Sự quan trọng của cổ tức
Điều duy nhất làm cho tôi hài lòng là nhìn thấy cổ tức tăng trưởng – John D. Rockefeler
Cổ tức là sự phân phối lượng tiền mặt từ lợi nhuận mà các công ty trả thường xuyên cho các cổ đông. Cổ tức truyền tải một thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ về tiềm năng phát triển và sự hiệu quả trong vận hành của một công ty. Sự sẵn sàng và khả năng trả cổ tức ổn định của một công ty – và khả năng làm gia tăng giá trị cổ tức theo thời gian – là bằng chứng cho thấy triển vọng của cổ phiếu đã phát hành.
Cổ tức cho thấy triển vọng của công ty
Trước khi luật qui định những tập đoàn lớn phải công bố thông tin tài chính (vào những năm 1930 tại Mỹ) thì khả năng trả cổ tức của một công ty là một trong vài dấu hiệu thể hiện sức khỏe tài chính của công ty. Mặc dù Luật chứng khoán và Tỷ giá (Mỹ) ra đời năm 1934 đã làm tăng tính minh bạch cho các ngành, cổ tức vẫn là một tiêu chuẩn so sánh có giá trị về triển vọng của công ty.
Cụ thể, những công ty phát triển và có lợi nhuận sẽ chi trả cổ tức. Tuy nhiên, những công ty không trả cổ tức không hẳn là không có lợi nhuận. Nếu công ty nghĩ rằng cơ hội tăng trưởng của công ty tốt hơn các cơ hội đầu tư có sẵn khác của cổ đông, công ty sẽ giữ lại lợi nhuận và tái đầu tư. Vì lí do này, rất ít công ty lớn chi trả cổ tức. Thậm chí ở những công ty cổ phần đã có chỗ đứng lâu năm trên thị trường, trong khi lợi nhuận của họ có thể được phân chia thành cổ tức, thì một lượng tiền mặt vừa đủ vẫn được giữ lại để đầu tư vào hoạt động kinh doanh và xử lý những tình huống khẩn cấp.
Sự phát triển của Microsoft trong từ khi công ty mới được thành lập cho đến giờ đã chứng minh mối liên hệ giữa cổ tức và sự tăng trưởng. Khi đứa con tinh thần của Bill Gate - Microsoft - có tốc độ tăng trưởng chóng mặt, công ty đã không trả cổ tức mà thay vào đó tái đầu tư tất cả lợi nhuận nhằm kích thích tăng trưởng. Cuối cùng, công ty phần mềm khổng lồ này đã tăng trưởng đến đỉnh điểm ở một tỷ lệ chưa từng xảy ra trước đó, và nó đã duy trì tỷ lệ này trong thời gian dài. Do vậy, thay vì thưởng cho cổ đông thông qua trích tiền lợi nhuận, thì công ty bắt đầu sử dụng cổ tức và mua lại cổ phần (buyback) nhằm giữ sự quan tâm của các nhà đầu tư. Kế hoạch được thông báo vào tháng 7 năm 2004, gần 18 năm sau lần phát hành cổ phiếu đầu tiên của công ty. Kế hoạch phân bổ tiền lãi đã giúp các cổ đông, nhà đầu tư của Microsoft bỏ túi gần 75 tỷ USD với (i) 0.08 USD cổ tức trả hàng quý đối với cổ tức thường; (ii) 3 USD đối với cổ tức đặc biệt trả một lần; (iii) từ hoạt động mua lại cổ phần với giá trị lên tới 30 tỷ USD trong suốt 4 năm.
Tỷ suất cổ tức
Nhiều nhà đầu tư thích quan tâm đến tỷ suất cổ tức, nó đo lường khoản lợi nhuận nhận được so với giá cổ phiếu. Nếu một công ty có tỷ suất cổ tức thấp so với các công ty khác trong cùng ngành, nó có thể cho thấy 2 điều:
(1) Giá cổ phiếu cao bởi vì thị trường đã tiên lượng công ty có triển vọng phát triển mạnh mẽ và không lo lắng về việc chi trả cổ tức của công ty.
(2) Công ty đang trong tình trạng khó khăn và không đủ khả năng trả cổ tức. Tuy nhiên, tỷ suất cổ tức cao có thể báo hiệu một công ty yếu với giá cổ phiếu suy giảm.
Tỷ suất cổ tức thì ít quan trọng đối với những công ty đang tăng trưởng bởi vì lợi nhuận sẽ được tái đầu tư vào các cơ hội mở rộng, đem lại cho cổ đông lợi nhuận dưới hình thức lãi vốn.
Tỷ lệ bảo chứng cổ tức
Khi bạn đánh giá việc chi trả cổ tức thực tế của một công ty thì nên tự hỏi là công ty đó có đủ khả năng chi trả cổ tức hay không. Tỷ lệ giữa lợi nhuận của công ty và cổ tức được trả cho cổ đông - gọi là tỷ lệ bảo chứng cổ tức - vẫn là một công cụ hữu dụng cho việc đo lường xem thu nhập có đủ để trang trải những nghĩa vụ chi trả cổ tức hay không. Tỷ lệ này được tính bằng cách lấy thu nhập mỗi cổ phần chia cho cổ tức mỗi cổ phần. Khi tỷ lệ này trở nên thấp, sẽ có cơ may cắt giảm cổ tức, điều này có thể có tác động tai hại đến giá trị doanh nghiệp. Các nhà đầu tư có thể cảm thấy an toàn với tỷ lệ bảo chứng bằng 2 hoặc 3. Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ bảo chứng sẽ trở thành chỉ báo khẩn cấp khi tỷ lệ này trượt xuống dưới khoảng 1.5, tại điểm này bắt đầu có rủi ro. Nếu tỷ lệ này dứơi 1, công ty sẽ sử dụng lợi nhuận giữ lại từ năm ngoái để chi trả cổ tức cho năm nay.
