin cần thiết, để từ đó cung cấp năng lượng trong các khung thời gian thấp điểm.
Những mô hình như vậy có thể cung cấp một khuôn khổ, cho việc người mua năng lượng ở mức lớn có thể thương thảo với người bán năng lượng trong tương lai. “Điều này có thể dẫn đến việc phác thảo một loại hợp đồng mua bán điện công ty mới, một loại hợp đồng xác định cách sản xuất đủ năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu”, trích lời của Jenkins, người không tham gia vào tiến trình này của Google.
Để hiểu mục tiêu của công ty, hãy xem xét hệ thống xếp hạng LEED (Leadership in Energy and Environmental Design - một loại giấy chứng nhận) cho các công trình xây dựng xanh. Chẳng hạn, cơ sở Apple Park mới của Apple đã được trao xếp hạng LEED Bạch Kim (Platinum LEED) cho việc sử dụng hệ thống làm mát tự nhiên, khả năng thông gió hiệu quả, và tận dụng các tấm pin mặt trời tại chỗ. “Những gì Google đang làm là thiết lập Cấp Bạch Kim mới cho các giao dịch về năng lượng giữa các thể chế công ty”, Jenkins nói với tôi.
Suy nghĩ về sự thay đổi theo không gian và thời gian đã trở thành một phần quan trọng đối với các nhà phân tích chính sách và các kỹ sư, nhưng khi bàn về các điều khoản đó, Google có thể có khả năng điều chỉnh lại vấn đề cho những bên mua, tiện ích, và người dân ở tầm quy mô lớn khác trong cộng đồng tài chính.
“Họ đang cố gắng đặt ra tiêu chuẩn mới và nói, 'Này, nếu chúng ta thực sự muốn một mô hình lưới carbon không gây ô nhiễm ra môi trường, thì chúng ta thực sự phải cụ thể hóa bằng được mô hình này', Jenkins nói.
Terrell - một nhân viên của Google - nói với tôi rằng, để đạt được sự tiến bộ có ý nghĩa đối với mục tiêu năng lượng xanh 24/7 thì cần có sự hợp tác từ những cá nhân và tổ chức khác. “Chúng tôi không có tất cả các câu trả lời”, ông nói.
Các cơ quan quản lý nhà nước sẽ phải thực hiện công việc xóa bỏ rào cản đối với việc mua năng lượng xanh 24/7, và sẽ hỗ trợ trong việc thiết lập mức giá cho các nguồn tái tạo. Cần phát triển hơn nữa về công nghệ lưu trữ năng lượng, cũng như đầu tư vào các nguồn năng lượng xanh, bao gồm cả hạt nhân. Các bên mua, tiện ích và các tổ chức tài chính phải làm việc cùng nhau để tạo ra những cách thức sử dụng mới cho năng lượng xanh 24/7.
Tất nhiên, chỉ xây dựng được mô hình là chưa đủ. Google nên tận dụng tầm quy mô lớn của mình để vượt qua giới hạn thông thường, và gây áp lực thực sự cho các đối thủ cạnh tranh, cơ quan quản lý, tiện ích và các nhà tài chính để có bước tiến dứt khoát hơn. Google nên sử dụng một số đội ngũ vận động hành lang và những người có ảnh hưởng đang phát triển tại Washington, D.C. và các thủ đô nước ngoài khác để thúc đẩy nhiều ưu đãi hơn, có thể giúp các tập đoàn và người dân hướng tới năng lượng xanh.
Đây là một thời điểm rất thuận lợi cho người khổng lồ trong lĩnh vực quảng cáo để thúc đẩy phong trào năng lượng xanh. Gần đây, danh tiếng của Google đã bị ảnh hưởng, đặc biệt là ở Hoa Kỳ và Châu Âu, bởi sự hiểu biết ngày càng tăng của người tiêu dùng, về việc Google thu về hàng tỷ đô la từ nhiên liệu của người tiêu dùng. Và công ty cũng đã phạm sai lầm nghiêm trọng trong việc đánh giá sự tin tưởng. Google gần đây đã thừa nhận không tiết lộ sớm hơn về một lỗ hổng bảo mật, thứ đã làm lộ dữ liệu hồ sơ của hàng triệu người dùng Google+ với các nhà phát triển ứng dụng từ bên thứ ba, mà không có sự cho phép của người dùng. Một số nhân viên của Google gần đây đã nổi dậy, đối kháng lại các hợp đồng của công ty với bên quân đội.
Vì vậy, đây là thời điểm tốt để Google khẳng định những khía cạnh tốt hơn của mình. Terrell nói với tôi rằng, Google vẫn còn một chặng đường dài để bắt đầu tiếp cận mục tiêu ‘xanh mọi lúc mọi nơi’ của mình. Và Google đã không đặt ra mốc thời gian vững chắc để đạt được điều đó. Ông nói, “Chúng tôi đang cố gắng trở nên thật cởi mở và minh bạch”.
Một nghiên cứu gần đây của Liên Hiệp Quốc cho chúng ta biết rằng, con người có khoảng một thập kỷ nữa để thực hiện những thay đổi đáng kể trong việc sử dụng năng lượng của họ, trước khi môi trường phải hứng chịu những thiệt hại vĩnh viễn và không thể đảo ngược được. Nhưng ít nhất, tài liệu nghiên cứu mới của Google cũng đã cho thấy, công ty đang mô tả vấn đề gỡ bỏ nguồn năng lượng chứa carbon như là một quá trình cần phải tiếp diễn không ngừng.