Chiến Lược Xây Dựng Thương Hiệu Của Apple

16/02/2018 - 07:00 60326     0

Apple dùng chính thương hiệu của mình để cạnh tranh trên một số thị trường có tính ganh đua khốc liệt. Thương hiệu Apple đã tiến hóa khi công ty  mở rộng phạm vi của sản phẩm và dịch vụ. Với sự ra đời của máy tính để bàn từ cuối những năm 1970 và sau đó là máy tính xách tay xuất hiện vào những năm 1990, phải mất đến 20 năm thì công ty mới mở rộng sang lĩnh vực sản phẩm trọng tâm đầu tiên với việc ra mắt iPod vào năm 2001. Sau đó là sự ra đời của Iphone trong năm 2007, Ipad năm 2010, tiếp theo là Apple Pay và Apple Watch vào năm 2014.

Trong những thập kỷ đầu tiên, thương hiệu Apple đã gặp rất nhiều thách thức, khi đưa sự dễ dàng cho việc sử dụng máy tính đến với người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ bằng cách tập trung vào nhu cầu, tính cá nhân và phong cách của những con người bình thường, chứ không gộp hết mọi người lại và hành xử một cách cứng nhắc như những tập đoàn lớn.

Măc dù định vị thương hiệu của Apple đã được phát triển lên một tầm cao mới, tuy nhiên cho tới nay Apple vẫn kiên định gắn bó với những cam kết thương hiệu của họ.

Năng lực cạnh tranh cốt lõi của Apple vẫn mang lại trải nghiệm xuất sắc cho khách hàng thông qua những giao diện người dùng tuyệt vời. Chiến lược sản phẩm của công ty xoay xung quanh đặc điểm này, với iPhone (màn hình cảm ứng "cử chỉ" được của iPohne được sử dụng lại trên iPad), Mac, iCloud, iTunes và Apps Store đều đóng vai trò quan trọng. Tính năng đặc biệt của Apple Pay và Apple Watch vẫn mang lại trải nghiệm khách hàng về một giao diện người dùng tao nhã và dễ dàng sử dụng.

Bắt đầu bằng việc tái tạo lại thương hiệu Apple khi iPod ra mắt vào năm 2001, Apple đã nỗ lực để làm cân đối, cũng như dịch chuyển dần thương hiệu và chiến lược sản phẩm của mình trở nên gắt kết với nhau hơn, để đạt được vị thế ngày nay.

Steve Jobs, đồng sáng lập của Apple, đã mô tả Apple là một "công ty thiết bị di động" - một trong những công ty lớn nhất trên thế giới. Công ty đổi tên thành Apple Inc. thay vì Apple Computer. Vào thời điểm đó, đây là một bước đi quan trọng, biểu thị động thái của Apple muốn chứng tỏ mình không phải một công ty máy tính đơn thuần.

Apple hiện nay đang dần khẳng định công ty đã vượt xa khỏi một công ty thiết bị. Họ pha trộn các dịch vụ nội dung số (như Apple Music, iTunes, iBooks và App Store) là một phần quan trọng của tuyên bố giá trị đối với các chủ sở hữu thiết bị Apple và (với iCloud và Siri trong phần nền) Apple đang tạo ra nhiều dịch vụ và chức năng mà người tiêu dùng có thể truy cập vào bất cứ thiết bị (Apple) nào họ sử dụng vào bất cứ thời điểm.

Tính cách thương hiệu của Apple

Chiến lược xây dựng thương hiệu của Apple tập trung nhiều vào cảm xúc. Điểm khởi đầu của chiến lược tập trung vào cảm xúc, được khơi gợi từ trải nghiệm sản phẩm Apple. Tính cách thương hiệu của Apple liên quan đến lối sống, trí tưởng tượng, giành lại tự do, cải tiến, đam mê, hy vọng, ước mơ - nguyện vọng, và sức mạnh mang đến cho mọi người thông qua công nghệ.

Tính cách thương hiệu của Apple cũng là về sự đơn giản, loại bỏ sự phức tạp ra khỏi cuộc sống; thiết kế sản phẩm hướng theo người sử dụng; và việc trở thành một công ty mang tính nhân văn thực sự bằng sự kết nối chân thành với khách hàng. Thông qua những phẩm chất trên, Apple đã  trở nên cực kỳ hữu ích với mọi người (và các doanh nghiệp) khi họ cố gắng đạt được mục tiêu của mình.