Cùng lúc đó, nếu sự chi trả này trở nên cao, trên 5, các nhà đầu tư nên hỏi liệu ban quản trị có đang nắm giữ lợi nhuận vượt mức mà không trả đủ tiền mặt cho cổ đông hay không. Các giám đốc tăng cổ tức có nghĩa là họ đang nói với các nhà đầu tư rằng công ty sẽ ổn định vững chắc trong 12 tháng tới hoặc hơn nữa. Ví dụ, Kimberly Clark, một tập đoàn khổng lồ chuyên sản xuất sản phẩm chăm sóc cá nhân đã tăng 13% cổ tức trong quý đầu năm 2003, điều này như đang nói với các nhà đầu tư rằng tình hình cạnh tranh căng thẳng về giá không phải là vấn đề dài hạn.
Sự cắt giảm cổ tức đột ngột
Nếu một công ty với lịch sử chi trả cổ tức tăng một cách nhất quán mà đột ngột cắt giảm cổ tức, các nhà đầu tư nên xem điều này như là dấu hiệu của sự lo lắng đang dần dần hiện ra. Ví dụ, Texas Utilities, được biết đến là một công ty chi trả cổ tức ổn định, là một trong số những chứng khoán có tỷ suất sinh lợi cao nhất. Sau đó, năm 2002 công ty đã cắt giảm cổ tức hàng quý và giá cổ phiếu rớt xuống gần 1/3 trong vòng 1 ngày.
Trong khi lịch sử cổ tức tăng cao đều đặn tất nhiên sẽ làm yên lòng nhà đầu tư, nhưng các nhà đầu tư cũng cần thận trọng với những công ty dựa vào khoản nợ để tài trợ cho việc chi trả cổ tức. Một lần nữa lấy ngành công ích làm ví dụ, nó hấp dẫn các nhà đầu tư với khoản thu nhập đáng tin cậy và mức cổ tức béo bở. Khi một vài công ty đó đổi hướng lấy tiền mặt đầu tư vào các cơ hội mở rộng trong khi vẫn đang cố gắng duy trì mức cổ tức, họ phải gánh lấy khoản nợ lớn hơn. Hãy xem những công ty với tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần cao hơn 60%. Mức nợ cao hơn thường dẫn đến áp lực từ Wall Streets. Điều đó lần lượt có thể kìm hãm khả năng chi trả cổ tức của công ty.
Người chấp hành kỷ luật cao
Cổ tức làm cho việc ra quyết định đầu tư của ban quản trị có tính kỷ luật hơn. Việc giữ lại lợi nhuận có thể dẫn đến việc bồi thường quá mức, ban quản trị tùy tiện, và việc sử dụng tài sản không hữu ích. Jarad Harford, giáo sư về tài chính của trường Đại học Oregon cho rằng công ty càng giữ nhiều tiền mặt thì càng có thể chi tiêu quá mức cho việc thủ đắc và lần lượt sẽ làm tổn hại đến giá trị của cổ đông. Thực tế, các công ty chi trả cổ tức thì có xu hướng sử dụng vốn hiệu quả hơn những công ty tương tự mà không có chi trả cổ tức. Hơn nữa, những công ty chi trả cổ tức có thể ít gian lận hơn. Hãy thử xem xét việc các nhà quản trị có vẻ sáng tạo vô cùng khi việc gian lận sổ sách sẽ tạo ra những thu nhập trông rất tốt đẹp. Nhưng với nghĩa vụ chi trả cổ tức 2 lần/năm thì những mánh khóe đó trở nên khó thực hiện.
Cuối cùng, cổ tức là lời hứa công khai. Phá vỡ chúng sẽ gây rắc rối cho ban quản trị và gây thiệt hại cho giá cổ phiếu. Nếu trì hoãn việc tăng cổ tức thì xem như là một sự thừa nhận thất bại.
Phương pháp tính giá trị
Cổ tức có thể cho các nhà đầu tư có những cảm nhận chắc chắn về giá trị của một công ty. Mô hình chiết khấu cổ tức là một công thức cổ điển giải thích giá trị tiềm ẩn của một cổ phiếu và nó là sản phẩm chủ yếu của mô hình định giá vốn tài sản - nền tảng của lý thuyết tài chính doanh nghiệp. Theo mô hình này, giá trị của một cổ phiếu là tổng giá trị các khoản chi trả cổ tức trong tương lai, được chiết khấu về giá trị hiện tại của nó. Khi cổ tức là một hình thức của dòng tiền dành cho nhà đầu tư thì chúng là sự phản ánh quan trọng giá trị của một công ty
Điều quan trọng cần chú ý là những cổ phiếu trả cổ tức ít khi có giá trị không ổn định. Từ lâu các nhà đầu tư đã biết rằng cổ tức đã đặt một mức giá trần trên sự sụt giá thị trường.