Giày Thời Thượng Cho Phái Mạnh: Lịch Sử Giày "Tây" Sơ Lược (Bài 1)

Trang Phạm
19/04/2016 - 12:50 13176     0

Người ta thường gắn liền thời trang giày với phái nữ qua những đôi giày cao gót, nhưng với một người đàn ông đích thực thì đôi giày cũng là một vật phẩm quan trọng góp phần tạo nên phong cách của họ. Một đôi giày dành cho phái mạnh cần có hai yếu tố quan trọng, một là nó phải có chức năng tốt, hai là phải thật đẹp. Nối tiếp sau chuỗi bài về “Kim cương”, chuỗi bài “Tổng hợp về đôi giày thời thượng dành cho phái mạnh” sẽ giúp bạn trang bị được nhiều kiến thức về giày, từ nguồn gốc đến cách chăm sóc một đôi giày, cách phối đồ lịch sự và hợp gu thời trang. Tất cả sẽ được Saga cung cấp cho bạn qua chuỗi bài viết này. Mời bạn đón đọc!

Bài viết đầu tiên trong chuỗi bài mà Saga tổng hợp sẽ giúp bạn khám phá thêm về lịch sử của đôi giày tây và kỹ thuật đóng giày tiêu chuẩn.

Giày Thời Thượng Cho Phái Mạnh: Cách Lựa Chọn và Bảo Quản Giày "Tây" (Bài 2)

Giày Thời Thượng Cho Phái Mạnh: Các Nhãn Hiệu Giày "Tây" Nổi Tiếng Và Cách Phối Đồ Hoàn Hảo (Bài 3)

Lịch sử của đôi giày tây

Đôi giày tây mà bạn đang đi có nguồn gốc từ nước Anh vào thế kỉ thứ 14. Nó chỉ xuất hiện trong tủ đồ của một tầng lớp nhỏ quý tộc và thương gia giàu có tại Anh. Những đôi giày thời trung cổ được làm từ da, lụa, và các loại vải khác, và cho đến tận cuối thế kỷ 16, giày đế cong và có gót chân mới lạ nổi lên và sau đã trở thành một tính năng nổi bật trong phong cách giày nam vào thế kỉ thứ 17 và 18. Trong suốt triều đại của hoàng đế James I (1603-1625), thời trang của phái mạnh đặc biệt trở thành trung tâm của sự chú ý. Những đôi giày của người nhà giàu bắt đầu được trang trí với những vòng cung lớn, có nơ hoa hồng. Tuy nhiên phong cách giày này đã được thay thế trong thời đại của hoàng đế Charles (1625-1649), khi bất ổn chính trị và chiến tranh ở Anh và ở châu Âu tạo nên phong trào đi giày cao đến đầu gối (bốt) và lấy phong cách quân đội làm cảm hứng với những đôi giày kiểu Wellington (được đặt tên theo Thống tướng Anh Quốc) và sau là Blucher (được đặt tên theo Thống tướng nước Phổ).

Ảnh: Bốt Wellington hiện đại

 

Ảnh: Giày Blucher nổi lên như một trào lưu trong phong cách giày cuối thế kỷ 18

Những đôi giày mới mẻ và độc đáo dần trở nên phổ biến hơn cho tầng lớp trung lưu vào thế kỷ thứ 18, do sự gia tăng tương đối trong thu nhập và sự ra đời của phương pháp sản xuất mới. Sự phát triển của những xưởng sản xuất lớn với những đôi giày được làm thủ công bằng tay khiến cho giá cả trở nên phải chăng hơn.

Đến giữa thế kỉ thứ 19, Balmoral, giày cổ mắt cá chân trở nên phổ biến nhất cho phong cách giày nam trong đó bao gồm hai kiểu giày Oxford và Derby. Những loại giày này được đa số phái mạnh lựa chọn vào thế kỉ 20 và vẫn phổ biến trong thế kỉ 21.

Ảnh: Phân biệt 2 phong cách giày Oxford và Derby

Giữa thế kỷ 20, việc sản xuất giày thủ công đã trở nên phổ biến với mức chi phí thấp, hiện nay đã tập trung ở các nước Châu Á, và những đôi giày độc quyền hơn thì sản xuất tại Ý. Từ những năm 1950, sự phát triển của xu hướng thời trang trẻ đã được thử nghiệm trong giày nam, với sự xuất hiện các thiết kế như dây leo thổ, bốt kiểu Chelsea, kiểu Doctor Martens.

Ảnh: Phong cách giày Dr. Martens đã chiếm lĩnh thị trường

Thế kỉ 21 là giai đoạn bùng nổ của giày với sự đa dạng về chất liệu và phong cách, dẫn đầu là các hãng Salvatore Ferragamo, Brunomagli và Gucci của nước Ý. Giày cao gót vẫn là độc quyền dành cho nữ giới, trong khi phong cách Derby và Oxford lại là “gu thời trang” mà phái mạnh lựa chọn.