Vốn thương hiệu và khách hàng của Apple

Apple không chỉ là thương hiệu quen thuộc với khách hàng mà còn được họ rất yêu mến, và luôn có tính cộng đồng thực sự giữa những người dùng các dòng sản phẩm chính của hãng.

Vốn thương hiệu và đặc quyền của khách hàng mà Apple thể hiện vô cùng mạnh mẽ. Ví dụ, sự ưa thích các sản phẩm của Apple trong “cộng đồng Mac” không chỉ giữ cho công ty tồn tại trong phần lớn thời gian ở thập niên 90 (từ góc độ kinh tế hợp lý mà nói, điều này giống như một tình huống thất bại không thể nào tránh khỏi) mà thậm chí còn giúp công ty có thể duy trì giá bán ở mức ổn định. Đây chính là một loại “bảo hiểm” của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh.

Đã có một tranh luận rằng, nếu Apple không duy trì đươc mức giá cao cho các nhóm sản phẩm trong nhiều năm, thì đáng ra công ty đã phải rời khỏi ngành kinh doanh máy tính cá nhân vài thập kỷ trước. Trong những năm gần đây, việc khách hàng ngày càng yêu thích sản phẩm của thương hiệu đã tạo ra một dòng chảy trực tiếp vào lợi nhuận của Apple - công ty đã tối ưu đáng kể chi phí sản xuất, đồng thời vẫn duy trì được tài sản thương hiệu có giá trị cao.

Trải nghiệm người dùng của Apple

Việc Apple luôn đưa ra những tuyển bố  cam kết thương hiêu đầy tham vọng này dĩ nhiên khiến thương hiệu phải đối mặt với nhiều thách thức lớn để có thể đáp ứng được các hứa hẹn đó. Các sản phẩm sáng tạo, thiết kế đẹp, tiện dụng và công nghệ hàng đầu mà Apple cung cấp không chỉ được thiết kế cho phù hợp với tuyên bố cam kết thương hiệu, mà còn là nền móng giữ vững giá trị thương hiệu của hãng.

Apple hiểu rõ rằng tất cả các khía cạnh của trải nghiệm khách hàng đều rất quan trọng và mọi điểm tiếp cận với thương hiệu cũng phải củng cố được thương hiệu.Apple đã mở rộng và cải thiện khả năng phân phối bằng cách mở ra hàng trăm cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn trên thế giới, thường là ở các khu mua sắm chất lượng cao.

Khi phát triển kinh doanh iPhone, Apple đã tăng phạm vi bán lẻ thông qua các cửa hàng bán lẻ của các công ty viễn thông. Apple cũng gia tăng khả năng tiếp cận iPad và iPod hơn thông qua những đại lí bình thường không bán máy tính, cũng như tăng phạm vi tiếp cận của các cửa hàng trực tuyến.

Các cửa hàng bán lẻ của Apple rất thành công trong việc cung cấp cho khách hàng tiềm năng những trải nghiệm trực tiếp về giá trị thương hiệu của Apple. Khách hàng khi ghé thăm chuỗi cửa hàng của Apple đã được trải nghiệm một môi trường hào hứng, không áp lực, nơi mà họ có thể khám phá thêm về gia đình Apple, thử các sản phẩm của công ty và nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ thực tiễn cho các sản phẩm của Apple tại Guru Bars ở cửa hàng. Nhân viên bán lẻ của Apple luôn sẵn sàng giúp đỡ, cung cấp thông tin, và sự nhiệt tình mà họ đem lại rất chân thật.

Cảm giác chung về thuoeng hiệu apple chính là tính gắn kết- được định nghã bằng một cộng đồng những con người thực sự hiểu là công nghệ cao thì phải trông thế nòa và cảm thấy thế nào. Điều quan trọng nhất chính là công nghệ cao sẽ có thể được đưa vào cuộc sống của con người ra sao.

Kiến trúc thương hiệu của Apple

Từ quan điểm kiến ​​trúc thương hiệu, công ty vẫn duy trì được bản sắc thương hiệu "nguyên khối" hoặc tổng thể - tất cả mọi thứ liên quan đến tên của Apple (hoặc logo của Apple) ngay cả khi đầu tư mạnh vào iPhone của Apple, IPad, iPod và các sản phẩm của Apple Music.

