1. Không đa dạng hóa kênh đầu tư khi gặp khủng hoảng
Khác với lúc thị trường bình ổn, đầu tư trong lúc thị trường khủng hoảng cần sự cẩn trọng và đòi hỏi bạn phải tính toán chính xác hơn. Vì thế, các chuyên gia luôn khuyên rằng “Không nên cho hết trứng vào một giỏ”. Một khi nền kinh tế bất ổn, có dấu hiệu suy thoái, người đầu tư cần biết cách đa dạng kênh đầu tư, phân chia nguồn vốn vào các tài sản có tính thanh khoản cao nhất và có thể luân chuyển dễ dàng.
2. Chạy theo lợi nhuận tức thời
Trong suy nghĩ của nhiều nhà đầu tư kiểu “lướt sóng” ngắn hạn, chứng khoán không phải là kênh đầu tư mà là sòng bạc - nơi mà họ bỏ tiền vào rồi kỳ vọng một lợi nhuận kếch xù hoặc chấp nhận mất trắng. Thực ra, hầu hết mọi đối tượng đầu tư đều cần có thời gian để phát triển và chứng khoán cũng vậy.
3. Đầu tư vào quá khứ
Có những cổ phiếu nóng trong quá khứ nhưng đến hôm nay hoặc ngày mai thì lại chẳng còn giá trị gì nữa. Các nhà đầu tư thường mắc sai lầm khi sử dụng những thông tin ở quá khứ cho tương lai. Vì vậy, hãy tiến hành theo dõi, tìm kiếm và tổng hợp nguồn thông tin qua các phương tiện truyền thông kết hợp với phân tích của bản thân rồi hãy ra quyết định đầu tư theo khả năng phán đoán của riêng mình. Chính nhà đầu tư mới là người có quyền quyết định đối với tài sản của mình chứ không phải thị trường.
4. Đầu tư không mục đích
Đây là một sai lầm rất phổ biến mà các nhà đầu tư thường mắc phải. Khi được rỉ tai về một mã chứng khoán, một miếng đất trong quy hoạch hoặc một ý tưởng kinh doanh hấp dẫn, họ thường bỏ tiền vào ngay mà không suy xét kỹ việc đầu tư có theo đúng kế hoạch tài chính của mình không. Các chuyên gia gọi đây là các nhà đầu tư “free rider”- người chỉ ngồi hưởng lợi mà không hề bỏ công. Bước đầu tiên để đầu tư thành công cần phải xác định rõ ràng kế hoạch của bạn ra sao khi đầu tư tài sản vào đối tượng đầu tư, từ đó xác định rõ ràng mục tiêu mà bạn muốn thực hiện.
5. Không đánh giá mức độ rủi ro
Trước khi bỏ tiền đầu tư, nhà đầu tư cần phải đánh giá mức độ rủi ro của việc đầu tư và ước lượng xem khả năng chịu được thua lỗ đến đâu. Các nhà đầu tư thường mắc sai lầm khi nhảy vào một đối tượng đầu tư rủi ro mà không có sự chuẩn bị sẵn sàng.
6. Không đầu tư thời gian
Đừng bao giờ nghe và làm theo những gì người khác đang làm nếu bạn không hiểu được mấu chốt vấn đề. Mỗi người đều có một kế hoạch riêng, vì thế một mối đầu tư tốt với người này không đồng nghĩa sẽ tốt với người khác. Với thị trường chứng khoán, các chuyên gia khuyên nhà đầu tư hãy bỏ thời gian để phân tích các báo cáo tài chính được công bố trên mạng, tiến hành theo dõi và so sánh các công ty với nhau trước khi chọn mua cổ phiếu.
7. Thiếu chiến lược
Một trong những lỗi lớn nhất của các nhà đầu tư là bản thân họ không có chiến lược đầu tư. Đừng để bản thân mất cân bằng bởi bản tin giờ chót, khi thị trường đột ngột hạ giá hay xảy ra những tình huống không lường trước được. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường chuẩn bị sẵn chiến lược cho những tình huống nhưng để không vội vàng đưa ra những quyết định thiếu chính xác khi tâm lý không vững vàng.
8. Bị chi phối
Những thông tin liên quan đến đầu tư được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông lại thường là những thông tin không còn nóng sốt. Vì thế, nhà đầu tư phải xem xét chúng một cách thật cặn kẽ. Trong đầu tư không thể tránh khỏi những rắc rối, phức tạp, nhưng nếu có hướng đầu tư đúng đắn và cảm thấy yên tâm về sự mạo hiểm của mình thì chắc chắn bạn sẽ thành công.
9. Mù quáng nghe theo lời khuyên của người môi giới
Khi nhà môi giới đã biết được tất cả những cổ phiếu hay những quỹ đầu tư dễ sinh lợi thì họ sẽ trục lợi cá nhân trước và cố gắng làm việc đến khi được trả đủ tiền rồi sẽ từ từ rút lui. Vì vậy các nhà đầu tư nên cẩn thận khi nghe những lời tư vấn của người môi giới. Tất nhiên, vẫn có các nhà môi giới rất chuyên nghiệp và uy tín. Hãy chọn làm việc với những nhà môi giới mà bản thân bạn thật sự tin tưởng.
10. Không theo dõi cẩn thận đối tượng đầu tư
Nhiều nhà đầu tư bỏ rất nhiều thời gian và tiền bạc cho một dự án lúc ban đầu, đến khi dự án hoạt động và ổn định thì họ lại đi tìm kiếm những mối đầu tư mới mẻ khác và lơ là dự án cũ. Trong kinh doanh không có gì là chắc chắn cả, vì thế hãy theo dõi cẩn thận tất cả các kênh đầu tư của bạn một cách thường xuyên để kịp thời điều chỉnh, sao cho những tổn thất, mất mát chỉ nằm trong khả năng cho phép.