1. Giới thiệu dự án
Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) là một lĩnh vực tăng trưởng cao được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế trong tương lai gần. Sự phát triển của lĩnh vực này được thúc đẩy bởi một lượng lớn nhu cầu sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số phức tạp, và đa dạng trên không gian mạng máy tính. Do tính chất phát triển không ngừng của công nghệ dẫn đến các dịch vụ và sản phẩm bị lỗi thời nhanh chóng.
Từ thực tế này, việc giáo dục CNTT-TT cần phải được cập nhật liên tục theo xu hướng đổi mới công nghệ để đáp ứng nhu cầu của xã hội và ngành. Do đó kỹ năng quan trọng nhất mà các cơ sở giáo dục có thể xây dựng cho các sinh viên trẻ chính là năng lực tự đổi mới cũng như tư duy phân tích và phản biện sẽ giúp họ làm chủ lĩnh vực mình trong suốt sự nghiệp. Các phương pháp dạy học truyền thống dựa trên việc truyền đạt kiến thức thụ động không giúp sinh viên các ngành kỹ thuật hình thành được những năng lực và kỹ năng cần thiết đáp ứng cho công việc và cuộc sống hiện đại.
Dự án ICT-INOV được xây dựng với mục đích làm giàu khả năng của giáo dục đại học CNTT-TT ở châu Á và châu Âu để khai thác tiềm năng đổi mới của sinh viên, trao quyền cho họ để đưa các ý tưởng thành hành động. Để triển khai các phương pháp tiếp cận tư duy thiết kế được đánh giá cao trong xây dựng lực lượng lao động CNTT-TT có kỹ năng và kiến thức chuyên môn có thể hỗ trợ nhu cầu lớn về dịch vụ kỹ thuật số nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. ICT-INOV phát triển một phương pháp dạy học toàn diện nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng vật lý và kỹ thuật số, nội dung kỹ thuật số sáng tạo và năng lực của giảng viên để triển khai thiết kế học tập hỗ trợ kỹ thuật số mới nổi.
Dự án được tài trợ bởi chương trình Nâng cao Năng lực trong Giáo dục Đại học Erasmus + và được thực hiện tại Hy Lạp, Malaysia, Việt Nam, Pakistan, Nepal, Bồ Đào Nha, Ý và Estonia.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phát triển phương pháp dạy học theo tư duy thiết kế
Xây dựng ứng dụng học tập dựa trên tư duy thiết kế nhằm thúc đẩy sự đổi mới, sang tạo cho cả sinh viên và giáo viên.
Phân tích tình hình dạy học hiện tại để xây dựng các chiến lược thúc đẩy áp dụng tư duy thiết kế vào dạy và học ở các trường thành viên.
- Thực hiện
o Xây dựng phòng học thực hành với trang thiết bị hiện đại, phù hợp phương pháp tư duy thiết kế tại các trường đại học đối tác ở Châu Á.
o Triển khai nền tảng học tập kỹ thuật số dựa trên tư duy thiết kế được trò chơi hóa giúp thúc đẩy sự tương tác trong học tập.
o Các hoạt động học tập kỹ thuật số được tích hợp và trò chơi hóa nhằm khuyến khích sinh viên tư duy sáng tạo.
- Xây dựng cộng đồng và đào tạo giảng viên
o Các hoạt động xây dựng cộng đồng dưới hình thức đào tạo giảng viên trong phạm vi toàn dự án nhằm xây dựng một cộng đồng các cá nhân cốt lõi có thể thúc đẩy việc áp dụng tư duy thiết kế
o Đào tạo giảng viên tại tất cả các trường thành viên để nâng cao năng lực của các tổ chức tham gia áp dụng tư duy thiết kế được đánh giá cao nhằm phát triển kỹ năng đổi mới.
o Thí điểm trong các khóa học để xác nhận phương pháp tiếp cận tư duy thiết kế được đề xuất.
3. Hoạt động chính
Các hoạt động chính của dự án được chia thành 07 gói công việc (Work Package – WP) như sau:
+ WP1: Các hoạt động chuẩn bị cho dự án và khởi động dự án
+ WP2: Phân tích hiện trạng. Đặc tả và thiết kế các mô hình triển khai phương pháp PBL tại từng trường thành viên
+ WP3: Triển khai thực tế phương pháp PBL tại các trường thành viên
+ WP4: Thiết kế và triển khai các công cụ hỗ trợ. Xây dựng cộng đồng người dùng
+ WP5: Truyền thông, khai thác và chuyển giao kết quả
+ WP6: Các hoạt động giám sát và đảm bảo chất lượng của dự án
+ WP7: Các hoạt động quản lý dự án
4. Kết quả
+ Báo cáo phân tích thực trạng ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực trong đào tạo bậc đại học các ngành kỹ thuật, công nghệ tại các quốc gia và trường thành viên của dự án: http://ictinov-project.eu/index.php/project-reports/
+ Chiến lược và kế hoạch dài hạn để triển khai các phương pháp dạy học tích cực tại mỗi trường thành viên của dự án:http://ictinov-project.eu/index.php/project-reports/
+ Mô hình triển khai phương pháp tư duy thiết kế tại mỗi trường thành viên.
+ Phòng thực hành giảng dạy theo phương pháp PBL tại mỗi trường thành viên ở châu Á: http://ictinov-project.eu/index.php/design-thinking-labs/%C2%A0
+ Nền tảng phần mềm cho phép tạo mới, lưu trữ, chia sẻ và tái sử dụng các dự án/vấn đề trong nhiều môn học khác nhau. Hình thành cộng đồng người dùng đa quốc gia gồm các nhà nghiên cứu, giáo viên và học viên để thảo luận chia sẻ kinh nghiệm về học tập tích cực:
+ Các giáo viên được đào tạo và chuẩn bị sẵn sàng để triển khai phương pháp tư duy thiết kế.
5. Thông tin liên hệ
+ Trang web của dự án (tiếng Anh): http://ictinov-project.eu/
+ Nền tảng trực tuyến của dự án (tiếng Anh): https://ictinov.e-ce.uth.gr/
+ Thông tin liên hệ:
- Ông Nguyễn Xuân Thắng – Điều phối viên dự án tại Trường Đại học Hà Nội; Email: nxthang@hanu.edu.vn
- Bà Đinh Thị Minh Nguyệt – Thành viên dự án tại Trường Đại học Hà Nội; Email: nguyetdtm@hanu.edu.vn