Các dòng sản phẩm hiện tại của Apple bao gồm không chỉ các thiết bị này, mà còn cả iMac, iBook, iLife, iWork, iPhone, iPad và iCloud. Tuy nhiên, mặc dù việc đầu tư tiếp thị xung quanh iPad rất được qua tâm, Apple đã không thành lập một thương hiệu "i". Mặc dù tiền tố "i" chỉ được sử dụng cho các sản phẩm tiêu dùng, nhiều sản phẩm tiêu dùng của Apple (ví dụ Mac mini, MacBook, Apple TV, Âm nhạc, AirPort Extreme và Time Capsule, Safari, QuickTime và Magic Mouse) không sử dụng nó.  

Khi Apple chuyển sang tạo dựng thương hiệu  Apple Pay và Apple Watch trong năm 2014 ,trên thực tế thương hiệu đã tạo ra các lĩnh vực kinh doanh mới nhất thậm chí gắn bó chặt chẽ hơn với tên của Apple. Không có thương hiệu iWatch, và danh tính thương hiệu của Apple Music, Apple Pencil, Apple Pay và Apple Watch chỉ đơn giản là logo của Apple kết hợp với từ mô tả chức năng của họ. Thật thú vị, tên thương hiệu của Apple Pay và Apple Watch là phù hợp với Apple TV - một trong những dự án dài hạn của Apple có tiềm năng chuyển đổi trải nghiệm người dùng sang một khía cạnh khác trong cuộc sống hàng ngày của mọi người (một tham vọng được củng cố bằng đặc trưng sản phẩm được giới thiệu tại sự kiện đăc biệt của Apple tổ chức vào tháng 9 2015, và một lần nữa tham vọng này lại được khẳng định tại sự kiện thường niên của Apple WWDC (Worldwide Developers) giữa năm 2016.

Nhãn hiệu của Apple phản ánh một phần nào đó sự lộn xộn trong quá khứ cuả thương hiệu này. Thương hiệu phụ Apple Mac luôn nổi bật kể từ sự ra đời Macintosh của Apple vào tháng 1 năm 1984. Các sản phẩm có thị trường bao gồm những người dùng máy tính Microsoft (ví dụ như QuickTime, Bonjour và Safari) đã được đặt tên vì vậy chúng khá trung lập và do đó người dùng Windows cos thể tiếp nhận chúng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các dòng sản phẩm khác cũng đã được phát triển nhiều hơn cho phân khúc thị trường chuyên nghiệp (ví dụ như Aperture, gia đình Final Cut và Xserve).

Hiệu ứng lan tỏa của thương hiệu Apple

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp kinh doanh iPhone và phần mềm âm nhạciTunes của Apple theo cách của riêng mình vẫn thu về nguồn lợi nhuận riêng. Việc đầu tư liên doanh  của Apple vào các lĩnh vực sản phẩm này dựa trên một chiến lược sử dụng việc kinh doanh âm nhạc để thúc đẩy sự hấp dẫn của lĩnh vực kinh doanh máy tính của Apple.

Apple đã sử dụng iPad, iTunes, iPhone và iPod  (rất quan trọng vào thời điểm đó) để củng cố và tái tạo tính cách thương hiệu của Apple. Đồng thời, những sáng kiến ​​về sản phẩm này đã giúp phát triển hình ảnh thương hiệu hấp dẫn và hợp lí trong tâm trí các phân khúc người tiêu dùng mà Apple chưa từng đạt được trước đó.

Trong một hiệu ứng lan tỏa tên iPod, Apple hy vọng sự phổ biến của iPod và iTunes giữa các nhóm khách hàng mới này sẽ khiến phân khúc thị trường này quan tâm đến các sản phẩm máy tính của Apple. Điều này dường như đã xảy ra. Từ khi bắt đầu sử dụng máy nghe nhạc iPod ,doanh thu và thị phần máy tính của Apple đã có sự gia tăng đột ngột.

Một vài năm trước, nguyện vọng của Apple về hiệu ứng lan tỏa của iPod đã được nhấn mạnh mạnh mẽ khi sử dụng khẩu hiệu "từ những người sáng tạo ra iPod" trong việc quảng bá máy tính iMac G5.  tại thời điểm đó ,thương hiệu của Apple đã trở nên trọn vẹn - đã được xây dựng trong một hệ thống thương hiệu có nguồn gốc từ thị trường máy tính cá nhân, đó là đòn bẩy tiến vào thị trường điện tử tiêu dùng và sau đó trở lại thị trường máy tính cá nhân tiêu dùng.