Kỹ thuật đóng giày tiêu chuẩn

Đã có bao giờ bạn đặt ra những câu hỏi về chất liệu đôi giày tây mà bạn đang đi hay những kỹ thuật đóng đế giày tiêu chuẩn? Nắm được những kiến thức cơ bản về phương pháp đóng đế làm nên một đôi giày đẹp cả về chất lượng và “giá trị” sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được một đôi giày hoàn hảo và phù hợp với phong cách của mình.

Ảnh: Gucci là hãng giày nổi tiếng của Ý về phong cách và chất lượng da giày

Chất liệu da giày

Với sự lên ngôi của phong cách giày tây thời thượng cùng sự đa dạng về chất liệu da giày, phái mạnh đôi khi bị nhầm lẫn giữa các loại giày cũng như không thể phân biệt được “da xịn” hay “da fake”. Dưới đây là 5 chất liệu da giày phổ biến nhất có mặt ở hầu hết tất cả các hãng giày nổi tiếng thế giới.

1. Kiểu “Patent”- Da láng/Da sơn mài bóng

Là loại da cao cấp nhất, thường được sử dụng cho các kiểu giày tây cao cấp mang tính trang trọng. Da “Patent” có kĩ thuật xử lý bắt nguồn từ công nghệ sơn mài da của Nhật Bản với bề mặt bóng và độ mềm mại đặc trưng.

2. Kiểu “Pebble Grain”- Da hạt

Loại da có bền mặt nổi bật với nhiều hạt nhỏ đều, thường được dùng trong các loại giày tây.

3. Kiểu “Full- Grain”- Da sần

Là loại da chưa qua gia công nên còn giữ nguyên thớ da sần sùi tự nhiên và độ bền nguyên bản. Do đó để có được một mảnh da sần “full grain” hoàn hảo thường tốn khá nhiều thời gian, đây là lý do vì sao loại da này chỉ được tìm thấy trong các dòng sản phẩm cao cấp và xa xỉ bậc nhất.

4. Kiểu “Top- Grain”- Da sần

Loại da đã được đánh bóng lớp bề mặt trên cùng, sau đó những thớ da giả được dập lên trên để đảm bảo tính đồng đều.

5. Kiểu “Suede”- Da lộn

Là mặt trái của miếng da, mềm mại nhưng độ bóng không cao.

Cấu trúc của một đôi giày

Cấu trúc của một đôi giày căn bản gồm 2 phần: upper (Phần thân) và bottom (Phần đế).

Ảnh: Cấu trúc của một đôi giày

1. Phần upper

  • Lining (Lót): Hầu hết các đôi giày có một lớp lót bên trong của giày, xung quanh thân giày trước và thân giày sau. Những lớp lót tạo sự thoải mái và có thể giúp tăng tuổi thọ của giày.
  • Quater (Thân giày sau): Phía sau và hai bên phía trên bao gồm cả gót chân. Phần gót chân của thân giày sau thường được đốn cao, giúp hỗ trợ phía sau của bàn chân.
  • Throat (Họng giày): Mặt trước của thân giày trước, gần mu giày
  • Toe (Mũi giày): Giày dép có thể có một mũi nón ở phía trên mặt trước của giày
  • Vamp (Thân giày trước): Phần trên bao gồm mặt trước của bàn chân
  • Welt Stitching: Đường may của đôi giày
  • Eyelets: Lỗ xỏ dây
  • Tongue: Lưỡi gà
  • Top-line: Cổ giày
  • Facing: Mui giày

2. Phần bottom

  • Sole (Đế giày): Nằm ở dưới cùng đôi giày, tiếp xúc với mặt đất, thường làm bằng cao su, da, PVC, v.v
  • Insole (Đế trong): Nằm phía trong đôi giày, dưới lót giày. Nó giúp cho việc điều chỉnh hình dáng đôi giày.
  • Outsole (Đế ngoài): Là phần tiếp xúc duy nhất với mặt đất. Như với tất cả các bộ phận của giày, đế được làm từ nhiều loại vật liệu. Các thuộc tính cần đế ngoài là: độ bám, độ bền và khả năng chịu nước
  • Heel (Gót giày): Gót chân là một phần của đế làm tăng độ cao phía sau đôi giày.

Kỹ thuật đóng giày tiêu chuẩn

Các nhà thiết kế có thể lựa chọn rất nhiều phương pháp và kĩ thuật để đóng đế giày. Tùy thuộc vào chức năng và phong cách thiết kế đôi giày mà bạn có thể có nhiều sự lựa chọn trong việc gắn kết phần thân giày và phần đế ngoài. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra kỹ thuật đóng đế giày căn bản, bao gồm: Phương pháp dán đế (Board lasted construction), phương pháp may trong đế (Blake), may kết hợp (Blake/Rapid), phương pháp may cổ truyền (Goodyear welt).

Phương pháp dán đế (Board lasted construction)

 

Đây là một kĩ thuật đóng đế giày phổ biến mà có thể làm bằng máy, hoặc thủ công bằng tay. Phần thân (upper) sẽ được ép chặt và gắn với tấm xơ ép (lasting board). Phần đế ngoài (outsole) được dán một cách chắc chắn với phần thân (upper). Phương pháp dán đế hầu hết được sử dụng trong tất cả các phong cách giày, mà phải phù hợp với chất liệu làm thân giày và kiểu để ngoài.

