Khi Agile chỉ mới xuất hiện như một sáng kiến đổi mới phát triển sản phẩm, nó đã tạo ra một cuộc cách mạng về quy trình vận hành và chiến lược của công ty. Sự phát triển của Agile đã đặt nền móng công nghệ thông minh cho phong trào Lean trong kinh doanh, thúc đẩy các nhà lãnh đạo tổ chức mô hình kinh doanh và phát triển sản phẩm của họ xung quanh một loạt các thí nghiệm, thử nghiệm giả thuyết quan trọng. Agile và Lean bắt đầu trở nên phổ biến hơn trong giới khởi nghiệp, và nhanh chóng được chấp nhận bởi các nhà lãnh đạo kinh doanh tầm cỡ trên toàn cầu. GE nổi tiếng ứng dụng các phương pháp Lean trong tất cả các bộ phận của họ, giúp giảm thời gian sản xuất ở các công đoạn (cycle time) và điều chỉnh sản xuất tốt hơn theo nhu cầu của khách hàng, dẫn đến tuyên bố của Jeff Immelt sau đó, rằng GE đã chuyển mình từ một tập đoàn truyền thống sang một công ty khởi nghiệp 125 năm tuổi.”
Đọc thêm: Quản Lý Trong Doanh Nghiệp Theo Phương Pháp Agile
Ngày nay, các công ty hàng đầu đang nắm giữ quy trình kinh doanh mới. Một lần nữa, điều này lại khởi nguồn từ cộng đồng các công ty công nghệ và start-up. Và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ tiếp tục quan sát đến quá trình áp dụng chiến lược đó.
Phương pháp này gọi là chu kì phát triển liên tục (Continuous Development), mà, giống như Agile, bắt đầu như một phương pháp phát triển phần mềm. Thay vì cải thiện phần mềm một cách hàng loạt, việc cập nhật được thực hiện liên tục, từng chút một, cho phép mã phần mềm được gửi tới khách hàng ngay khi nó được hoàn thành và kiểm tra. Các công ty có thể thực hiện thành công phương pháp này trong toàn tổ chức của mình sẽ tìm thấy những lợi ích mang tính chiến lược vô cùng ấn tượng, bao gồm:
- Thời gian giao dịch nhanh hơn. Khách hàng tận hưởng lợi ích của các tính năng mới sớm hơn. Và các nhà phát triển nhận được phản hồi của khách hàng về các tính năng của họ nhanh hơn, dẫn đến các tính năng đáp ứng chính xác hơn nhu cầu của khách hàng.
- Thử nghiệm nhiều hơn. Các bản phát hành thường xuyên cho phép các công ty liên tục thử nghiệm các tính năng mới và thử nghiệm chúng trên các đối tượng khác nhau. Trong một số trường hợp, các tính năng mới được triển khai trong mã code và được bật hoặc tắt cho một tệp khách hàng cụ thể bằng cách sử dụng tính năng lá cờ đơn giản.
- Sửa lỗi nhanh hơn. Bởi vì mã phần mềm được phát hành theo các lô nhỏ hơn, việc xác định nguồn gốc của bất kỳ lỗi nào cũng dễ dàng hơn. Bryan Stevenson, giám đốc điều hành của công ty phần mềm theo yêu cầu Catalant, quan sát thấy rằng "Thật dễ dàng để hiểu được hậu quả của một sự thay đổi nếu bạn đang thực hiện nhiều bước nhỏ".
- Tối đa hóa năng suất kỹ thuật. Các kỹ sư yêu thích môi trường liên tục phân phối sản phẩm cho khách hàng vì họ có thể thấy công việc của họ tăng thêm giá trị cho tổ chức như thế nào. Và sự yêu thích đó dẫn đến một môi trường làm việc hấp dẫn hơn giữa một thị trường tuyển dụng đầy tính cạnh tranh. Như Inessa Lurye, cựu giám đốc sản phẩm của Maxwell Health, chỉ ra rằng "Phân phối liên tục là một trong những thực hành kỹ thuật hiện đại hơn thu hút các kỹ sư chất lượng cao."
Trường hợp của công ty công nghệ chăm sóc sức khỏe athenahealth là một điển hình. Được thành lập vào năm 1997, công ty đã triển khai nhiều đợt thay đổi ứng dụng theo tháng cho toàn bộ cơ sở khách hàng của mình trong nhiều năm. Đến năm 2016, các khách hàng sợ hãi các bản phát hành hàng tháng đến nỗi mà một khách hàng lớn đã phải sử dụng một nhóm 70 người để quản lý tác dụng phụ của mỗi bản cập nhật hàng tháng. Khi CTO Prakash Khot mới đến từ Salesforce, anh đã thay đổi công ty theo hướng giao hàng liên tục, kiểm tra những thay đổi thường xuyên hơn và đối với lượng khách hàng nhỏ hơn. Kết quả là sự hài lòng của khách hàng được gia tăng đáng kể và điều đó cũng làm tăng tinh thần làm việc trong công ty.
Khi Facebook được thành lập vào năm 2004, công ty đã chấp nhận phương pháp phân phối phần mềm Agile để đảm bảo rằng mã code đã được gửi nhanh nhất có thể. Công ty đã phát triển thành chu kỳ phát hành hàng tuần, đáp ứng nhanh chóng với thị trường và sự cạnh tranh. Nhưng đến năm 2016, nhóm kỹ thuật phải vật lộn để hỗ trợ quy mô của các bản phát hành hàng tuần, liên quan đến việc thay đổi phần mềm từ 8.000 đến 14.000 và mất đến 14 giờ để triển khai sản xuất. Vào năm 2017, Facebook đã chuyển sang mô hình phân phối liên tục. Vào tháng 8 năm 2017, trung bình mất 3,5 giờ để mã code của một kỹ sư được triển khai trong sản xuất và công ty hy vọng giảm con số đó xuống còn hai giờ vào năm 2018.
Chu kỳ phát triển liên tục là một xu hướng ngày càng tăng trong ngành công nghiệp phần mềm vì lý do tốt đẹp đó là :nó đại diện cho một phương pháp hiệu quả hơn cho phát triển phần mềm để đạt được cả mục tiêu bên ngoài và bên trong. Các ước tính và khảo sát khác nhau cho thấy có tới 20% các chuyên gia phần mềm đang sử dụng một số hình thức của nó. Giám đốc điều hành kinh doanh tại các công ty lớn và nhỏ sẽ thật khôn ngoan khi nắm lấy phương pháp mới này và thậm chí thúc đẩy tổ chức của họ áp dụng kỹ thuật mạnh mẽ, linh hoạt hơn này để phát triển các sản phẩm công nghệ.
Thông điệp chính ở đây cho các giám đốc điều hành kinh doanh là việc phân phối liên tục không chỉ là một phương pháp phát triển phần mềm ít người biết đến đang được thảo luận bên trong lõi của đội ngũ CNTT trong doanh nghiệp bạn. Nó đại diện cho một lợi thế cạnh tranh quan trọng và vũ khí văn hóa trong cuộc chiến tài năng và lòng trung thành của khách hàng.