Máy tính bảng Apple iPad đã thu được thành công lớn từ hiệu ứng lan tỏa này. Với trải nghiệm tuyệt vời với khách hàng sử dụng iPhone (và sự quen thuộc khi điều khiển cử chỉ màn hình cảm ứng của Apple), kết hợp với một sản phẩm tuyệt vời theo cách riêng của nó, giúp iPod thu được thành công lớn, từ đó thu hút được nhiều người sử dụng các sản phẩm máy tính Mac của Apple hơn. Trong một động thái khác đưa các vấn đề quay trở lại điểm xuất phát ban đầu, phiên bản Lion 2011 của Mac OSX  ra đời cùng một cách thức sử dụng một màn hình cảm ứng điều khiển cử chỉ tương tự iPad và iPod. Vào năm 2014 tại Hội nghị thường niên của Công ty,mối liên kết giữa Mac và các dòng sản phẩm khác được tăng cường, củng cố bằng cách cung cấp trải nghiệm người dùng liên tục cho khách hàng khi sử dụng một loạt các thiết bị của Apple trong cuộc sống hàng ngày của mình. Điều này được nhấn mạnh hơn nữa vào giữa năm 2016 khi tên hệ điều hành Mac thay đổi từ OS X sang macOS (có lẽ là một phần để tránh xung đột đặt tên với phiên bản 2016 F iOS: iOS 10).

Apple đang sử dụng hiệu ứng lan tỏa trong chiến lược sản phẩm của Apple Mac

Từ giữa năm 2012 trở đi, OS X (nay là macOS) đã kết hợp nhiều thay đổi nhỏ cho giao diện người dùng Mac, khiến phong cách sử dụng Mac trở nên hấp dẫn hơn như iPad và iOS. Apple đã đưa ra nhận định rằng Apple Mac có thể được bán với khối lượng lớn hơn thông qua việc bán cho người dùng iPad (hoặc iPhone) hơn là việc tăng doanh số bán hàng thông qua việc nâng cấp mua bán sản phẩm cho người sử lụng Mac lâu dài. Kinh nghiệm người dùng thông thường trên các sản phẩm của Apple được tăng cường hơn nữa khi kho ứng dụng dành riêng Apps store được ứng dụng vào Mac OS X vào giữa năm 2011. Người dùng Mac hiện có thể mua các ứng dụng macOS rất tiện lợi như  khi người dùng có thể mua iOS Apps cho các sản phẩm iPad hoặc iPhone. Ngoài ra trong năm 2012, Apple đã bỏ từ Mac trong tên ra khỏi hệ điều hành, do đó hệ điề u hành bây giờ có tên là "OS X" , Chứ không phải là "Mac OS X". Sự thay đổi thương hiệu nhỏ nhưng quan trọng này nhấn mạnh rằng tôi là Apple, chứ không phải Mac, khi Mac hiện chiếm phần chiếm ưu thế của thương hiệu. Nó cũng mở đường cho việc Apple dùng hệ điều hành OS X trên nhiều thiết bị chứ không chỉ trên Mac, theo cách tương tự như cách iOS được sử dụng trên iPad, iPhone và iPod Touch. Tuy nhiên, việc hợp nhất toàn bộ mã điều hành dường như không khả quan vì CEO Tim Cook đã tuyên bố rõ ràng vào cuối năm 2015 rằng iOS và OS X sẽ không được hợp nhất vào một hệ điều hành duy nhất.

Kỳ vọng hiệu ứng lan tỏa vượt trội của Siri thông qua các câu lệnh giọng nói

Ngôn ngữ nói là thước đo tiếp theo giúp Apple sẽ đạt được sức mạnh tổng hợp thông qua các dòng sản phẩm của mình. Khả năng xử lý và tương tác ngôn ngữ tự nhiên của Siri đã được giới thiệu vào tháng 10 năm 2011 trên iPhone 4S. Siri sau đó đã được giới thiệu trên iPad vào năm 2012, Apple Watch và Apple TV năm 2015 và trên macOS Sierra vào năm 2016. Với việc bổ sung Siri cho Mac, Apple hiện nay có một giao diện người dùng phổ biến trên tất cả các dòng sản phẩm chính của nó.

