Cấu Trúc Vốn Dành Cho Doanh Nghiệp Nhỏ

Uyên Hoàng
16/06/2020 - 07:00 4696     0

Cấu trúc vốn là gì? Bao gồm những phần nào? Cấu trúc vốn của doanh nghiệp nhỏ có gì đặc biệt? Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên cùng bài viết dưới đây.

 

Cấu trúc vốn bao gồm nợ dài hạn, nợ ngắn hạn cụ thể (ví dụ như giấy bạc ngân hàng), cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Chúng tạo nên nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển của một doanh nghiệp. Cấu trúc vốn chính là phần nằm phía bên phải của bảng cân đối kế toán.

Nói chung, cấu trúc vốn bao gồm nợ và vốn chủ sở hữu của công ty. Việc kết hợp sử dụng giữa vốn chủ sở hữu và nợ như thế nào phụ thuộc vào quyết định của ban quản trị và các bên liên quan mật thiết. Có nên huy động vốn vay nhiều hơn để kiếm được lợi nhuận cao hơn? Có nên huy động vốn vay để tránh rủi ro về nợ và phá sản?

Ví dụ, cấu trúc vốn của công ty XYZ là 40% nợ dài hạn (trái phiếu), 10% cổ phiếu ưu đãi và 50% cổ phiếu thường.

Vốn là gì?

Vốn cho một doanh nghiệp nhỏ chỉ đơn giản là tiền. Đó là khoản cấp vốn cho một doanh nghiệp nhỏ hoặc là khoản tiền được sử dụng để vận hành doanh nghiệp và mua tài sản. Chi phí vốn là chi phí để có được số tiền đó hoặc là khoản cấp vốn cho doanh nghiệp nhỏ. Chi phí vốn còn được gọi là lãi suất ngưỡng.

Các doanh nghiệp rất nhỏ có nên lo lắng về chi phí vốn của họ? Câu trả lời là tất nhiên là có rồi. Ngay cả các doanh nghiệp rất nhỏ cũng cần tiền để hoạt động và họ sẽ phải trả chi phí nhất định để có được số tiền đó. Các công ty sẽ muốn chi phí đó càng thấp càng tốt.

Vốn là số tiền mà các doanh nghiệp sử dụng để cấp vốn cho hoạt động của mình. Chi phí vốn chỉ đơn giản là tiền thuê nhà hoặc lãi suất. Để được cấp vốn, doanh nghiệp cần phải trả chi phí nào đó. Để hiểu về chi phí vốn, trước tiên bạn phải hiểu khái niệm về vốn. Vốn đối với các doanh nghiệp nhỏ có thể chỉ là khoản tín dụng của người cung ứng mà họ dựa vào. Đối với các doanh nghiệp lớn hơn, vốn có thể là khoản tín dụng của người cung ứng và những khoản nợ dài hạn hoặc nghĩa vụ nợ của công ty.

Nếu một công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng hoặc tiếp nhận các nhà đầu tư, thì vốn của nó cũng sẽ bao gồm vốn cổ phần hoặc cổ phiếu thường. Các tài khoản vốn chủ sở hữu khác sẽ bao gồm lợi nhuận giữ lại, vốn đã góp và có lẽ là cả cổ phiếu ưu đãi.

Tại sao vốn lại quan trọng?

Để xây dựng nhà máy mới, mua thiết bị mới, phát triển sản phẩm mới và nâng cấp công nghệ thông tin, doanh nghiệp phải có tiền hoặc vốn. Đối với mỗi quyết định như vậy, chủ doanh nghiệp hoặc Giám đốc tài chính (CFO) phải quyết định xem lợi tức đầu tư có lớn hơn chi phí vốn hay chi phí vay tiền đầu tư vào dự án hay không.

Chủ doanh nghiệp thường không đầu tư vào các dự án mới trừ khi lợi tức vốn mà họ đầu tư vào các dự án này lớn hơn hoặc ít nhất bằng với chi phí vốn mà họ phải sử dụng để tài trợ cho các dự án này. Chi phí vốn là chìa khóa cho tất cả các quyết định kinh doanh.

Chi phí vốn là gì?

Chi phí vốn của một công ty chỉ đơn giản là chi phí vay tiền mà công ty sử dụng để cấp vốn. Nếu một công ty chỉ sử dụng các khoản nợ hiện tại và nợ dài hạn để tài trợ cho hoạt động của mình, thì công ty đó sử dụng nợ và chi phí vốn thường là lãi suất cho khoản nợ đó.

Nếu một công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng và thu hút các nhà đầu tư thì chi phí vốn sẽ phức tạp hơn. Nếu công ty chỉ sử dụng vốn do nhà đầu tư cung cấp, thì chi phí vốn là chi phí vốn cổ phần. Thông thường, loại công ty này có nợ, nhưng nó cũng được cấp vốn bằng nguồn vốn chủ sở hữu hoặc tiền mà các nhà đầu tư cung cấp. Trong trường hợp này, chi phí vốn là chi phí nợ và chi phí vốn cổ phần.

Sự kết hợp giữa nợ và nguồn vốn của chủ sở hữu của một công ty chính là cấu trúc vốn của công ty.

 

 
Nguồn : THEO SAGA.VN
Uyên Hoàng
Uyên Hoàng