NHƯ một khẩu hiệu của một CHIẾN DỊCH, nó không phải là điều gì đó quá mới mẻ.
Nhưng bằng cách sử dụng ‘Make America Great Again’ - một khẩu hiệu đã từng được sử dụng trong trong các chiến dịch của Ronald Reagan, - và biến nó thành của riêng mình, Donald Trump đã góp phần nói được tiếng lòng của những người ủng hộ ông và tiến tới một chiến thắng bất ngờ.
Hôm nay, tân Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ đã cam kết trở thành ‘Tổng thống của người dân Hoa Kỳ’, nói với mọi người rằng:
"Đây không phải là một chiến dịch tranh cử đơn thuần, mà là một phong trào tuyệt vời và vĩ đại của những người đã cùng nhau cố gắng để có một tương lai tốt đẹp hơn cho gia đình họ và cho chính bản thân họ."
"HÔM NAY CHÚNG TA SẼ LÀM CHO NƯỚC MỸ VĨ ĐẠI TRỞ LẠI!" - Donald J.Trump (@realDonaldTrump). 8 tháng 11 2016
Nguồn: Donald J.Trump/Twitter.
Mấu chốt dẫn đến phong trào đó là tác động vào nỗi sợ hãi của các cử tri, những người cảm thấy rằng nước Mỹ mà họ thuộc về, nước Mỹ họ yêu, đã rơi vào khủng hoảng. Khẩu hiệu nói với những người không chỉ mong muốn một sự lột xác của nước Mỹ, mà còn là một nước Mỹ vẫn gánh vác những trọng trách vốn có - một nước Mỹ được cập nhật. Mỹ phiên bản 2.0.
Trở về những ngày vinh quang vừa qua, về với công ăn việc làm, về với sự ổn định, làm việc cùng nhau để thực hiện giấc mơ Mỹ.
Những người cảm thấy rằng nước Mỹ năm 2016 không có gì cho họ có thể nhìn vào Trump như một người đã hứa sẽ quay trở lại với những lý tưởng mà họ đã giữ.
Nhưng với quan điểm đa chiều và gây tranh cãi của Trump về phụ nữ và dân tộc thiểu số, có hàng triệu người ủng hộ phong trào "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" lo sợ sự trở lại của thời kỳ tiền quyền dân sự trên đất Hoa Kỳ.
Bill Clinton đã sử dụng cụm từ này trong một sự kiện chiến dịch năm 1991, và sử dụng một lần nữa trong quảng cáo chiến dịch cho Hillary năm 2008 - nhưng khi nói đến Trump, ông nói rằng việc sử dụng cụm từ này là phân biệt chủng tộc.
Với sự thay đổi xã hội đã diễn ra ở Mỹ trong thế kỷ vừa qua, đối với nhiều người khẩu hiệu Make America Great Again có thể đưa đất nước trở lại thời kỳ không có sự đa văn hóa và tiến bộ xã hội.
Như Tavis Smiley của PBS đã viết, khẩu hiệu dấy lên rất nhiều thắc mắc - không ít trong số đó là câu: Trump định nghĩa sự vĩ đại như thế nào?
"Và ông muốn đưa chúng tôi trở lại chính xác thời kì vĩ đại nào của nước Mỹ?"
Smiley đã đưa ra ví dụ về một sinh viên đã hỏi ông ta trong một buổi nói chuyện:
"Ông Smiley, ông có tin rằng với tình trạng khủng hoảng của nền dân chủ của chúng ta, liệu những người dân đen chúng tôi có thể bị bắt làm nô lệ nữa một lần nữa không?"
Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại song hành với thái độ yêu nước, tập trung vào giấc mơ Mỹ của những người luôn tin vào sự vĩ đại trở lại của đất nước họ. Nhưng nó cũng làm dấy lên lo ngại về sự trở lại một nước Mỹ nơi mà ’ sự vĩ đại’ chỉ ngang bằng với quyền lực của một vài người - đòi hỏi sự bùng nổ của một cuộc chiến khốc liệt cần thiết cho sự phát triển của đất nước.
Một mục tiêu rõ ràng
Vậy điều gì làm cho một khẩu hiệu như Make America Great Again hiệu quả đến vậy?
Eoghan McDermott là giám đốc của Phòng quan hệ công chúng, chuyên đào tạo về truyền thông. Ông đã khuyên các chính trị gia, các nhà vận động và giới truyền thông về cách tiếp cận các chiến dịch của họ và nói với TheJournal.ie:
"Những gì mà các bạn đang tìm kiếm trong bất kỳ khẩu hiệu nào, cho dù đó là dành cho một công ty hay một doanh nghiệp, là có thể nói một cách rõ ràng và ngắn gọn tóm tắt những gì bạn muốn mọi người hiểu. Vì vậy, Trump rõ ràng có một mục tiêu của một thông điệp rằng ông sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại."
“Tuy nhiên”, McDermott nói tiếp, “một khẩu hiệu sẽ là vô dụng nếu nó không hướng đến một đối tượng cụ thể”. Nó cũng cần cộng hưởng với mọi người về thông điệp mà nó gửi đi.