Apple đang phát triển một đặc tính trên sản phẩm  giúp tương tác lời nói- đặc tính này có vai trò như một trợ lý cá nhân được gọi là "Siri". Siri có thể được tuỳ chỉnh bằng cách sử dụng các ngôn ngữ và thành ngữ khác nhau (ví dụ: có 8 phiên bản tiếng Anh có sẵn với các giọng và phát âm đặc thù của quốc gia cho Úc, Canada, Đan Mạch, Ấn Độ, New Zealand, Singapore, Anh Quốc và Hoa Kỳ). Có lẽ các tính năng tuỳ biến hoặc cá nhân hóa khác cũng sẽ được giới thiệu (có thể là do người sử dụng lựa chọn tên và các đặc tính "nhận diện" khác). Siri thê hiện khả năng tiếp thị thiên tài của Apple khi có thể kiểm soát giọng nói và tương tác vốn đã không còn là các tính năng mới trên máy tính hoặc điện thoại. Chẳng hạn, điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Windows Mobile của Microsoft đã từng có 1 thời gian có chức năng rất giống Siri. Khi Apple tạo ra "trợ lý cá nhân" -Siri, nó cũng cung cấp các chức năng tương tự khác ngoài việc miêu tả tương tác giọng nói là điểm đặc trưng của đặc tính này, người tiêu dùng đã nhận thức được sự móc nối và hiểu sự tương tác giọng nói là gì. Apple dạy khách hàng sử dụng cử chỉ cảm ứng, bây giờ thì nó dạy cho họ cách nói chuyện với máy tính (trong một môi trường cụ thể khi đoạn tương tác đối thoại tiếng địa phương thì việc sử dụng ứng dụng này của Apple gần như được tận dụng triệt để). Hơn thế nữa, bởi vì Siri cho phép truy cập vào công nghệ Trí tuệ Nhân tạo của Apple, Apple giờ đây cũng có một phương tiện để nâng cao trải nghiệm người dùng - trong phạm vi sản phẩm hoàn thiện của nó - bằng những cách khá thiết thực trong tương lai.

Apple lại thâm nhập vào thị trường doanh nghiệp  thông qua hiệu ứng lan tỏa của IPhone và iPad

Trong những năm gần đây chiến lược của Apple phần lớn dường như tập trung vào thị trường doanh nghiệp. Công ty rất cẩn thận để duy trì giá trị thương hiệu của mình khi hợp tác với các doanh nghiệp: nó đã đánh dấu vị trí của thương hiệu của mình bằng cách tạo điều kiện cho sự lựa chọn việc sử dụng các thiết bị (chủ yếu là iPad và iPhone) của các cá nhân trong thế giới kinh doanh để các doanh nghiệp có thể đổi mới và phát triển các cách thức mới trong kinh doanh và cải thiện thế giới xung quanh họ. Apple cũng đã công bố mối quan hệ đối tác toàn cầu với IBM vào giữa năm 2014, Chúng ta sẽ thấy IBM sẽ đưa Pads và iPhone thâm nhập sâu hơn vào các doanh nghiệp lớn thông qua chương trình ​​của IBM MobileFirst. (Trường hợp tương tự xảy ra khi Apple hợp tác với Cisco năm 2015, và với SAP vào năm 2016).

Thị trường doanh nghiệp rất quan trọng đối với Apple trước đây :Một thời gian dài trước đây, Apple đã có một thị phần mạnh trong các công ty lớn.

Thời gian dài trước đây,(cuối những năm 1970) Apple II đã cho ra mắt trên thị trường chương trình bảng tính (VisiCalc). Mãi đến năm 1981, máy tính đầu tiên của IBM chạy hệ điều hành Microsoft (PC DOS) mới xuất hiện. Năm 1984, Microsoft lần đầu tiên tung ra bảng tính Excel khi giới thiệu sản phẩm Apple Mac, đó cũng đánh dấu sự hiện diện của Apple giữa các hệ thống kế toán và phòng tài chính. Các "ngành nghề sáng tạo" (đáng chú ý nhất là ngành công nghiệp xuất bản trên Desktop) luôn là một thị trường kinh doanh quan trọng cho Apple và Adobe là đối tác phần mềm chính của Apple trong lĩnh vực này.