Ảnh: Phương pháp dán đế (Board lasted construction)

Phương pháp này tuy rẻ và cách làm khá đơn giản, nhưng sau một thời gian sử dụng thì lớp keo dễ bong ra làm mất dáng của đôi giày, thậm chí là nhanh hỏng. Do đó, với kỹ thuật này thì đòi hỏi chất liệu làm phần thân phải được khâu với đáy để tạo ra một lớp lót giày.

Phương pháp may trong đế (Blake Construction)

Được sử dụng để làm cho đôi giày da trở nên linh hoạt hơn, phương pháp may trong đế giúp cho phần đế (insole) dược dán vào đúng vị trí, sau đó phần thân (upper) sẽ được khâu trực tiếp xuyên qua phần đế ngoài (outsole). Phần đế ngoài (outsole) có thể làm bằng da (leather) hoặc bằng cao su (rubber) và đường chỉ nằm trong rãnh dưới đế giày để tránh mòn chỉ. Nhược điểm của phương pháp này, đó là dễ thấm nước.

Ảnh: Phương pháp may trong đế (Blake Construction)

Phương pháp may kết hợp (Blake/Rapid Construction)

 

Giống như phương pháp may trong đế, tuy nhiên sẽ có một đường may rapid stitch kết nối phần đế giữa (midsole) và phần đế ngoài (outsole). Phần đế ngoài sẽ bao trọn đường may Blake (đường may kết nối phần đế trong và đế giữa). Phương pháp này giúp cho phần đế dày dặn hơn và cũng dễ dàng để chế tác lại. Một lớp đế thêm bằng cao su sẽ làm gia tăng độ bền của đôi giày.

Ảnh: Phương pháp may kết hợp (Blake/Rapid Construction)

Phương pháp truyền thống (Goodyear welt construction)

 

Phương pháp này thường được sử dụng để chế tác phần đế chống thấm nước, đường may gắn phần đế (sole) với thân giày được khâu xung quanh rìa bên ngoài của đôi giày và không khâu lên phần thân giày (upper). Phần thân được khâu với đường may (welt) gắn kết phần đế trong (insole) và đế ngoài (outsole). Phương pháp này cũng có 1 đường may rapid stitch ở phần đường viền, đường may (welt stitch) may xiên từ phần đệm, xuyên qua phần đế trong, phần thân, đường viền và kết thúc ở phần đế giữa. Ưu điểm của phương pháp này đó là đôi giày được thiết kế rất bền, đẹp và dễ sửa chữa.

Ảnh: Phương pháp truyền thống (Goodyear welt construction)

Phương pháp đóng đế kiểu Nauy (Norwegian Storm Welt Construction)

 

Phương pháp này tương tự phương pháp truyền thống (Goodyear welt construction), thay vì phần thân được gắn dưới đế, thì nó được khâu lộ ra nhờ một đường khâu gắn miếng lót da ở riềm, phần thân và phần đế ngoài với nhau. Một đường khâu khác kết nối đường riềm với phần thân và phần đệm bên trong. Ưu điểm của phương pháp này là chống thấm nước, tuy nhiên thì phương pháp này rất khó thực hiện và gần như độc quyền trong các xưởng sản xuất chế tác giày của người Ý.

Ảnh: Phương pháp đóng đế kiểu Nauy (Norwegian Storm Welt Construction)

Phương pháp 2 đường may rapid (Stitch down Veldtschoen welt Construction)

 

Phương pháp này gần giống với phương pháp truyền thống (Goodyear) và kiểu Nauy, tuy nhiên đường may bên trong hay đường may rapid stitch xuyên qua phần đế giữa (midsole) được ghép nối với một đường may rapid stitch thứ 2 mà gắn với phần đế ngoài (outsole). Phương pháp này làm cho đôi giày có độ bền nhất định và có thể sửa chữa được.

Ảnh: Phương pháp 2 đường may rapid stitch (Stitch down Veldtschoen welt Construction)

Trên đây là sơ lược về lịch sử của đôi giày tây cũng như kĩ thuật đóng đế giày tiêu chuẩn mà bất cứ ai, những người mà đang sở hữu những đôi giày tây sang chảnh trong tủ đồ nên tìm hiểu. Saga hy vọng rằng qua bài viết, bạn sẽ có một cái nhìn sâu sắc hơn về nguồn gốc và cách thức làm nên đôi giày mà bạn đang đi hàng ngày.

Mời các bạn theo dõi các bài còn lại trong chuỗi bài Giày Thời Thượng Cho Phái Mạnh:

Bài 2: Giày Thời Thượng Cho Phái Mạnh: Cách Lựa Chọn và Bảo Quản Giày "Tây" (Bài 2)

Bài 3: Giày Thời Thượng Cho Phái Mạnh: Các Nhãn Hiệu Giày "Tây" Nổi Tiếng Và Cách Phối Đồ Hoàn Hảo (Bài 3)

Nguồn : Theo Saga.vn
Trang Phạm

Saga App

Saga App