Tôi đã theo dõi Netflix từ năm 2005, khi tôi đến thăm trụ sở của họ lần đầu tiên ở Silicon Valley và phỏng vấn Reed Hastings, người sáng lập và CEO của Netflix. Tôi không nghĩ tôi đã học được thêm về chiến lược, công nghệ và văn hóa từ bất kỳ công ty nào khác mà tôi đã nghiên cứu trước đây. Thật khó khăn khi khẳng định rằng: tôi học được mọi thứ về kinh doanh khi xem Netflix, nhưng có một điều chắc chắn là nhiều nhà lãnh đạo có thể thấy được tương lai của công cuộc cạnh tranh và đổi mới bằng cách nhìn vào cách mà công ty đang kinh doanh như thế nào.
Mặc cho tin tức đưa ra trong tuần này rằng công ty chỉ thêm được ít người đăng ký so với dự kiến, nếu có một chương trình trao giải Oscar cho mức độ hiệu quả trong kinh doanh, Netflix vẫn sẽ áp đảo các hạng mục của năm nay - tương đương với cách mà “Titanic” hay “Chúa tể của những chiếc nhẫn” đã làm. Đó có phải sự sáng tạo không? Công ty, dù chỉ mới 20 năm tuổi, nhưng đã xuất hiện trên thị trường chứng khoán với giá trị gần 165 tỷ USD, nhiều hơn cả Disney. Hay đó là sự thống trị của văn hóa? Netflix gần đây đã nhận được 112 đề cử Emmy, nhiều nhất trong các dịch vụ mạng hoặc phát trực tuyến, lật đổ HBO, một kênh đã nhận được nhiều đề cử nhất trong 17 năm. Còn về mặt quản lý tín dụng? Danh tiếng của Netflix mạnh đến mức một bản trình chiếu PowerPoint đơn giản về văn hóa và chính sách nhân sự của nó đã được xem hơn 18 triệu lần.
Dưới đây là 3 bài học từ sự trỗi dậy của Netflix, và có thể áp dụng cho mọi công ty:
Big data (Dữ liệu lớn) rất hiệu quả, nhưng khi big data kết hợp với các ý tưởng lớn thì lại mang tính chuyển đổi.
Netflix là người nghệ sĩ tung hứng công nghệ với những phân tích, thuật toán và sự đổi mới về kỹ thuật số, và điều này đã thay đổi cách khách hàng xem phim và chương trình TV. Nhưng kiểu công nghệ này đã luôn phục vụ cho một quan điểm độc đáo - đó là xây dựng một nền tảng định hình những gì khách hàng muốn xem, chứ không chỉ là cách họ xem. Netflix có lượng dữ liệu khổng lồ về thói quen xem của 125 triệu người đăng ký, từ những bộ phim và chương trình truyền hình mà họ thích hoặc không thích xem, cho đến khoảng thời gian họ dành để xem một tập phim hoặc một loạt phim bộ mới. Hệ thống dữ liệu mạnh mẽ này đã tạo ra một hệ thống xã hội phong phú, tạo sự ảnh hưởng đến các bộ phim và chương trình mà các thành viên xem, một phần dựa trên việc quan sát họ đã thích những gì mà người đăng ký khác xem và thích trong quá khứ.
Đây là cách mà Reed Hastings đã giải thích về hệ thống trên vào năm 2005, khi công ty chỉ có 3,5 triệu người đăng ký. “Netflix có thể hoàn toàn bị hiểu lầm”, anh ấy nói với tôi. “Vấn đề thực sự mà chúng tôi đang cố gắng giải quyết là, Làm cách nào để bạn chuyển đổi lựa chọn để người tiêu dùng có thể tìm thấy một nguồn [giải trí] ổn định mà họ yêu thích? Chúng tôi cung cấp cho mọi người một nền tảng để mở rộng thị hiếu của họ”. Quan điểm này đã thúc đẩy Netflix ngay từ đầu, và nó nhấn mạnh sức mạnh của những ý tưởng ban đầu trong sự thành công về mặt kinh doanh. Điểm cốt lõi ở đây là: Công nghệ giữ vai trò quan trọng nhất khi nằm trong dịch vụ của một chiến lược hấp dẫn.
Nếu bạn muốn phá vỡ một ngành công nghiệp, bạn phải sẵn sàng phá vỡ chính mình.
Netflix có thể là định nghĩa từ điển của một kẻ gây rối ở Thung lũng Silicon, và cũng là một cá nhân mới tham gia có công định hình lại logic của toàn bộ ngành công nghiệp. Tuy nhiên, điều mà thực sự đáng chú ý về quỹ đạo của công ty này trong hai thập kỷ qua, là mức độ khủng khiếp trong việc tự hủy của nó để phục vụ cho nhiệm vụ của chính mình. Tất nhiên, Netflix đã bắt đầu với một sự đổi mới khá đơn giản - quảng bá các bộ phim bom tấn (Blockbuster) bằng cách chuyển DVD bằng thư, đồng thời bãi bỏ các khoản phí trễ. Sau đó, Netflix chuyển từ nội dung qua thư sang phát trực tuyến phim và chương trình truyền hình kỹ thuật số. Ngày nay, Netflix được coi là công ty kiến tạo nội dung đáng chú ý nhất; công ty này sẽ chi một khoản tiền đáng kinh ngạc trị giá 12 tỷ đô la trong năm nay chỉ dành cho việc lập trình.