Mặc dù Apple đã cạnh tranh không còn hiệu quả trong khối các doanh nghiệp những năm 1990, Apple Mac vẫn được sử dụng trong môi trường doanh nghiệp. Microsoft vẫn có một đội phát triển mạnh các ứng dụng hoàn toàn dành riêng cho phần mềm kinh doanh viết trên Apple Mac. Các phiên bản mới của Microsoft Office cho Apple Mac xuất hiện khoảng 2 năm trước khi chức năng tương tự cũng được cài đặt trong phiên bản tiếp theo của Microsoft Office cho hệ điều hành Windows.

Trong vài năm tới có vẻ như Apple sẽ tập trung tấn công lại vào thị trường các doanh nghiệp :Công ty đang thử nghiệm hoặc triển khai cung cấp thông tin cập nhật thường xuyên về 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ trên iPhone (đã cập nhật hơn 90%) và trên  iPad.

Apple đã giải quyết tất cả các vấn đề kỹ thuật trong việc tích hợp các sản phẩm iOS và OS X vào môi trường CNTT của các doanh nghiệp. Ví dụ, bắt đầu từ năm 2009, khi Apple cho ra mắt phiên bản "Snow Leopard" (phiên bản mới nhất của hệ điều hành Apple Mac), nó bao gồm các tính năng cho phép máy tính Mac hỗ trợ đầy đủ Microsoft Exchange. Điều này cho phép các phòng ban CNTT của công ty hỗ trợ người dùng trong các doanh nghiệp khi họ muốn sử dụng Apple Mac cho các khách hàng email chính của họ. Phiên bản Mac OS X Lion của Apple được ra mắt vào mùa hè năm 2011 bao gồm tất cả các chức năng cần thiết để sử dụng máy Mac như là một máy chủ nghiệp vụ.

Ngoài ra, Microsoft vẫn tiếp tục đưa ra các phiên bản tiên tiến của Microsoft Office cho Apple Mac,- một điều rất quan trọng- vào giữa năm 2008 Apple đã công bố nâng cấp phần mềm cho iPhone cho phép iPhone được hỗ trợ đầy đủ bởi các máy chủ email Microsoft Exchange. Các bộ phận CNTT của công ty bây giờ có thể bao gồm iPhone như các khách hàng email.

Một khía cạnh khác trong chiến lược của Apple có vẻ rõ ràng: lợi dụng mức độ nổi tiếng của iPhone và iPad để thâm nhập vào các tập đoàn lớn, bán thật nhiều các thiết bị đó và Apple Mac đã lại xuất hiện trên bàn làm việc Các doanh nghiệp lớn (hoặc có lẽ hiệu quả hơn - khi chúng cũng xuất hiện trong túi máy tính xách tay của các nhà quản lý cấp trung và cao cấp trong hầu hết các doanh nghiệp lớn). Đặc biệt là với iPhone và iPad và xu hướng mang thiết bị làm việc của riêng bạn lên công ty, người ta kỳ vọng rằng các thiết bị của Apple nên được hỗ trợ bởi các bộ phận CNTT và nhân viên thường xuyên đề xuất nhiều giải pháp kinh doanh mới và cải tiến có thể được kích hoạt bởi việc sử dụng Mac (đặc biệt sẽ rất hữu ích khi mà đường truyển thông tin tốt thậm chí trong lúc mà họ đang di chuyển).

Macbook Air và iPad được thiết kế rõ ràng cho thị trường kinh doanh cũng như cho người tiêu dùng và Apple tiếp tục thể hiện đăng cấp của thương hiệu khi dễ dàng thay đổi được trải nghiệm của khách hàng và sự yêu thích thương hiệu sản phẩm từ dòng sản phẩm này sang một dòng sản phẩm khác.

Trong năm 2015 Giám đốc điều hành của Apple, ông Tim Cook, đã phát biểu về những tham vọng của công ty khi muốn bán sản phẩm cho các công ty lớn và chiến lược xây dựng thương hiệu của Apple đang 1 lần nữa dần mở rộng sang thị trường doanh nghiệp.

Sau hiện tượng lan tỏa- dịch vũ lưu trữ dữ liệu đám mây

Bước tiếp theo trong chiến lược tiếp thị của Apple là Dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây Apple iCloud, cung cấp trải nghiệm liền mạch cho việc sử dụng và chia sẻ nội dung trên tất cả các thiết bị Apple của bạn (iPhone, iPod, iPad hoặc Mac). ICloud cho phép trải nghiệm "thông thường" để sử dụng nội dung trên tất cả các sản phẩm chủ đạo của Apple.

