Vào năm 1975, một kỹ sư tên là Steve Sasson đã giới thiệu một công nghệ mới đối với nhân viên của mình. Một sản phẩm có kích thước của một máy nướng bánh mì, nhưng nó có thể chụp ảnh, không phải trên phim mà trên một cảm biến điện tử.
Hình ảnh được ghi vào băng cassette, có màu đen và trắng, và có độ phân giải 0,01 megapixel, và cuối cùng thì nó sẽ tạo ra cuộc cách mạng đối với thế giới mà chúng ta đang sống. Steve Sasson đã phát minh ra máy ảnh kỹ thuật số. Anh ta làm việc cho Kodak.
Kodak, nơi phát minh ra máy ảnh kỹ thuật số
Sự Trỗi Dậy
Ở nửa kia bán cầu, đối thủ lớn nhất của Kodak trong thế giới điện ảnh là Fuji. Vào năm 1970 Fuji - giống như Kodak, là một công ty nhiếp ảnh rất đa dạng - sản xuất không chỉ phim mà còn một loạt các phần cứng cho nhiếp ảnh, phục vụ cho cả người tiêu dùng và ngành công nghiệp. Trong khi Kodak nắm giữ vị thế độc quyền doanh thu về ảnh phim ở Mỹ, thì Fuji lại sở hữu những nhiếp ảnh gia Nhật Bản đầy đam mê. Tuy nhiên, họ đã vật lộn trong việc phá vỡ thị trường Mỹ.
Kodak hoàn toàn chiếm ưu thế trong thị trường béo bở của Mỹ
Một câu chuyện về hai quyết định
Công nghệ mà Steve Sasson trình diễn thực sự là một dấu ấn đỉnh cao. Những người có chuyên môn yêu thích nó, ban quản lý nghĩ rằng sản phẩm thật “dễ thương”. Chúng dễ thương thật, nhưng nó không phải là phim, và dĩ nhiên, Kodak vốn là một công ty điện ảnh. Ban quản lý bảo Steve Sasson hãy giữ im lặng về việc này. Rốt cuộc thì, một chiếc máy ảnh không có phim có thể làm hỏng doanh thu phim của họ. Về cơ bản, Kodak đã thất bại khi thấy sức mạnh của một nền tảng công nghệ đột phá.
Vào đầu thập kỷ 80, Fuji vẫn chưa thể cạnh tranh với Kodak – lúc đó Kodak đang giữ vị thế thống lĩnh trên thị trường phim Mỹ. Họ muốn tìm ra một ra một cơ hội và tận dụng nó. Thế vận hội Olympic 1984 chính là cơ hội,, Fuji đã tài trợ cho sự kiện này. Màu xanh của Fuji được tô điểm không chỉ trên toàn thành phố chủ nhà Los Angeles, mà trên mọi màn hình tivi trên thế giới. Fuji đã phá vỡ thị trường Mỹ.
Tài trợ cho Thế vận hội năm 1984, Fuji tấn công thị trường Mỹ thành công
Thập kỷ cuối cùng của máy phim
Khi đi vào bất kỳ cửa hàng máy ảnh nào trong những năm 1990, bất cứ nơi nào trên thế giới và tủ máy phim, bạn đều bị chi phối bởi hai màu sắc. Màu vàng của Kodak và màu xanh lá cây của Fuji. Hai cuốn phim của Kodak mang tính biểu tượng, Ektachrom và Kodachrom, đối đầu với sản phẩm mới của Fuji trên khối Velvia.
Tuy nhiên, cả hai công ty đã làm việc về khía cạnh hình ảnh kỹ thuật số. Năm 1988, Fuji tiết lộ DS-P, máy ảnh kỹ thuật số khả thi đầu tiên trên thế giới, nhưng không bao giờ bán ra thị trường. Năm 1991, Kodak đã tiết lộ Kodak DCS, hợp tác với Nikon.
Kodachrom và Ektachrom và Velvia là trận chiến của thập niên 90
Trong khi Fuji nhận ra rằng, kỹ thuật số sẽ trở thành một công nghệ tiêu dùng chủ đạo, Kodak bám vào ý tưởng rằng nó sẽ chỉ là một công nghệ thay thế hoặc hỗ trợ cho phim. Điều này thể hiện rõ nhất trong hệ thống Kodak Advantix Preview. Ra mắt vào năm 1996, đây là một chiếc máy ảnh dựa trên phim của Netherix, nhưng với màn hình LCD, cho phép bạn xem lại hình ảnh vừa chụp. Tuy nhiên, đến thời điểm này, cả Minolta và Casio đã ra mắt máy ảnh kỹ thuật đầy đủ tính năng, và năm 1997, Fuji đã cho ra mắt Fujix DS-300.
