Theo nhận định của Lynn Taylor, một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về môi trường làm việc cấp quốc gia và là tác giả của cuốn sách “Tame Your Terrible Office Tyrant: How to Manage Childish Boss Behavior and Thrive in Your Job.” (Tạm dịch: Làm vừa lòng kẻ bá quyền nơi công sở: Bạn sẽ điều chỉnh hành vi thiếu chín chắn của sếp như thế nào trong khi vẫn có thể chú trọng vào việc phát triển sự nghiệp của mình), câu hỏi này cũng chính là điều mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm khi lướt qua các bản CV để chọn hay không chọn một nhân sự vào làm việc. Câu hỏi hóc búa mà các nhà tuyển dụng này đưa ra có ý nghĩa ngầm định là: "Có điều gì tôi đã bỏ lỡ mà có thể loại bạn khỏi cuộc chơi". Đây là một câu hỏi xoáy có tính phủ định, nó được đặt ra với mục đích trước hết là để kiểm tra dũng khí của bạn, và sau đó là tính cách của bạn. Và nhà tuyển dụng sẽ xem xét cách bạn suy nghĩ và trả lời nó đồng thời quyết định việc bạn có được tuyển dụng hay không.
Ryan Kahn, nhà định hướng nghề nghiệp, người sáng lập của The Hired Group (tạm dịch: “Những người đi làm thuê”) và là tác giả của cuốn“Hired! The Guide for the Recent Grad,” (tạm dịch: “Các bước chỉ dẫn cho những sinh viên mới tốt nghiệp - Để được tuyển dụng!”) cho rằng câu hỏi trên bao hàm hai ý nghĩa: “Bên cạnh việc hé mở những nhược điểm thiếu chuyên nghiệp của các ứng viên - một nhân tố khiến họ bị loại khỏi vòng tuyển dụng, câu hỏi này cũng cung cấp một góc nhìn bên trong mỗi ứng viên về việc liệu họ có phải người không bao giờ ngừng nỗ lực cải thiện bản thân”.
Đây là những điều mà nhà tuyển dụng thực sự muốn biết khi họ hỏi về điểm yếu lớn nhất của bạn:
Họ muốn kiểm tra tính cách của bạn.
Bạn muốn thành thật, nhưng không có nghĩa là bạn nên liệt kê một danh sách dài dằng dặc những điểm yếu của mình. Ngoài ra, hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng có thể đối chiếu câu trả lời của bạn với bất kỳ tài liệu nào mà bạn cung cấp, vì vậy sự thành thật của bạn có thể được kiểm định sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc.
Họ muốn chắc chắn rằng bạn không phải là rô bốt.
Người phỏng vấn bạn sẽ muốn nghe một câu trả lời ngắn gọn và sâu sắc. Kahn nói “Hãy cố gắng tránh sử dụng câu trả lời rập khuôn cho loại câu hỏi này”, chẳng hạn như, "Tôi là một người quá cầu toàn". Bạn nên suy nghĩ về loại câu hỏi này trước để không bị ngắc ngứ khi trả lời nhưng cũng nên cẩn thận để đừng trả lời một cách quá sáo rỗng.
Họ muốn nhìn nhận thấy sự tự nhận thức của bạn.
Phản ứng của bạn sẽ cho các nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đánh giá một cách khách quan những điểm mạnh và điểm yếu của mình.
Họ muốn biết rằng bạn đang cố gắng để khắc phục điểm yếu này.
Kahn nói rằng "Hãy trả lời câu hỏi một cách thành thực, coi nó như đó là một điểm yếu mà bạn đang và sẽ khắc phục hoặc tìm cách để biến nó thành thế mạnh trong lĩnh vực nào đó của bạn". Bởi vì các nhà quản lý nhân sự đều tìm kiếm một người nhận thức được các lĩnh vực mà cá nhân họ có thể phát triển tốt rồi từng bước tiến lên.
Họ muốn xem cách bạn xử lý những câu hỏi khó.
Taylor nói rằng “Phản ứng của bạn không nên quá chung chung để thể hiện bạn đã thực sự suy nghĩ về câu trả lời của mình." Bạn cũng cần tránh nói: "Tôi không biết" hoặc "Thành thật mà nói, đó là một câu hỏi khó. Tôi luôn luôn làm hết khả năng của mình.” Hoặc đừng đưa ra những câu trả lời không liên quan, như:" Tôi có một điểm yếu về thức ăn nhanh. "
Họ muốn nhìn thấy bạn giữ được sự bình tĩnh.
Bạn sẽ cần phải cho họ thấy khả năng giữ bình tĩnh khi bị hỏi một câu hỏi khó, cũng giống như bạn sẽ làm được điều đó trong công việc.
Họ muốn nghe một điều tích cực.
Kahn nói rằng "Nếu bạn có thể kết hợp một điều tích cực về bản thân vào câu trả lời thì điều đó còn tuyệt hơn nữa".
Ví dụ như là: "Một điểm mà tôi luôn cố gắng để cải thiện là việc sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các công việc. Tôi muốn tích lũy được nhiều kinh nghiệm mới và làm việc với những con người mới, vì vậy dường như tôi luôn ôm đồm quá nhiều dự án và đây đã từng là vấn đề rắc rối của tôi trong quá khứ. Tôi đã và đang cố gắng trong việc quản lý dự án và kỹ năng sắp xếp thứ tự ưu tiên của mình để đảm bảo rằng bất cứ khi nào tôi tham gia một dự án mới, tôi có thể hoàn thành công việc đúng thời hạn và đạt được chất lượng như mong đợi. "
Họ muốn biết điểm yếu của bạn sẽ không ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của bạn.
Hãy đọc trước mô tả công việc một cách cẩn thận để đảm bảo rằng mình sẽ không vô tình lộ ra bất kì điểm yếu mà không phù hợp với yêu cầu công việc. Tuy nhiên, nếu những điểm yếu này có thể khiến bạn không thể thực hiện tốt vai trò của mình thì đây có thể không phải là công việc phù hợp với bạn.