ICloud sẽ quyết định vị thế của công ty trong tương lai, nơi mà  trải nghiệm của khách hàng và đời sống kĩ thuật số vượt qua các thiết bị phần cứng mà họ sử dụng, và cho phép Apple mở rộng trải nghiệm thương hiệu tốt hơn các sản phẩm riêng lẻ. Apple đã đầu tư vào một trung tâm dữ liệu một triệu m2 của Apple ở miền Bắc Carolina. Trung tâm dữ liệu này cũng là trung tâm của Siri, trung tâm dữ liệu này là kho lưu trữ dữ liệu chính cho các dịch vụ iCloud của Apple, cho phép Apple đẩy mạnh thương hiệu khách hàng của mình vào một không gian thị trường rộng lớn hơn. Apple iCloud là một trong nhiều công cụ  mà Apple và Google đang nhanh chóng trở thành những đối thủ cạnh tranh khổng lồ.

iKnow Siri?

Có thể giả định rằng trợ lý cá nhân Siri của người dùng sẽ được sử dụng để thể hiện và tạo cảm giác trải nghiệm liên tục qua các thiết bị khác nhau ( bao gồm cả lúc đi ô tô), Siri dường như di chuyển với chúng tôi từ thiết bị này sang thiết bị khác. Ví dụ: Apple CarPlay cho phép hệ thống thông tin giải trí của ô tô sử dụng giao diện người dùng iOS quen thuộc khi iPhone được cắm, cho phép bạn kiểm soát nhiều ứng dụng và thiết bị của mình thông qua hệ thống thông tin giải trí hoặc bằng giọng nói và Siri (vì vậy bạn không cần phải chạm vào iPhone của bạn trong khi lái xe) .Sự trải nghiệm liên tục này trên các thiết bị sẽ có thể thực hiện được bởi vì Appie đang sử dụng iCloud để cung cấp cho khách hàng tính độc lập thiết bị và đồng bộ hóa nhiều thiết bị - vì vậy mà khi bạn dịch chuyển bất kỳ thiết bị nào của Apple, bạn vẫn có thể tiếp tục trải nghiệm đó trên các sản phẩm khác của Apple vì thiết bị mới sẽ "biết" những hành động bạn vừa mới kết thúc ở thiết bị cũ và có thể tìm lại các cuộc đối thoại như tin nhắn trò chuyện tại nơi bạn dừng sử dụng.

Apple Watch: Thương hiệu lớn và lời hứa thương hiệu

Việc sử dụng các thương hiệu Apple Pay và Apple Watch phản ánh sự mạnh  mẽ của thương hiệu Apple khi phát triển trong 10 năm qua. Tên của Apple Pay và Apple Watch mang tính mô tả và họ tận dụng hết sức mạnh của thương hiệu Apple trong mỗi loại sản phẩm mới mà Apple đang đưa ra thị trường.

Lời hứa thương hiệu khi mà ý nghĩa cái tên của Apple Pay và Apple Watch chứa đựng giờ đây lớn hơn hiệu ứng lan tỏa- theo cách mà Apple không thể làm được cách đây 10 năm. Bởi vì tính cách thương hiệu của Apple bây giờ rất  mạnh mẽ, kì vọng của chúng ta đã được thiết lập với bản thân sản phẩm phải sống theo lời hứa thương hiệu. Vai trò của họ là duy trì lời hứa thương hiệu, đúng hơn là thiết lập nó, vì nhiều sản phẩm -i cần của Apple cần làm được điều đó.

Chiến lược tiếp thị Apple Macintosh của Apple

Trường đại học Stanford đã xuất bản các tài liệu gốc và các hồ sơ ban đầu về chiến lược tiếp thị cho ra mắt Apple Macintosh năm 1984, bao gồm Chiến lược tiếp thị của Apple và kế hoạch giới thiệu sản phẩm Macintosh của Apple được viết bởi Regis McKenna.

Giờ đây đã ba thập kỷ kể từ khi Apple Macintosh ra đời (ngày 24 tháng 1 năm 1984). Apple đã chứng tỏ được bản thân và đạt được độ phủ sóng rộng lớn với Apple II, Apple đã chọn công khai  Apple Mac trên một trong những quảng cáo thương mại nổi tiếng nhất, được phát sóng trong quý thứ ba của Super Bowl XVIII vào ngày 22 tháng 1 năm 1984.

Nguồn : Theo SAGA.VN