Các máy ảnh Kodak DCS đã nhắm thẳng vào các chuyên gia
Thiên niên kỷ mới, Chiến lược cũ
Đến đầu những năm 2000, Fuji đã có được một vị trí trên thị trường tiêu dùng kỹ thuật số với loạt sản phẩm FinePix. Chúng có giá cả khá phải chăng, dễ sử dụng, và thu hút không chỉ các nhiếp ảnh gia nói riêng mà cả người tiêu dùng nói chung.
Trong khi đó, Kodak vẫn nhìn thấy một tương lai với dòng phim, mặc dù thị trường đã định hình xu hướng mới. Họ bị trói buộc trong việc sản xuất phim và các vật dụng của hình ảnh dựa trên hóa chất, đến mức họ không thể thấy sự sụp đổ đang hiển hiện trước mắt. Mặc dù họ đã sản xuất một số máy ảnh kỹ thuật số cho người tiêu dùng, nhưng họ là những người nửa vời, không mang lại sự đổi mới nào.
Fuji, tuy nhiên, đã phát hiện ra rằng: thị trường máy ảnh kĩ thuật số DSLR sẽ không còn là một đấu trường chuyên nghiệp duy nhất. Vào năm 2000, họ đã phát hành FinePix S1 Pro. Họ sản xuất nó một cách khéo léo, dựa trên thân và khung của Nikon F60, do đó có thể tận dụng phạm vi khẩu quang học khổng lồ của Nikon. Công nghệ bên trong và cảm biến là của riêng Fuji. Dù dòng sản phẩm S Pro không phải là một thành công lớn, nhưng nó đã cho phép Fuji phát triển các công nghệ kỹ thuật số của mình, một chiến lược hỗ trợ cho việc phát triển mạnh trong tương lai.
Không phải là một thành công lớn nhưng chắc chắn là một khối xây dựng. Dòng S Pro
Cuộc đấu kết thúc
Trong những năm đầu của Thiên niên kỷ mới, Kodak vẫn đổi mới trong lĩnh vực kỹ thuật số, nhưng vẫn kiên định về hình ảnh nhựa nhiệt dẻo. Đến năm 2003, máy ảnh kỹ thuật số bắt đầu bán chạy hơn phim, nhưng đối với Kodak thì đã quá muộn. Sau khi mất tiền, họ nộp các đơn kiện phù phiếm cho những vi phạm về bằng sáng chế, thay vì tung ra một sản phẩm để đánh dấu sự trở lại của mình.
Vào năm 2007, Apple đã ra mắt iPhone, và đã tạo ra xu hướng chụp ảnh mới bằng điện thoại thông minh. Điện thoại thông minh bắt đầu giết chết thị trường máy ảnh kỹ thuật số nhỏ gọn, thị trường duy nhất mà Kodak còn tiềm năng.
Trong khi đó, Fuji dường như đã nhận ra sự sụp đổ của dòng máy compact. Trong khi duy trì một loạt các máy ảnh compact, Fuji đã quay trở lại cội nguồn nhiếp ảnh của mình, và bắt đầu phát triển một máy ảnh nhỏ gọn thực sự dành cho nhiếp ảnh gia. Được phát hành vào năm 2011, X100 khá đắt , chỉ có bản giới hạn, nhưng được chế tạo và thiết kế rất tinh xảo. Nó tạo tiền đề cho Fuji trên con đường đến với dòng sản phẩm X rất được hoan nghênh, và đưa công ty trở lại vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp nhiếp ảnh.
Máy ảnh của một nhiếp ảnh gia cho thời đại kỹ thuật số. Fuji X100
Chỉ 11 tháng sau thời điểm phát hành của Fuji X100, Kodak đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 trong Luật Phá sản của Mỹ. Ngày nay, cái tên nổi tiếng một thời của Kodak vẫn tồn tại, khi một công ty công nghệ nhỏ hơn nhiều tập trung vào công tác xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp.
Vào tháng 9 năm 2018, Kodak đã phát hành một sản phẩm mới cho các nhiếp ảnh gia. Nó được gọi là Ektachrom, và là sự hồi sinh của dòng phim trong suốt 35mm mang tính biểu tượng của công ty. Ta vẫn còn phải xem, cuối cùng thì, niềm tin của Kodak vào celluloid (một nhóm các hợp chất được tạo ra từ nitrocellulose và long não, có thêm thuốc nhuộm và các tác nhân khác) có được đền đáp hay không. Tôi khác chắc rằng sự trớ trêu ở đây đã suy giảm được kha khá rồi.
Và rồi, chúng tôi đã đặt niềm tin vào sản phẩm ban đầu của mình