Theo một cách nào đó, Make America Great Again - hoặc #MAGA trên Twitter - có bất cứ ý nghĩa nào mà những người ủng hộ muốn. Nếu họ có cùng niềm tin chính trị với Trump, thì điều đó rõ ràng với họ về một nước Mỹ vĩ đại là hoặc đã từng vĩ đại như thế nào.
Những gì Trump đã làm với Make America Great Again, McDermott nói, đã lôi cuốn “những người bị tước quyền bầu cử, những người không còn tin rằng Mỹ là đất nước tuyệt vời nơi mà họ đã lớn lên, được sống, được yêu thương, và vì thế nó kết nối với họ”.
"Tôi nghĩ rằng nếu bạn so sánh nó với khẩu hiệu của Fine Gael ‘Giữ sự phục hồi tiếp tục”, thì đó là một khẩu hiệu ngắn gọn nhưng nó đã không tạo ra tiếng vang với những khán giả cốt lõi và đã không kết nối với họ theo cách có ý nghĩa."
McDermott lưu ý rằng khẩu hiệu của Trump, đã lôi cuốn những người cảm thấy họ đang trở nên yếu thế dưới thời tổng thống Obama và những người không tin tưởng Hillary Clinton,
“Tôi nghĩ rằng có một sự nghi ngờ rất lớn đối với Hillary Clinton và nếu những điều đã xảy ra với Trump sẽ xảy ra với bất kỳ ứng cử viên nào khác hoặc bất kỳ người nào khác, họ sẽ bỏ cuộc”, ông McDermott nói. Nếu Mitt Romney bị bắt gặp nói những điều mà Trump nói hoặc là ông Mitt Romney đang làm những việc mà Trump đã làm, tôi nghĩ Romney sẽ phải bỏ cuộc.
Tuy là một nhà hùng biện, Trump không để lại nhiều ấn tượng, nhưng đôi khi vấn đề không phải là những gì ông nói, mặc dù chưa từng có ai nói những lời như ông, mà quan trọng là cách ông nói về vấn đề đó như thế nào.
“Trump là một người cực kỳ tự tin vào những gì ông ta nói”, McDermott nói.
"Tôi nghĩ ông ấy có khả năng thống trị truyền thông bằng cách nói những điều mà truyền thông thấy thú vị. Và tôi nghĩ ông ta có khả năng nói những điều mà theo cách nói của layman là khán giả mà ông ta nhắm đến có thể hiểu được. Ông ấy nói chuyện và đùa giỡn với cảm xúc của mọi người thay vì làm bất cứ điều gì khác."
McDermott nói Trump biết rằng “có rất nhiều người dân được triệu tập nội bộ và tự hỏi "trong này có gì cho tôi?" Và họ cảm giác rằng trong bốn, hoặc có lẽ tám năm qua, có rất ít điều danh cho họ”, và vì vậy có thể tận dụng điều này.
Chiến dịch của Clinton
Đối với Hillary Clinton, McDermott nói rằng những lời chỉ trích của ông về chiến dịch của bà sẽ khiến bà “không có khả năng tạo ra một tầm nhìn thực sự rõ ràng về những gì nước Mỹ sẽ trông như thế nào dưới thời tổng thống của bà.”
Các khẩu hiệu được kết nối nhiều nhất với bà Clinton là Mạnh mẽ hơn cùng nhau và Tôi sẽ đồng hành với bà ấy, khẩu hiệu thứ hai có hiệu quả nhất về mặt kết nối với những người ủng hộ bà - nhưng không có quá nhiều ý nghĩa trong việc đưa người mới vào cuộc.
McDermot đã chỉ ra rằng điều này một lần nữa nói lên sức mạnh trong khẩu hiệu của Trump. Clinton đã dành rất nhiều thời gian để phản ứng với các vấn đề.” Bạn có thể lặp đi lặp lại việc hiệu lực trong khẩu hiệu của Trump một phần là do khả năng của ông ấy trong việc ra lệnh cho chương trình nghị sự, khiến bà ấy phải chiến đấu trên lãnh thổ của mình”.
“Cho dù đó là trong một cuộc bầu cử hay một cuộc trưng cầu dân ý, điều ông ấy luôn cố gắng làm chỉ là nhận được sự phản đối trên lãnh thổ của mình."
Không chỉ lúc nào bà Clinton cũng đưa Trump vào lãnh thổ của mình, mà những vụ bê bối xung quanh máy chủ email của bà đã giúp xác nhận những nghi ngờ của một số người.
Về việc liệu Trump có thực sự có thể làm cho nước Mỹ vĩ đại hay không - và ý nghĩa của việc vĩ đại trong mắt những người gọi nó là nhà - chúng ta sẽ thấy điều gì sẽ xảy ra khi ông ấy ổn định vai trò mới trong năm 2017.
Phản ứng đối với cuộc bầu cử của ông hôm nay cho thấy rằng mặc dù nhiều người tin rằng nước Mỹ mà ông dự tính sẽ nắm giữ cơ hội việc làm, hy vọng và sự thống nhất, vẫn có có những người khác coi đó là một quốc gia bị chia rẽ với sự chia rẽ sâu sắc.