Một lần nữa, Netflix đang bước vào một ngành công nghiệp bằng cách thách thức các quy ước của nó. Như một câu chuyện gần đây trên tạp chí New York đã ghi lại, cách tiếp cận của công ty đối với việc lập trình “đã được nâng cấp từ rất nhiều chuẩn mực của lĩnh vực kinh doanh truyền hình”, từ việc loại bỏ các tập phim thí điểm để phát minh ra “ý tưởng về binge-watching (một từ dùng để chỉ việc xem liên tục những tập phim vào dịp cuối tuần, rảnh rỗi)” để thay thế “nhân khẩu học bằng một thứ được gọi là 'tập hợp hương vị' - một cách tiếp cận lập trình thích hợp được thúc đẩy bởi công nghệ. Ở mỗi bước đi, sự chuyển động từ các chiến lược đầy kịch tính của Netflix đã mở ra sự hoài nghi cho bên ngoài, và đòi hỏi phải suy nghĩ lại một cách sâu sắc trong nội bộ, về những gì đã làm trước đây. Một bài học quan trọng được đưa ra: Đối với các công ty và các nhà lãnh đạo, bạn không thể để những gì bạn biết, sự thành công của bạn trong quá khứ, giới hạn những gì bạn có thể tưởng tượng trong tương lai.
Chiến lược là văn hóa, văn hóa là chiến lược.
Hầu hết các phân tích về sự trỗi dậy và tái phát minh của Netflix đều nhấn mạnh về chiến lược và công nghệ của nó (như tôi đã từng nói trước đây). Nhưng điều làm tôi ấn tượng về Reed Hastings ngay từ lần đầu tiên gặp mặt, là anh ấy cùng các đồng nghiệp của mình đều có suy nghĩ rất nghiêm túc về con người và văn hóa, như cách mà họ làm đối với dịch vụ phát trực tuyến và nội dung số. Khi nói đến người mà công ty thuê và những gì công ty hứa với họ, cách thức mà họ đưa ra quyết định và chia sẻ thông tin, thậm chí cả những gì họ làm cho kỳ nghỉ, Netflix đều đã phát minh (và phát minh) một loạt các trường hợp thực tiễn - những thứ được thiết kế chi tiết để liên kết những gì công ty đang cố nhắm đến rên thị trường, và cách thức mà công ty tổ chức tại nơi làm việc.
Năm ngoái, công ty đã cập nhật tuyên ngôn về Văn Hóa Netflix, một tuyên bố chi tiết về các nguyên tắc, chính sách và kinh nghiệm của mình đối với yếu tố con người trong kinh doanh. Điều khác thường về bản tuyên ngôn này là sự sắc sảo trong ngôn từ; không có gợi ý thông tin gì về danh sách nhân sự. “Nhiều công ty có các báo cáo giá trị”, khởi đầu là vậy, “nhưng những giá trị bằng văn bản này thường rất mơ hồ, và hay bị bỏ qua. Các giá trị thực sự của một công ty được thể hiện bởi những người được khen thưởng, hoặc những người rời đi”. Vì vậy, những người như thế nào thì được thưởng tại Netflix? “Nói gì thì nói, điều đó xảy ra khi nó có lợi cho Netflix, ngay cả khi điều đó khiến bạn không thoải mái”, trích từ bản tuyên ngôn. “Bạn sẵn sàng phê phán tình trạng hiện tại” và “Bạn có thể đưa ra quyết định khó khăn mà không cảm thấy đau khổ”. Hơn nữa, “Bạn có thể dễ bị tổn thương, khi tìm kiếm sự thật”. Các điểm quan trọng: Các công ty tuyệt vời hiểu được rằng, họ phải làm việc một cách thật minh bạch để có hy vọng cạnh tranh trên thị trường.
Cố gắng học hỏi quá nhiều từ năng suất làm việc của một tổ chức luôn là một điều nguy hiểm - ngay cả những công ty thành công nhất cũng từng buộc phải trải qua sự thất bại lẫn thất vọng. (Rốt cuộc, từ lâu, GE đã được coi là một mô hình quản lý đẳng cấp thế giới.) Tuy nhiên, khi ngày càng nhiều người trong chúng ta chuyển sang Netflix để giải trí, công ty này đã được coi như một nguồn insight (sự thật ngầm hiểu) về tương lai của công cuộc kinh doanh và làm việc.