Một lệnh cắt lỗ ( Stop Loss Order) là lệnh cho phép bạn bán tự động khi giá của loại cổ phiếu bạn đang nắm giữ rớt xuống một mốc nhất định. Mục đích của lệnh này quá rõ ràng: bạn muốn “tự giải phóng” khỏi một loại cổ phiếu nào đó trước khi nó rớt giá thê thảm hơn nữa.
Nguyên Tắc Hoạt Động Của Một Lệnh Cắt Lỗ
Bạn nói với nhà môi giới chứng khoán của bạn rằng bạn muốn có một lệnh Stop Loss ở một mức giá nhất định đối với loại cổ phiếu đang nằm trong tay bạn. Và nếu cổ phiếu xuống đến mức giá đó, lệnh Stop Loss của bạn ngay lập tức có hiệu lực, nó sẽ được khớp lệnh đồng nghĩa với việc bạn có thể ngay lập tức bán được cổ phiếu của mình ở mức giá thị trường tốt nhất có thể.
Cách thức Đặt lệnh cắt lỗ
Nếu cổ phiếu của bạn đang được trao đổi ở mức giá 40 đôla/ cổ phiếu và nó thuộc loại cổ phiếu thường không có biến động vượt quá 1 – 2 đôla thì lệnh stop loss ở mức giá 36,50 đô có thể sẽ là hợp lý nhất.
Một ví dụ khác: Bạn mua cổ phiếu giá 10 đôla. Bạn ra lệnh stop loss đến mức 8 đôla. Nếu chẳng may cổ phiếu xuống giá thì hệ thống tự động của nhà môi giới sẽ bán cho bạn ở mức 8 đôla. Nếu cổ phiếu lên hoặc giao động trên mức 8 đôla thì lệnh stop loss không có hiệu lực, bạn vẫn sỡ hửu cổ phiếu của mình. Lợi ích là khi cổ phiếu rớt hơn 8 đôla thì bạn vẫn bảo toàn được tiền bạc của bạn.
Bạn hoàn toàn có thể dùng lệnh stop loss nhằm tăng số tiền lời. Chẳng hạn như mức cổ phiếu của bạn mua tăng vọt từ 10 đến 13 đôla trong khi bạn định bán với giá 12,50 đôla, bạn nghĩ bán cổ phiếu ở thời điểm này cũng không ảnh hưởng quá nhiều nhưng bạn lại đoán chắc giá sẽ còn tăng thêm nữa, bạn có thể thay đổi lệnh stop loss, nhích giá bán lên đến 12.50 đôla.
Trong trường hợp này nếu giá cổ phiếu tiếp tục tăng thì bạn sẽ bỏ túi thêm một khoản tiền. Còn nếu giá rớt thì sao? Thậm chí bạn còn lời thêm rất nhiều nữa vì cổ phiếu được bán ở mức giá cao là 12.50 đôla.
Phương pháp đặt stop loss theo giá cả lên xuống của cổ phiếu này còn gọi là trailing stop.
Trong thực tế, thì nhiều người cho rằng đặt stop loss ở mức – 5% và bán đi với 15 % so với giá cổ phiếu mà bạn mua là tốt nhất.
Ví dụ nếu bạn mua cổ phiếu ở giá 10 đô thì nên đặt stop loss ở mức 9,50 và bán đi ở giá 11,50.
Một thị trường vận động với tốc độ chóng mặt như hiện nay rất có thể sẽ “vượt mặt” bạn trước khi nhà môi giới kịp hoàn thành các mệnh lệnh của bạn. Như vậy hãy luôn cố gắng để nếu không theo kịp đà đi lên của thị trường thì ít nhất bạn cũng luôn tránh được những cú lao dốc của cổ phiếu ở mức giá tối ưu nhất.
Đặc biệt thận trọng với mốc mà bạn chọn cho lệnh stop loss của mình. Một cổ phiếu thường dao động trong khoảng 3 đến 5 điểm, bạn không nên đặt lệnh stop loss quá gần khoảng biến động đó, nếu không, rất có khả năng là lệnh của bạn sẽ có hiệu lực khi cổ phiếu chỉ đang trong quá trình vận động thông thường của nó chứ không phải đang bị trượt dốc không phanh.
Lợi ích từ lệnh cắt lỗ
Nếu bạn mong muốn nằm ngoài những cơn bão xoáy khủng khiếp của thị trường, nhất là khi bạn đang không chủ động trước những cơn bão đó, ví dụ như trong thời gian bạn đi nghỉ chẳng hạn…, hãy đặt lệnh stop loss để giúp bạn có một sự phòng bị tối thiểu trước một thảm họa khôn lường.
Lệnh stop loss không giúp bạn tránh xa hoàn toàn khỏi thua lỗ. Khi một thảm họa xảy đến với thị trường chứng khoán, cổ phiếu có thể trượt giá với tốc độ chóng mặt và điều tốt nhất bạn có thể mong chờ là bạn có thể thoát ra khỏi thị trường ở mức giá gần với giá bạn mua vào cổ phiếu đó.
Lệnh stop loss là một hợp đồng bảo hiếm tuyệt vời dành cho các nhà đầu tư. Nó chẳng bắt bạn phải chịu một khoản phí nào trong khi lại có thể giúp giữ lại cho bạn cả một gia tài.
Trừ khi bạn định giữ một cổ phiếu trọn đời, thì trong mọi trường hợp, hãy cân nhắc việc sử dụng các lệnh stop loss để tự bảo vệ khoản đầu tư của mình.